Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

KHẢO CỨU VÀ BIÊN SOẠN ĐỊA CHÍ

Thiết kế, biên soạn địa chí cho các Tỉnh, Thành Phố, Các Huyện, Xã, Làng...

I. LỜI DẪN

Địa chí (地志) hay còn gọi là địa phương chí (地方志) là bản ghi chép lại một cách trung thực và hệ thống những gì liên quan tới một cộng đồng sinh sống ở một địa phương cụ thể với những giai đoạn lịch sử cụ thể. 

 

Trong di sản thư tịch Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu trữ những bộ địa chí rất có giá trị. Chẳng hạn như Dư địa chí (輿地誌) do Nguyễn Trãi (1380-1442) biên soạn bằng chữ Hán. Hoặc Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) do Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam Bộ thời nhà Nguyễn.v.v. Về mặt nội dung, Dư địa chí là về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527);  Gia Định thành thông chí bao gồm các nội dung: mô tả địa lý và các vì sao thiên văn và khí hậu; mô tả sông núi; lịch sử khai phá vùng đất; phong tục; vật sản; thành trì .v.v.

 

Trung tâm khảo cứu và biên soạn địa chí Việt Nam ( Thành viên trực thuộc trường doanh nhân Top Olympia) ra đời với sứ mệnh cao cả là tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí đó, được kết tinh từ những con người có trái tim tâm huyết, từ sự kết hoa của các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực: Lịch sử, triết học, Tôn giáo học, Các nhà văn hóa, Xã hội học, Chính trị...

 

Các phần nội dung trong địa chí thời hiện đại nói chung và trong các sản phẩm khảo cứu và biên soạn của chúng tôi cần thiết bao gồm các phần: 

1. Tổng quan về địa phương đó (tên gọi, địa lý, dân cư, đất đai, kinh tế, giáo dục, văn hóa); 

2. Các dòng họ sinh sống trên địa phương đó (gia phả, nhà thờ họ, nghi lễ);

3. Tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương đó (cơ sở thờ tự, nghi lễ); 

4. Nhân vật chí; 

5. Sản vật chí;

6. Phụ lục ảnh tư liệu và các văn bản lưu trữ những nội dung sử dụng trong nghi lễ tại các cơ sở thờ tự trong các dịp lễ tết. 

 

Điểm đặc biệt của địa chí thời hiện đại bao gồm những nội dung sau. Thứ nhất, để các thế hệ tương lai hiểu được lý do bố trí các vị trí của cơ sở thờ tự, địa chí cần phải làm rõ về địa lý thủy pháp. Thứ hai để các thế hệ tương lai mỗi khi trở về quê hương biết mình phải thực hiện nghi thức nào thì địa chí cần lưu trữ có những văn khấn, lời nguyện của cha ông. Trong trường hợp, ở thời điểm biên soạn địa chí, địa phương đó chưa những văn bản đó, thì trong địa chí cần đề xuất những văn bản mang tính khuôn mẫu được biên soạn mới có sự đồng ý của ban khánh tiết hoặc hội đồng bô lão của địa phương. Thứ ba, địa chí không chỉ tiếp cận theo chiều lịch đại và đồng đại, mà còn tiếp cận các vấn đề cụ thể một cách hệ thống với lõi cốt yếu là tâm thức (niềm tin tâm linh), những thực hành và đặc trưng cộng đồng.

 

Biên soạn địa chí là tổng hợp của một quá trình công phu từ khảo cứu tư liệu thư tịch liên quan tới cộng đồng (gia phả, thần tích, bi ký, ngọc phả, .v.v.); điền dã khảo sát các di sản hiện còn tại cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, từ đường, đền, phủ.v.v.); quan sát tham dự các nghi thức, lễ hội tại địa phương; phỏng vấn hồi quy những vị trưởng thượng, những người chăm sóc cơ sở thờ tự, các trưởng họ, trưởng chi, những nhân vật liên quan tới những nhân vật tiêu biểu của nơi đó; sau khi triển khai bản thảo, cần có sự hiệu đính của các chuyên gia về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, cần có sự duyệt đọc của các vị đại diện cho địa phương.v.v.

 

Bản địa chí sau khi hoàn thành là hoa trái của một dòng chảy địa văn hóa bắt nguồn từ cội gốc huyết thống, tâm linh khởi tạo bởi các thủy tổ, những người dựng làng lập ấp, chảy liên tục cho tới các thế hệ mai sau. Do vậy, địa chí thời hiện đại không chỉ là nơi lưu trữ những thông tin về cội gốc, là tài liệu lưu giữ những thông tin di sản cần tra cứu, mà còn chứa đựng những nguồn cảm hứng cho nếp sống hiền thiện, đời sống thực hành phẩm chất tâm linh cao quý của cộng đồng lưu trú và có nguồn gốc từ địa phương đó.  

 

Ngoài dịch vụ khảo sát và biên soạn địa chí thì chúng tôi còn cung cấp cho cộng đồng các dịch vụ sau:
-    Thiết kế và phục dựng lễ hội truyền thống
-    Thiết kế gia phả dòng, họ tộc
-    Biên soạn lịch sử cho Cá nhân, gia đình, dòng họ, Đền Chùa Miếu Mạo

 

II. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỊA CHÍ

1

Gặp đối tác, cá nhân và dòng họ để trao đổi nội dung và công việc cần thực hiện.

2

Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, gặp và trao đổi với đại diện địa phương, đối tác.

  • Xây dựng đề cương, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn sâu.
  • Gặp mặt đại diện địa phương, đối tác (1 hoặc nhiều lần).
  • Khảo sát chung toàn bộ địa hình của địa phương.
  • Thu thập tư liệu thư tịch liên quan tới cộng đồng (gia phả, thần tích, bi ký, ngọc phả, sắc phong.v.v.).
  • Khảo sát các di sản hiện còn tại cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, từ đường, đền, phủ.v.v.).
3

Khảo sát các nghi lễ, lễ hội tại địa phương

  • Quan sát tham dự các nghi thức, Lễ hội tại địa phương.
  • Phỏng vấn hồi quy những vị trưởng thượng, những người chăm sóc cơ sở thờ tự, các trưởng họ, trưởng chi, những nhân vật liên quan tới những nhân vật tiêu biểu của nơi đó.
4

Tìm và nghiên cứu tư liệu liên quan đến địa phương đã được công bố, xuất bản

  • Tại các thư viện và trung tâm lưu trữ
  • Tại phòng văn hóa, sở văn hóa.
  • Tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương
  • Tại từ đường hoặc từ ông trưởng họ, trưởng chi.
  • Từ cá nhân tại địa phương.
  • Từ cán bộ mặt trận tại địa phương.
5

Duyệt đọc của đại diện địa phương

  • Người đọc duyệt: trưởng thượng, ban khánh tiết, cán bộ địa phương
6

Bổ sung, chỉnh sửa sau đọc duyệt của đại diện địa phương

7

Hiệu đính bởi chuyên gia

8

Xin giấy phép xuất bản và in ấn (theo yêu cầu của đối tác), số hoá dữ liệu (Media, website,…).

Dự kiến Nội dung biên soạn gồm:

  • 1. Tổng quan về địa phương (tên gọi, địa lý, dân cư, đất đai, kinh tế, giáo dục, văn hóa).
  • 2. Các dòng họ sinh sống tại địa phương (gia phả, nhà thờ họ, nghi lễ).
  • 3. Tín ngưỡng, tôn giáo tại đại phương đó (cơ sở thờ tự, nghi lễ).
  • 4. Nhân vật chí.
  • 5. Sản vật chí.
  • 6. Phong tục, tập quán và Hương ước, Quy ước, Điển chế của địa phương...
  • 7. Phụ lục ảnh tư liệu và các văn bản lưu trữ những nội dung sử dụng trong nghi lễ tại các cơ sở thờ tự trong các dịp lễ tết.

(Tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và khảo sát sẽ xây dựng Đề cương chi tiết theo yêu cầu và nguyện vọng của các đối tác)

Địa chỉ:

59 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

Sử dụng mẫu bên dưới hoặc gửi mail cho chúng tôi.