Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

THIẾT KẾ, PHỤC DỰNG LỄ HỘI

Thiết kế, tư vấn xây dựng các lễ hội truyền thống và hiện đại.

I. LỜI DẪN

Lễ hội ở Việt Nam là một dạng thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo mang tính cộng đồng có sự liên kết vô hình bởi tâm thức văn hóa chung, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Lễ hội có tính biểu tượng, ra đời và gắn bó với cuộc sống của con người nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện niềm tôn kính, nhu cầu hưởng thụ cảm xúc từ văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, vừa nuôi dưỡng đời sống tâm thức, vừa động viên đời sống hằng ngày có phẩm chất của họ. Do vậy, Lễ hội vừa bao hàm tính thiêng liêng, vừa mang tính thế tục.

 

Lễ hội được cấu thành bởi hai yếu tố: Lễ Hội. Lễ được hiểu là khuôn mẫu, phép tắc mà người xưa đã đặt ra để người đương thời và các thế hệ sau thể hiện niềm tôn kính và trân quý trong sự đối đãi với bản thân, với những người xung quanh và trong các mối liên hệ cộng đồng khác. Lễ cũng được hiểu là một tập hợp có hệ thống những nghi thức được tiến hành nhằm ghi nhận một cách sâu sắc hoặc tưởng nhớ một cách quý kính một sự kiện có ý nghĩa liên quan tới một nhân vật, một cộng đồng hoặc một thực thể văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo nào đó. Hội trong Lễ hội được hiểu là sinh hoạt văn hóa được tổ chức để đáp ứng nhu cầu cảm xúc của đông đảo người tham dự Lễ, có thể bao gồm các tích trò theo phong tục địa phương hoặc được thiết kế theo một quy chuẩn nhất định. Do đó, Lễ hội là một hoạt động mang tính chỉnh thể trong đó hai yếu tố LễHội được đan xen, hoà quện vào nhau.

 

Thông qua các hoạt động lễ hội, con người vừa phản ánh cuộc sống, ước vọng của mình, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, sự tưởng nhớ đến cội nguồn, đến những người có công với làng, với nước.

 

Có thể nói rằng, lễ hội là một kho tàng hàm chứa những giá trị lịch sử, về văn hoá, nghệ thuật, luân lý, triết học,… của người xưa truyền tải lại cho các thế hệ con cháu sau này. Nhìn vào các hoạt động diễn ra trong lễ hội, chúng ta có thể thấy bóng dáng của những sinh hoạt đời thường; phương thức lao động, sản xuất của cha ông trong lịch sử; thấy được dấu ấn của những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc; thấy được mong ước, sự khát vọng về một cuộc sống no đủ và bình yên của những người lao động; thấy được những thông điệp từ quá khứ của cha ông về những truyền thống tốt đẹp như: “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, yêu quê hương đất nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm,…

 

Tuy nhiên, với sự biến động của lịch sử cũng như sự phát triển của xã hội đã làm cho nhiều loại hình lễ hội dân gian bị biến dạng hoặc mất đi. Đó là những mất mát không thể đong đếm được đối với những thế hệ sinh ra mà không được đắm chìm vào không khí lễ hội của làng, của nước như những câu dân ca thường được truyền miệng:

“Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy

Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La

Ấy ngày mồng sáu tháng ba

Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”

“Chết thì bỏ con bỏ cháu

Sống thì không bỏ mồng sáu tháng giêng (Lễ hội Cổ Loa)”

“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”

“Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

“Ai về Châu Đốc đừng quên

Nhớ vào Bảy Núi mà xem đua bò”

….

Mặc dù những lễ hội vẫn đang diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam vào các mùa trong năm, nhưng việc khảo cứu và phục dựng lễ hội - vừa mang trọn vẹn các giá trị truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu đúng đắn cho tâm thức con người hiện đại và khơi nguồn mạch trong lành cho tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng của các thế hệ tương lai - vẫn là một việc làm vô cùng cần thiết và quý báu. 

 

Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam ra đời một phần vì những lý do trên với giá trị: Thiết kế và phục dựng các lễ hội truyền thống và hiện đại xin được đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân.

 

II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ, PHỤC DỰNG LỄ HỘI

1

Khảo sát lễ hội đã diễn ra tại địa phương

2

Khảo sát cơ sở thờ tự liên quan tới lễ hội

3

Khảo cứu thần tích, điển chế và sắc phong, hành trạng các nhân vật được thờ tự

4

Khảo cứu các nghiên cứu về lễ hội của địa phương và khu vực xung quanh đã được xuất bản

5

Xây dựng khung chương trình lễ hội

6

Nhân sự trực tiếp tham gia lễ hội

7

Biên soạn khoa văn sử dụng trong lễ hội

  • Văn khấn cáo
  • Văn khai hội
  • Văn khấn tạ
8

Thể thức thỉnh chuông trống trong lễ hội

9

Đồ lễ dâng cúng trong lễ hội

10

Âm nhạc sử dụng trong lễ hội

11

Hèm

12

Trò chơi truyền thống

13

Truyền thông lễ hội

14

Thống nhất các nội dung với Đại diện địa phương

15

Hiệu đính bởi chuyên gia

16

Xin giấy phép xuất bản và in ấn (theo yêu cầu của đối tác), số hoá dữ liệu (Media, website,…).

(Tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và khảo sát sẽ xây dựng Đề cương chi tiết theo yêu cầu và nguyện vọng của các đối tác)

Địa chỉ:

59 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

Sử dụng mẫu bên dưới hoặc gửi mail cho chúng tôi.