Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

BIÊN SOẠN LỊCH SỬ

Biên soạn lịch sử: Cá Nhân, Gia Đình, Tổ Chức, Đền, Chùa, Miếu Mạo

I. LỜI DẪN 

Lịch sử - với tư cách là một thực thể, là tổng hòa trọn vẹn của tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, lưu dấu những bước chân tiến bước tới hiện tại của con người. Chính vì thế, lịch sử cho con người ta biết vì sao mình đến được đây, vì sao mình hiện diện trong hình hài này, tâm thái này, với phẩm chất này, bản sắc này và với khuynh hướng đi tới vô cùng đặc biệt và riêng có.

Lịch sử thời hiện đại - với tư cách là bản ghi chép, không chỉ là hệ thống những sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm liên quan tới con người trong quá khứ, mà còn bao hàm những nguyên nhân, thành tựu, hệ quả và ý nghĩa của các sự kiện, nhân vật, hiện tượng đó. Nhìn vào đó, con người thời hiện đại tìm thấy sự gắn kết với chính mình trong chiều dài của dòng chảy huyết thống, dòng chảy tâm thức và dòng chảy văn hóa đang êm đềm hay cuồn cuộn chảy trong cơ thể mình. Từ đó, con người tìm thấy cảm hứng cho những bước chân vững chãi vào tương lai tươi sáng. Đồng thời con người cũng tìm thấy nguồn động lực vượt qua những khó khăn và sự vững vàng trước những lay động của các ngọn gió đời. 

Tuy nhiên, việc ghi chép lịch sử không hề đơn giản hay dễ dàng. Người chép sử đòi hỏi phải có sự khảo sát, phân tích và đánh giá các nguồn tư liệu khác nhau, từ văn bản, hình ảnh, âm thanh, nhân vật cho đến các di tích, hiện vật, di sản,…. Lịch sử luôn đòi hỏi sự trung thực, khách quan và công bằng trong việc trình bày và truyền đạt và đánh gia thông tin. Vì vậy cần phải có sự phản biện, so sánh và tổng hợp các quan điểm và lập luận khác nhau, từ các nhà sử học, chuyên gia, nhà nghiên cứu cho đến các nhân chứng, nhân vật, bên liên quan.
 

Một trong những vấn đề lớn nhất của việc ghi chép lịch sử hiện nay là thiếu nguồn sử liệu đáng tin cậy. Do các nhân tố về thiên nhiên, sự chuyển biến của các quan niệm nhận thức, nhu cầu và hành vi của con người mà nơi lưu dấu của các sử liệu bị mai một, thất lạc hay có sự thay đổi, hoặc thậm chí là có sự thay thế hoàn toàn. Từ đó, dấu ấn của hiện thực lịch sử không còn được nguyên vẹn, mờ nhạt hoặc mất đi vĩnh viễn. Điều này khiến cho việc tìm kiếm và phân tích các nguồn tài liệu trở nên khó khăn và mất thời gian. Ngoài ra, có những nguồn tài liệu bị mất tích, hư hỏng hay bị cấm lưu hành do các yếu tố chính trị, xã hội hay tự nhiên. Điều này làm giảm khả năng truy cập và sử dụng các nguồn tài liệu trong ghi chép lịch sử.
 

Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm và nhận thức chưa đầy đủ của xã hội đối với lịch sử khi cho rằng: lịch sử thì khô khan, nhàm chán và ít có ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại; việc ghi chép lịch sử là việc của nhà nước, không phải việc của mỗi cá nhân nên không quan tâm đến các công trình ghi chép lịch sử. Điều này làm giảm giá trị và vai trò của ghi chép lịch sử trong xã hội.
 

Việc ghi chép lịch sử là việc làm rất quan trọng và cần thiết, đó không chỉ là công việc của nhà nước hay tổ chức riêng biệt nào mà là công việc, hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà các thế hệ trẻ dành nhiều sự quan tâm hơn đến những vấn đề kinh tế, khoa học nghệ, AI,… hơn là lịch sử và văn hoá dân tộc.
 

Mỗi phút trôi qua, mỗi giây trôi qua là lịch sử dày thêm một trang giấy, mỗi thời mỗi khắc là các thế hệ cao niên về với lịch sử càng nhiều. Nếu không có sự ghi chép lại lịch sử, hậu sinh chẳng thể tiếp diễn được truyền thống, văn hóa cổ truyền và thuần phong mỹ tục sẽ bị hòa tan trong nền văn hóa đại chúng. Do vậy, việc ghi chép lại lịch sử (cá nhân, tổ chức, làng mạc, đình đền, chùa miếu,…) lưu giữ hồn cốt của quê hương qua dấu mốc thời gian lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
 

Trung tâm khảo cưú và biên soạn địa chí Việt Nam ra đời nhằm góp một phần của mình vào tiến trình lịch sử nói chung. Các Cá nhân, Tổ chức, Cơ sở tôn giáo ( Đình, Chùa, Miếu, Mạo..) có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!

 

II. Quy trình biên soạn tiểu sử, lịch sử cá nhân, dòng họ

1

Gặp đối tác, cá nhân và dòng họ để trao đổi nội dung và công việc cần thực hiện.

2

Khảo sát và tra cứu, sưu tầm tư liệu liên quan đến cá nhân, dòng họ

3

Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn điền dã.

4

Điền dã thực địa và xây dựng cây phả hệ

  • Phỏng vấn, trao đổi và chọn lọc thông tin biên soạn đối với từng cá nhân, dòng họ, lịch sử dòng họ
  • Những đóng góp của cá nhân, dòng họ đối với dòng họ, địa phương, cộng đồng xã hội.
5

Tiến hành trao đổi với cá nhân, dòng họ để hoàn thiện đề cương và nội dung biên soạn

6

Tiến hành xử lý thông tin, biên soạn và hoàn thiện bản thảo

7

Thông qua bản thảo dự kiến đến cá nhân, dòng họ

8

Xin giấy phép xuất bản và in ấn (theo yêu cầu của đối tác), số hoá dữ liệu (Media, website,…).

Đề cương dự kiến gồm các nội dung chính (Có thể điều chỉnh hợp lý theo yêu cầu thực tiễn)

 

  • 1. Giới thiệu về lịch sử địa phương và nguồn gốc phát tích của cá nhân, dòng họ.
  • 2. Hành trạng cá nhân, phả hệ dòng họ (có sơ đồ hoá cây phả hệ)
  • 3. Đóng góp tiêu biểu của cá nhân, dòng họ trong lịch sử địa phương
  • 4. Di khảo và bút tích của cá nhân, dòng họ (nếu có)
  • 5. Văn hoá, phong tục và giỗ chạp, những quy định của dòng họ (nếu có)

(Tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và khảo sát sẽ xây dựng Đề cương chi tiết theo yêu cầu và nguyện vọng của các đối tác)

III. Quy trình biên soạn lịch sử đền, chùa, cơ sở tôn giáo

1

Gặp đối tác, cá nhân và dòng họ để trao đổi nội dung và công việc cần thực hiện.

2

Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn điền dã

3

Khảo sát và tra cứu, sưu tầm tư liệu liên quan đến đền, chùa, cơ sở tôn giáo

4

Điền dã thực địa: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để thu thập thông tin, tham dự, phỏng vấn cá nhân, người có liên quan nhằm tìm hiểu lịch sử và nguồn gốc đền, chùa, cơ sở tôn giáo theo các hướng: tư liệu sưu tầm, tư liệu truyền khẩu và tư liệu gốc (các di văn hán nôm).

5

Tiến hành trao đổi (một) hoặc nhiều lần với cá nhân, người quản lý đền, chùa, cơ sở tôn giáo để hoàn thiện đề cương và nội dung biên soạn

6

Tiến hành xử lý thông tin, biên soạn và hoàn thiện bản thảo

7

Thông qua bản thảo dự kiến đến cá nhân, người đứng đầu đền, chùa, các cơ sở tôn giáo

8

Hiệu đính, hoàn thiện sản phẩm.

9

Xin giấy phép xuất bản và in ấn (theo yêu cầu của đối tác), số hoá dữ liệu (Media, website,…).

Đề cương dự kiến gồm các nội dung chính (Có thể điều chỉnh hợp lý theo yêu cầu thực tiễn)

 

  • 1. Giới thiệu về địa phương và lịch sử hình thành đền, chùa, các cơ sở tôn giáo
  • 2. Không gian thờ cúng tại đền, chùa, các cơ sở tôn giáo
  • 3. Nghi lễ (lễ hội, phong tục) và các sinh hoạt tâm linh tại đền, chùa, các cơ sở tôn giáo
  • 4. Di khảo, di chỉ Hán nôm, hoành phi, câu đối, kệ văn
  • 5. Các thế hệ quản đền, quản tự (các đời tổ sư và trụ trì), quản trị tại các cơ sở tôn giáo (hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động của cơ sở tôn giáo địa phương)
  • 6. Vai trò của đền, chùa, các cơ sở tôn giáo trong đời sống văn hoá tinh thần địa phương

(Tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và khảo sát sẽ xây dựng Đề cương chi tiết theo yêu cầu và nguyện vọng của các đối tác)

Địa chỉ:

59 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

Sử dụng mẫu bên dưới hoặc gửi mail cho chúng tôi.