Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

THIẾT KẾ GIA PHẢ DÒNG HỌ

Thiết kế, biên soạn gia phả, lịch sử gia đình, dòng họ

I. LỜI DẪN

 

Gia phả (chữ Hán phồn thể là 家譜, giản thể là 家谱) hay còn gọi là gia phổ, là một khái niệm gốc từ âm Hán Việt. Trong đó “Gia” có nghĩa là gia đình, gia tộc, họ tộc và “Phả” (Phổ) mang ý nghĩa là một bản ghi chép về dòng họ và con người với những hành trạng và điểm mốc thời gian liên quan, theo thứ tự từng đời. Thứ tự các đời bắt đầu từ vị Tổ khai gia mở tộc cho tới những những người mới sinh đương thời, trong đó thông tin của từng vị nam được ghi trước, thông tin vợ con được ghi sau. Họ tên (bao gồm cả tên húy, tên thụy, tên hiệu), ngày sinh, ngày mất (kỵ nhật), nghề nghiệp, quan hệ hôn nhân, con cái, địa chỉ (phần mộ) và các sự kiện quan trọng khác được biên chép một cách trung thực và rõ ràng.

Tùy theo quy mô và cách viết mà gia phả còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như Tộc phả (Tộc phổ), Phả ký, Phả chí, Phả hệ, Phả truyền. Các gia đình hay họ tộc thường tổ chức viết gia phả để duy trì và thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc và truyền thống gia đình của mình. Đối với hoàng gia và hay danh gia vọng tộc thì gia phả của họ gọi là Ngọc phả hoặc Thế phả để thể hiện uy tín và quyền lực của dòng họ đó trong lịch sử.

Thông qua gia phả, các lớp hậu thế có thể hiểu rõ hơn về ngọn nguồn huyết thống đang chảy trong tim mình, về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình, cũng như những đóng góp của tổ tiên cho xã hội và đất nước. Gia phả cũng là một công cụ hữu hiệu giúp con cháu phát hiện ra những họ hàng xa gần, tìm kiếm những người có quan hệ máu mủ với mình, và duy trì sự gắn kết và liên lạc giữa các thành viên trong gia đình. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, gia phả còn giúp cho chúng ta phát hiện được những đặc điểm di truyền, bệnh tật, tính cách và sở trường cũng như sở đoản của thế hệ hiện tại trong mối quan hệ di truyền với những người trong dòng họ, từ đó có thể chủ động phòng ngừa hoặc điều trị những vấn đề sức khỏe của thân và sức khỏe tinh thần.

Gia phả giúp các thế hệ con cháu trân trọng và tự hào về những giá trị văn hoá tôn giáo truyền thống của của gia đình, dòng họ và dân tộc mình, đồng thời tiếp tục củng cố và truyền bá chúng cho các thế hệ sau. Không chỉ có giá trị trong phạm vi gia đình, dòng họ, gia phả còn là một tư liệu lịch sử quan trọng để giúp các thế hệ hiểu được những diễn biến lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội qua các thời kỳ khác nhau, và cách thức ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của gia đình, dòng họ trong quá khứ. 

Có thể thấy rằng gia phả là một miền lưu giữ những tri thức vô giá về lịch sử gia đình, tộc người và dân tộc. Bằng cách nghiên cứu và bổ sung gia phả, người ta không chỉ tôn vinh được công ơn của tổ tiên, mà còn góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

Với truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nhằm đáp ứng nhu cầu lập dựng gia phả ngày càng lớn của các dòng họ, gia tộc Việt, cũng như cung cấp cho các bạn hiểu biết về lịch sử, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của gia đình và dân tộc, Trung tâm khảo cứu và biên soạn địa chí Việt Nam ra mắt dịch vụ Tư vấn thiết kế gia phả.
 

II. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN GIA PHẢ

1

Gặp đối tác, đại diện dòng họ để trao đổi nội dung và công việc cần thực hiện.

2

Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, Khảo sát dòng họ

  • Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn sâu.
  • Gặp mặt đại diện địa phương, đối tác (1 hoặc nhiều lần).
  • Khảo sát chung toàn bộ địa hình của địa phương.
  • Thu thập tư liệu thư tịch liên quan tới cộng đồng (gia phả, thần tích, bi ký, ngọc phả, sắc phong.v.v.).
  • Khảo sát các di sản hiện còn tại cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, từ đường, đền, phủ.v.v.).
3

Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, Khảo sát dòng họ

  • Khảo cứu tư liệu Hán Nôm, tư liệu đã công bố, xuất bản
  • Dịch thuật và chú giải gia phả Hán Nôm
  • Khảo cứu tư liệu Hán Nôm có ở địa phương liên quan tới dòng họ.
  • Hiệu đính bản dịch
4

Đọc duyệt bởi đại diện dòng họ (Hội đồng gia tộc, trưởng họ, trưởng chi)

5

Bổ sung và chỉnh sửa

6

Hiệu đính bởi chuyên gia

7

Xin giấy phép xuất bản và in ấn (theo yêu cầu của đối tác), số hoá dữ liệu (Media, website,…).

Dự kiến Nội dung gia phả:

Lời tựa gia phả

 

Chương 1: Lịch sủ dòng học và thế thứ các đời

  • Thủy tổ
  • Lần lượt từng chi, bắt đầu từ chi trưởng
  • Trong mỗi chi, thứ tự từ cao xuống
  • Mỗi vị: tên khai sinh, tên thụy, tên hiệu, giỗ chạp (ngày, người giỗ), vợ (vợ cả, vợ thứ), con, phần mộ (vị trí, thiết kế)
  • (Sơ đồ hoá)

 

Chương 2: Những nhân vật tiêu biểu

  • Mỗi vị đã có thông tin cơ bản ở phần thế thứ, phần này đi sâu giới thiệu chung gia cảnh, chịu ảnh hưởng như thế nào
  • Hành trạng sự nghiệp.

 

Chương 3: Văn bản nghi thức liên quan tới dòng họ

  • Văn khấn Tổ
  • Hành trạng sự nghiệp.
  • Văn khấn tại gia

 

Chương 4: Quy ước và văn hoá dòng họ

  • Các quy định của dòng họ như: đóng giỗ, khuyến học, ….
  • Hoành phi, câu đối, di chỉ Hán Nôm tại nhà thờ....v.v

 

Phụ lục: Ảnh (nhà thờ, ban thờ, trưởng họ, trưởng chi, phần mộ tổ) (Tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và khảo sát sẽ xây dựng Đề cương chi tiết theo yêu cầu và nguyện vọng của các đối tác)

(Tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và khảo sát sẽ xây dựng Đề cương chi tiết theo yêu cầu và nguyện vọng của các đối tác)

Địa chỉ:

59 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

Sử dụng mẫu bên dưới hoặc gửi mail cho chúng tôi.