Ngay từ ánh nhìn đầu tiên thì có lẽ nhiều khách du lịch đã hiểu vì sao mà vườn quốc gia Gunnung Mulu được công nhận là một di sản thế giới nổi tiếng ở Malaysia. Với diện tích khoảng 52.864 ha, công viên này tập trung hơn 17 khu thực vật bao gồm 3500 loài khác nhau. Bên cạnh đó còn có hệ thống núi đá vôi nhiệt đới ấn tượng được nhiều nhà nghiên cứu tìm đến thường xuyên, đặc biệt là đỉnh núi cao 2377 mét bằng đá sa thạch.
Năm được UNESCO công nhận: 2000
Công viên Kinabalu ở Malaysia có diện tích hơn 754 km², bao gồm núi Kinabalu, núi Tambayukon và khu vực dưới chân đồi. Nơi đây tự hào là nhà của hơn một nửa các loài chim, động vật có vú, loài lưỡng cư và bò sát sống trên đảo Borneo. Vì thế công viên đã được chỉ định là Trung tâm thực vật đa dạng ở khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu như hệ thực vật từ dãy Himalaya, Trung Quốc, Úc, Malaysia cũng như nhiều hệ thực vật nhiệt đới khác. Và khi dừng chân tham quan tại nơi đây trong chuyến du lịch Malaysia thì du khách còn khám phá thêm nhiều hệ sinh thái khác nhau, từ vùng đất thấp nhiệt đới cho đến vùng rừng núi nhiệt đới.
Năm được UNESCO công nhận: 2000
Thị trấn Malacca ở Malaysia
Đây là một thành phố lịch sử đã phát triển từ hơn 500 năm trước và là nơi giao thương giữa bán đảo Malay với đảo Sumatra ở Indonesia. Thêm vào đó, Malacca cũng là tuyến đường biển quan trọng để cho những tàu biển từ Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương lưu thông được dễ dàng hơn. Kết quả đã tạo nên sự ảnh hưởng nhiều nền văn hoá vào cuộc sống của người dân tại thị trấn này. Vì thế nên Malacca cùng với George Town được công nhận là di sản thiên nhiên nổi tiếng ở Malaysia nhờ vào nền văn hoá đa dạng, gồm Ấn Độ, Malay, Trung Quốc, Hồi giáo và các nước Châu Âu (Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha,…). Rất nhiều du khách khi muốn tìm một nơi yên tĩnh để thư giãn trong chuyến du lịch Malaysia thì đều chọn dừng chân ở thị trấn Malacca cổ xưa.
Năm được UNESCO công nhận: 2008
Khu vực khảo cổ ở thung lũng Lenggong chính là nơi mà những nhà nghiên cứu đã tìm thấy được những di tích của loài vượn người cách đây 1800 năm với nền văn hoá đồ đá cũ, văn hoá đồ đá mới và văn hoá đồ đồng. Ngoài ra thì du khách nên vào tham quan phòng sưu tập ở thung lũng Lenggong để quan sát bộ xương người lâu đời nhất được tìm thấy ở Malaysia. Theo như nghiên cứu thì các nhà khảo cổ học đã xác định bộ xương đó là của Australomelanesoid – một loài vượn người từng sống khu vực phía Tây quần đảo Indonesia và Đông Nam lục địa Châu Á.
Năm được UNESCO công nhận: 2012
Nguồn: dattour.vn
Xem thêm: Cây thị 'cứu' vua Lê Lợi được công nhận cây di sản
Nếu kinh đô Thăng Long xưa từ trong cung phủ đã có một lối hát cửa quyền có nguồn gốc dân gian - Hát cửa đình phát tán thành một thành phần cổ truyền chuyên nghiệp là hát Ả đào vẫn thịnh đạt dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, hoặc là đã từ trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong phát tán thành một lối gọi là Ca Huế (gồm cả ca và đàn). Vậy cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát Ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến trong tiến trình của một lối hát truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân-Huế...
Trong lịch sử Việt Nam, đối với các triều đại trước thời Nguyễn, mà tiêu biểu là dưới thời Lê, sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích, quý tộc, quan lại, chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình (tức Lễ phục và Tế phục).
Eo Gió Nhơn Lý là một địa danh đầy nắng và gió với cảnh quan hoang sơ và kì vĩ tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Quy Nhơn. Eo Gió – Nhơn Lý độc đáo từ tên địa danh cho tới vẻ đẹp lãng mạn mà nên thơ, chắc chắn sẽ làm “xiêu lòng” bất cứ du khách nào từng một lần ghé thăm.