Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.
Nguồn: Internet

An Dương Vương - Thục Phán từ góc nhìn của người sưu tập cổ vật, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6(89). 2011

Thủa còn đi học tôi đã đặc biệt chú ý đến câu chuyện thần thoại về An Dương Vương Thục Phán và chiếc nỏ thần, “một phát sát vạn người”. Chuyện lại lồng thêm mối tình vương giả giữa chàng thái tử hào hoa Trọng Thủy và nàng công chúa khả ái My Châu. Nhưng đoạn kết bi thảm của chuyện đã để lại thương tiếc cho không biết bao nhiêu thế hệ học sinh thủa ấy.

Dấu tích cảng bến - Thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát thực địa và tư liệu văn hóa) (Tiếp theo và hết)
Địa chí15/09/2023

Dấu tích cảng bến - Thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát thực địa và tư liệu văn hóa) (Tiếp theo và hết)

2. Vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII - XVIII qua tư liệu văn bia. Văn bia vùng hạ lưu sông Thái Bình được chúng tôi lựa chọn phân tích bao gồm 266 tấm bia (21) của 140 xã thôn bên bờ các dòng sông Luộc, sông Mía, sông Thái Bình, sông Văn Úc thuộc các huyện Tiên Minh, An Lão, Nghi Dương, Tứ Kỳ của trấn Hải Dương thời Lê (tương đương khu vực thuộc các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay). Như vậy, trung bình mỗi xã ở khu vực này có 1.9 bia. Nếu chỉ tính các làng xã có văn bia thì trung bình có 3.8 bia/1 đơn vị làng xã (con số này ở Kinh Bắc chỉ có 3.2) (22). Trong tổng số các đơn vị hành chính, số làng xã có văn bia chiếm gần 50% (trong khi đó trên toàn bộ trấn Kinh Bắc số làng xã có văn bia chỉ chiếm 28,4%) (23) tổng số các đơn vị xã thôn.

Đặng Đức Siêu, Vị Thượng thư Bộ Lễ đầu tiên của nhà Nguyễn, Nghiên cứu và Phát triển số 2 (79)
Gia phả13/09/2023

Đặng Đức Siêu, Vị Thượng thư Bộ Lễ đầu tiên của nhà Nguyễn, Nghiên cứu và Phát triển số 2 (79)

Năm nay vừa tròn 260 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Đặng Đức Siêu (1750-1810), để hướng về tổ tông và tưởng nhớ vị Thượng thư Bộ Lễ đầu tiên của triều Nguyễn, chúng tôi mạn phép viết đôi dòng về thân thế và sự nghiệp của ngài.

Nguồn: Internet
Lễ Hội12/09/2023

Hát bóng rỗi và tín ngưỡng nữ thần ở Nam Bộ, Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137). 2017

Hát bóng rỗi là loại hình nghệ thuật tổng hợp có chức năng thực hành nghi lễ tại cơ sở tín ngưỡng nữ thần ở Nam Bộ. Trong cuốn Gia Định thành thông chỉ của Trịnh Hoài Đức biên soạn đầu thế kỷ XIX có đề cập tới thói quen: “tin việc đồng bóng, kính trọng nữ thần như bà Chúa Ngọc, bà Chúa Động; quen gọi các phu nhân tôn quý bằng bà: bà Thủy Long, bà Hỏa Tình, cô Hồng, cô Hạnh…” (1) của người Gia Định. Còn sách Đại Nam nhất thống chí viết: ở tỉnh Định Tường thường “hay dùng cô đồng mùa hát, lấy làm vui thích”. (2)

Nguồn: Internet

Thánh mẫu Liễu Hạnh, từ vị chúa đến thần chủ đạo mẫu Việt Nam, Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2010

Có lẽ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị Nữ thần - Thánh Mẫu được dân gian truyền tụng với nhiều huyền thoại, truyền thuyết và cũng là vị thần linh được các nhà văn, thơ Nho học để công san định thần tích, thần phả, thể hiện trên các bi ký, các tác phẩm viết bằng chữ Hán Nôm. Theo thống kê sơ bộ, đến nay có gần 100 đầu sách và tư liệu viết về Bà, trong đó có các tư liệu Hán Nôm, chữ quốc ngữ và các thứ ngôn ngữ nước ngoài, nhiều nhất là tiếng Pháp, Anh, trong đó đặc biệt quan trọng là các nguồn tư liệu cổ Hán Nôm (1).

Hoàng Việt nhất thống dư địa chí: Khẳng định cương vực quốc gia trong bộ địa chí của triều Nguyễn
Tin tức khác05/09/2023

Hoàng Việt nhất thống dư địa chí: Khẳng định cương vực quốc gia trong bộ địa chí của triều Nguyễn

“Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” là một thư tịch chính thống khẳng định cương vực quốc gia, tỏ rõ ý thức độc lập của dân tộc Việt Nam tự cường đầu thế kỷ XIX.

Về dòng họ Phí ở Việt Nam, Nghiên cứu Lịch sử số 2 năm 2008
Gia phả01/09/2023

Về dòng họ Phí ở Việt Nam, Nghiên cứu Lịch sử số 2 năm 2008

Họ Phí ở Việt Nam - một dòng họ hiếm, có số lượng khiêm tốn so với một số dòng họ khác, nhưng có những đóng góp quan trọng cho đất nước trong nhiều thế kỷ qua. Họ Phí ngày nay có mặt ở khắp nơi trong nước cũng như nhiều nơi ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ Phí chỉ tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Thanh Hóa và các tỉnh thành khác: Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang... Họ Phí ở Việt Nam có từ khi nào? Ở đâu? Quá trình phân tán thế nào? Ai là ông tổ của họ?... Để có câu giải đáp thỏa đáng, đây thực sự là vấn đề khó khăn. Các công trình nghiên cứu về dòng họ này chưa từng có, mặc dù trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam có đề cập đến một số danh nhân họ Phí - chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau. Hiện nay, có một số ý kiến rất khác nhau về nguồn gốc họ này, ngay cả trong nội tộc họ Phí. Chúng tôi điểm qua vài nét như sau.

Nguồn: Internet
Địa chí25/08/2023

Hội An - Di sản văn hóa thế giới, Nghiên cứu lịch sử số 4 (2004)

Sau khi gia nhập Công ước Di sản thế giới năm 1987, đến nay Việt Nam đã có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới (vật thể và phi vật thể) và Di sản thiên nhiên thế giới, trong đó Hội An là Di sản văn hoá thế giới được công nhận vào ngày 4-12-1999 (1). Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu và nhận thức qua nhiều thập kỷ của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, trong đó có nhiều cống hiến quan trọng của các học giả Nhật Bản.

Nguồn: Internet
Lễ Hội23/08/2023

Lên đồng, Tạp chí Di sản Văn hóa số 7 (năm 2004)

Người Pháp, người Việt Nam đã viết rất nhiều về lên đồng. Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ngô Đức Thịnh đã tổng hợp những thành quả đó trong cuốn Hát văn, ấn hành năm 1992. Tôi chỉ đề cập đến 3 tư liệu đã công bố khác mà thôi.

Nguồn: Internet

Đền Đông Cuông - Một điểm khởi đầu của tục thờ nữ thần Việt, Số 3 (16) - 2006 - Di sản văn hóa vật thể

Vượt qua “thời gian chiêm bao” mà tư duy con người còn chìm trong không gian hoang dã với hiện tượng thờ các lực lượng "hồn nhiên" như cây cỏ, đất đá, một khúc của ngã ba sông,... để rồi con người tiến lên xây dựng một tổ chức mang tính xã hội. Trên đường đi đó dần dần con người định hình nhân dạng cho các thần linh mà trong đó một vị thần linh cơ bản đầu tiên là nữ thần. Có thể tin được điều đó, bởi trong buổi hồng hoang, sự phân công lao động sớm nhất là phân công lao động nam - nữ. Nam thì săn bắn/bắt, công việc này bấp bênh, hôm được hôm không, thiếu tính chất thường xuyên để đảm bảo cuộc sống. Còn nữ giới với hái lượm rau củ trong rừng, đó là lương thực cơ bản để nuôi sống gia đình. Mặc nhiên vai trò của nữ trở nên cực kỳ quan trọng, do đó đã dẫn đến một hiện tượng khi nhân dạng hóa thần linh thì vị thần đó tất yếu mang dạng nữ. Khởi đầu, người Việt trông cậy vào của cải được thu lượm từ rừng nên người ta tôn trọng thần rừng, hội các điều kiện lại thì vị thần nhân dạng đầu tiên có thể nghĩ được là bà chúa rừng với nhiều chức năng khác nhau - Trước hết là thần của cải - Trong quá trình tồn tại, người ta hội dần vào bà nhiều chức năng, đầu tiên là bà “mẹ Thiêng liêng" với quyền năng vô bờ bến; một bà “mẹ Thế gian”, bởi người ta coi từ bà mà muôn loài nảy sinh và phát triển. Đồng thời bà là một thần linh đứng đầu bách thần nên bà còn mang tư cách là một đấng “vô cùng” - người Việt đã dần hội tất cả những gì linh thiêng liên quan vào chính bà Đông Cuông - một bà mẹ vũ trụ khởi nguyên của người Việt.

Nguồn: Internet
Gia phả16/08/2023

Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về con đường cứu nước ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, Nghiên cứu Lịch sử, số 4. 2009

Cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương châm của ông là nghiên cứu kỹ “quốc sử” (lịch sử dân tộc) và “quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời”. Với phương châm và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: nước Đại Nam muốn bảo vệ độc lập thì phải thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương và tiến hành canh tân đất nước.

Nguồn: Internet
Lễ Hội14/08/2023

Về yếu tố nước trong lễ hội Ok-om-bok của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (76). 2009

Ok-om-bok là lễ hội lớn sau lễ hội Chol-chnam-thmay của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu như Chol-chnam-thmay là lễ hội mừng năm mới và diễn ra vào đầu mùa mưa (giữa tháng 4 dương lịch) thì lễ hội Ok-om-bok được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, thời điểm vừa thu hoạch vụ lúa mùa xong và là cao điểm của mùa nước lũ trong năm.