Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.
Nguồn: Internet

Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Việt Nam, Nghiên cứu Lịch sử, số 9.2009

Viện Viễn Đông Bác Cổ (còn gọi Trường Viễn Đông Bác Cổ) là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học nhân văn lớn trên thế giới, nghiên cứu về các dân tộc vùng Viễn Đông dược ra đời theo Nghị định ngày 15-12-1898 nhưng đến tháng 1-1900 mới có tên gọi chính thức và ngày 20-11-1901, Viện được thể chế hóa do Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ban hành. Trong giai đoạn 1900-1957, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị lớn đối với lịch sử văn minh Đông Dương và Đông Á.

Nguồn: Internet

An Dương Vương - Thục Phán từ góc nhìn của người sưu tập cổ vật, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6(89). 2011

Thủa còn đi học tôi đã đặc biệt chú ý đến câu chuyện thần thoại về An Dương Vương Thục Phán và chiếc nỏ thần, “một phát sát vạn người”. Chuyện lại lồng thêm mối tình vương giả giữa chàng thái tử hào hoa Trọng Thủy và nàng công chúa khả ái My Châu. Nhưng đoạn kết bi thảm của chuyện đã để lại thương tiếc cho không biết bao nhiêu thế hệ học sinh thủa ấy.

Nguồn: Internet

Thánh mẫu Liễu Hạnh, từ vị chúa đến thần chủ đạo mẫu Việt Nam, Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2010

Có lẽ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị Nữ thần - Thánh Mẫu được dân gian truyền tụng với nhiều huyền thoại, truyền thuyết và cũng là vị thần linh được các nhà văn, thơ Nho học để công san định thần tích, thần phả, thể hiện trên các bi ký, các tác phẩm viết bằng chữ Hán Nôm. Theo thống kê sơ bộ, đến nay có gần 100 đầu sách và tư liệu viết về Bà, trong đó có các tư liệu Hán Nôm, chữ quốc ngữ và các thứ ngôn ngữ nước ngoài, nhiều nhất là tiếng Pháp, Anh, trong đó đặc biệt quan trọng là các nguồn tư liệu cổ Hán Nôm (1).

Nguồn: Internet

Đền Đông Cuông - Một điểm khởi đầu của tục thờ nữ thần Việt, Số 3 (16) - 2006 - Di sản văn hóa vật thể

Vượt qua “thời gian chiêm bao” mà tư duy con người còn chìm trong không gian hoang dã với hiện tượng thờ các lực lượng "hồn nhiên" như cây cỏ, đất đá, một khúc của ngã ba sông,... để rồi con người tiến lên xây dựng một tổ chức mang tính xã hội. Trên đường đi đó dần dần con người định hình nhân dạng cho các thần linh mà trong đó một vị thần linh cơ bản đầu tiên là nữ thần. Có thể tin được điều đó, bởi trong buổi hồng hoang, sự phân công lao động sớm nhất là phân công lao động nam - nữ. Nam thì săn bắn/bắt, công việc này bấp bênh, hôm được hôm không, thiếu tính chất thường xuyên để đảm bảo cuộc sống. Còn nữ giới với hái lượm rau củ trong rừng, đó là lương thực cơ bản để nuôi sống gia đình. Mặc nhiên vai trò của nữ trở nên cực kỳ quan trọng, do đó đã dẫn đến một hiện tượng khi nhân dạng hóa thần linh thì vị thần đó tất yếu mang dạng nữ. Khởi đầu, người Việt trông cậy vào của cải được thu lượm từ rừng nên người ta tôn trọng thần rừng, hội các điều kiện lại thì vị thần nhân dạng đầu tiên có thể nghĩ được là bà chúa rừng với nhiều chức năng khác nhau - Trước hết là thần của cải - Trong quá trình tồn tại, người ta hội dần vào bà nhiều chức năng, đầu tiên là bà “mẹ Thiêng liêng" với quyền năng vô bờ bến; một bà “mẹ Thế gian”, bởi người ta coi từ bà mà muôn loài nảy sinh và phát triển. Đồng thời bà là một thần linh đứng đầu bách thần nên bà còn mang tư cách là một đấng “vô cùng” - người Việt đã dần hội tất cả những gì linh thiêng liên quan vào chính bà Đông Cuông - một bà mẹ vũ trụ khởi nguyên của người Việt.

Nguồn: Internet

Chùa Hương Tích, số 2 (15) - 2006 - Di sản văn hóa tập thể

Ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, trên dãy núi Hồng Lĩnh, có một ngôi chùa cổ tên gọi Hương Tích, một danh lam nổi tiếng, có lịch sử ra đời khá sớm được chọn làm di tích tiêu biểu của quê hương Hà Tĩnh (núi Hồng - sông La), hình tượng của chùa đã được chạm khắc lên "Anh Đỉnh" một trong 9 đỉnh đồng lớn ở Cố đô Huế, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1835) thời nhà Nguyễn.

Nguồn: Internet

Các vị La Hán chùa Thánh Duyên, Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (84). 2011.

Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh thiên. Vì vậy không ngạc nhiên khi vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh này ở vị trí thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của đất Thần kinh. Nơi đây, vào tháng 3 năm Đinh Dậu, 1837 vua Minh Mạng khi trùng kiến chùa đã dụ rằng: "Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng tàn lụi, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau Huống gì những cảnh quan nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền" [4: 305]. Đây cũng là một trong những ngôi quốc tự được chọn làm trai đàn cầu an cũng như các lễ trọng khác của triều đình. 

Nguồn: Internet

Điện Huệ Nam và sự giao lưu Văn hóa Chăm - Việt, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 (năm 2003)

Trong các di tích tín ngưỡng và tôn giáo ở Huế, điện Huệ Nam (dân gian quen gọi là điện Hòn Chén) là nơi hội tụ nét riêng của vùng Huế, cũng là nơi hội tụ của hai nền văn hóa Chăm-Việt, thể hiện cả trong hệ thống thần linh được thờ tại đây và trong lịch sử hình thành, phát triển của bản thân di tích này.  Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã phổ biến, từ rất lâu, trải dài trên một vùng lãnh thổ từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, các sắc thái tín ngưỡng và nghi thức thờ cúng cũng biến thiên theo từng vùng đất, mỗi nơi mỗi khác. 

Từ cải cách trang phục dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng Thống Nhất, tự chủ về Văn hóa

Từ cải cách trang phục dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng Thống Nhất, tự chủ về Văn hóa

Trong lịch sử Việt Nam, đối với các triều đại trước thời Nguyễn, mà tiêu biểu là dưới thời Lê, sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích, quý tộc, quan lại, chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình (tức Lễ phục và Tế phục).

Đền Đồng Bằng - Một di sản văn hóa nổi tiếng

Đền Đồng Bằng - Một di sản văn hóa nổi tiếng

Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng đất Đào Động xưa, thời Hùng Vương thuộc về bộ Thang Tuyền; thời Lý - Trần thuộc phủ Long Hưng, cuối thời Trần thuộc Hà Côi, phủ An Tiêm; thời Lê thuộc tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, phủ Thái Bình. Từ năm 1890, thuộc về huyện Phụ Dực. Năm 1969, theo quyết định phân chia lại làng xã của UBND tỉnh, Đào Động thuộc về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Thời điểm dựng Tiên Y Miếu ở Huế qua sử liệu triều Nguyễn, Nghiên cứu và Phát triển số 1

Thời điểm dựng Tiên Y Miếu ở Huế qua sử liệu triều Nguyễn, Nghiên cứu và Phát triển số 1

Về mục “Đền tiên y”(1), sách Đại Nam nhất thống chí, bản dịch (Tập 1) của Viện Sử học, xuất bản các năm 1969 (Nxb KHXH. Hà Nội, tr. 66), 1992 (Nxb Thuận Hóa. Huế, tr. 75), 2006 (Nxb Thuận Hóa. Huế, tr. 88) đều ghi nhận: “Ở phường Ninh Viễn trong kinh thành, đầu niên hiệu Gia Long, đền ở phường Dưỡng Sinh. Năm Minh Mệnh dời đến xã Yên Ninh về phía tây, ngoài kinh thành

Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, tác gia bách khoa thư Việt Nam thời trung đại. Việc biên soạn mục từ “Nguyễn Trãi” góp phần giúp các nhà biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam có thêm một kênh tham khảo trong khi biên soạn các mục từ nhân danh (tác giả và nhân vật).

Ông Hoàng Mười Nghệ An: từ ngôi đền thờ ở làng Xuân Am đến điện thần Tứ phủ (1)

Ông Hoàng Mười Nghệ An: từ ngôi đền thờ ở làng Xuân Am đến điện thần Tứ phủ (1)

Trong tín ngưỡng Tứ phủ, ông Hoàng Mười được biết đến thông qua giá đồng là vị quan Hoàng trấn giữ đất Nghệ An có phong cách hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú, hay ban tài phát lộc, nhất là lộc học hành.