Năm 1995 được Unesco công nhận đảo Phục Sinh là Di sản thế giới. Nổi tiếng thế giới với gần 900 bức tượng Moai khổng lồ nằm rải rác quanh đảo. Đảo thu hút rất nhiều du khách yêu thích khám phá, tìm tòi và bị hấp dẫn bởi nền văn minh cổ xưa của Nam Mỹ.
Những bức tượng Moai do tộc người Rapa Nui cổ tạo ra từ tro của núi lửa và dựng lên có trọng lượng lên đến 270 tấn, chiều cao từ 3m-21m. Moai được sắp xếp, bố trí một cách khoa học và mỹ thuật rải rác trên khắp đảo. Người Rapa Nui đã sống tách biệt với thế giới và biến mất hoàn toàn bí ẩn vào thập niên 1860 bỏ lại một số công trình còn dang dở.
Trước đây, người ta vẫn tin rằng Moai chỉ có phần đầu với một số bức tượng được đội mũ và thêm phần vai. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện phần thân chìm của những bức tượng được chôn vùi dưới lòng đất có những dòng chữ trạm khắc như một bức tranh đá. Đây là dấu tích quan trọng chứa đựng nhiều bí ẩn về nền văn minh trên hòn đảo này.
Xung quanh vấn đề vì sao người Rapa Nui có thể điêu khắc được những bức tượng với kích thước và trọng lượng khổng lồ. Cùng cách di chuyển chúng đặt khắp nơi trên đảo vẫn chưa có ai lý giải được. Đây vẫn là câu hỏi làm đau đầu những nhà khoa học.
Trước khi được biết tới với tên đảo Phục Sinh, hòn đảo này còn được gọi là “Te Pito o Te henua” – Cái rốn của trái đất. Những cái tên này bắt nguồn từ một hòn đá với hình tròn hoàn hảo, bề mặt nhẵn và phát ra từ tính rất mạnh khiến mọi la bàn đều không hoạt động khi đặt gần.
Nguồn: dulichhoanmy.com
Lễ hội tôn giáo vốn có những nét riêng được hình thành và gắn liền với mỗi tôn giáo trong mối quan hệ khăng khít, dung hợp với văn hóa truyền thống bản địa. Vì vậy, đối với lễ hội của Phật giáo cũng không là ngoại lệ, khi Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc từ những thế kỷ đầu Công nguyên cho đến hôm nay như một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, phong phú và đa dạng từ lễ thức đến lễ tiết, mang dấu ấn văn hóa đặc trưng vùng miền. Chính từ đó, Phật giáo Huế trong dòng chảy văn hóa này đã tạo nên những nét đặc trưng, khi nơi đây từng là “kinh đô Phật giáo”, thấm đẫm tinh thần Phật giáo trong lối sống, ứng xử của con người Huế...
Nabataea, một vương quốc Arab cổ đại, đã xây dựng hệ thống thu gom và phân phối nước vẫn còn sử dụng được sau hàng nghìn năm.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng đất Đào Động xưa, thời Hùng Vương thuộc về bộ Thang Tuyền; thời Lý - Trần thuộc phủ Long Hưng, cuối thời Trần thuộc Hà Côi, phủ An Tiêm; thời Lê thuộc tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, phủ Thái Bình. Từ năm 1890, thuộc về huyện Phụ Dực. Năm 1969, theo quyết định phân chia lại làng xã của UBND tỉnh, Đào Động thuộc về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.