“Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” là một thư tịch chính thống khẳng định cương vực quốc gia, tỏ rõ ý thức độc lập của dân tộc Việt Nam tự cường đầu thế kỷ XIX.
Họ Phí ở Việt Nam - một dòng họ hiếm, có số lượng khiêm tốn so với một số dòng họ khác, nhưng có những đóng góp quan trọng cho đất nước trong nhiều thế kỷ qua. Họ Phí ngày nay có mặt ở khắp nơi trong nước cũng như nhiều nơi ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ Phí chỉ tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Thanh Hóa và các tỉnh thành khác: Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang... Họ Phí ở Việt Nam có từ khi nào? Ở đâu? Quá trình phân tán thế nào? Ai là ông tổ của họ?... Để có câu giải đáp thỏa đáng, đây thực sự là vấn đề khó khăn. Các công trình nghiên cứu về dòng họ này chưa từng có, mặc dù trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam có đề cập đến một số danh nhân họ Phí - chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau. Hiện nay, có một số ý kiến rất khác nhau về nguồn gốc họ này, ngay cả trong nội tộc họ Phí. Chúng tôi điểm qua vài nét như sau.
Sau khi gia nhập Công ước Di sản thế giới năm 1987, đến nay Việt Nam đã có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới (vật thể và phi vật thể) và Di sản thiên nhiên thế giới, trong đó Hội An là Di sản văn hoá thế giới được công nhận vào ngày 4-12-1999 (1). Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu và nhận thức qua nhiều thập kỷ của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, trong đó có nhiều cống hiến quan trọng của các học giả Nhật Bản.
Người Pháp, người Việt Nam đã viết rất nhiều về lên đồng. Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ngô Đức Thịnh đã tổng hợp những thành quả đó trong cuốn Hát văn, ấn hành năm 1992. Tôi chỉ đề cập đến 3 tư liệu đã công bố khác mà thôi.
Vượt qua “thời gian chiêm bao” mà tư duy con người còn chìm trong không gian hoang dã với hiện tượng thờ các lực lượng "hồn nhiên" như cây cỏ, đất đá, một khúc của ngã ba sông,... để rồi con người tiến lên xây dựng một tổ chức mang tính xã hội. Trên đường đi đó dần dần con người định hình nhân dạng cho các thần linh mà trong đó một vị thần linh cơ bản đầu tiên là nữ thần. Có thể tin được điều đó, bởi trong buổi hồng hoang, sự phân công lao động sớm nhất là phân công lao động nam - nữ. Nam thì săn bắn/bắt, công việc này bấp bênh, hôm được hôm không, thiếu tính chất thường xuyên để đảm bảo cuộc sống. Còn nữ giới với hái lượm rau củ trong rừng, đó là lương thực cơ bản để nuôi sống gia đình. Mặc nhiên vai trò của nữ trở nên cực kỳ quan trọng, do đó đã dẫn đến một hiện tượng khi nhân dạng hóa thần linh thì vị thần đó tất yếu mang dạng nữ. Khởi đầu, người Việt trông cậy vào của cải được thu lượm từ rừng nên người ta tôn trọng thần rừng, hội các điều kiện lại thì vị thần nhân dạng đầu tiên có thể nghĩ được là bà chúa rừng với nhiều chức năng khác nhau - Trước hết là thần của cải - Trong quá trình tồn tại, người ta hội dần vào bà nhiều chức năng, đầu tiên là bà “mẹ Thiêng liêng" với quyền năng vô bờ bến; một bà “mẹ Thế gian”, bởi người ta coi từ bà mà muôn loài nảy sinh và phát triển. Đồng thời bà là một thần linh đứng đầu bách thần nên bà còn mang tư cách là một đấng “vô cùng” - người Việt đã dần hội tất cả những gì linh thiêng liên quan vào chính bà Đông Cuông - một bà mẹ vũ trụ khởi nguyên của người Việt.
Cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương châm của ông là nghiên cứu kỹ “quốc sử” (lịch sử dân tộc) và “quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời”. Với phương châm và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: nước Đại Nam muốn bảo vệ độc lập thì phải thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương và tiến hành canh tân đất nước.
Thiết kế, biên soạn địa chí cho các Tỉnh, Thành Phố, Các Huyện, Xã, Làng...
Biên soạn lịch sử: Cá Nhân, Gia Đình, Các cơ sở tôn giáo ( Tổ Chức, Đền, Chùa, Miếu Mạo).
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN
Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, Trường Đại học KHXH&NV
Nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm KHXHVN
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học QG HN
Giảng viên Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học QG HN
Giảng viên Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐH KHXH&NV
Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Văn hóa – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Khoa Các khoa học Liên ngành, Đại học Quốc gia HN
Trưởng phòng, Phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách tôn giáo, Viện NCTG
Phó trưởng Ban Văn học Dân gian, Viện Nghiên cứu Văn học, Viện Hàn lâm KHXHVN
Giảng viên bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia HN
Nguyên Phó trưởng Bộ môn Tôn giáo học
Trưởng khoa Triết học, Trường Đại học KHXH&NV
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm KHXHVN
Chuyên viên, Tập đoàn Gia Tộc Việt
Phó trưởng phòng Nghiên cứu Phật giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Giảng viên Khoa Khoa học Liên ngành, Học viện Chính trị quốc gia
Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa
Nghiên cứu viên chính, Phòng Văn hóa – tín ngưỡng, Viện nghiên cứu văn hóa
Nghiên cứu viên chính Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXHVN
Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN
Nghiên cứu viên chính, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN
Cán bộ hợp đồng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN.
(GDTĐ) - Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Dự án Trung tâm khảo cứu và biên soạn địa chí Việt Nam ra đời với mục tiêu tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tình yêu gia đình, dòng tộc, quê hương.
Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam ra đời nhằm tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tình yêu gia đình, dòng tộc, quê hương.