Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là ức Trai; nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc Việt Nam, tác gia bách khoa thư Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới; quê ở Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau rời về làng Ngọc Ổi (sau đổi là Nhị Khê), huyện Thượng Phúc, châu Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội).
Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn ứng Long (1355 - 1428, sau đổi Nguyễn Phi Khanh), một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh; cháu ngoại của quan Tể tướng Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần. Thuở trẻ, cha ông là Nguyễn ứng Long nhà nghèo, phải đến nhà quan Tư đồ Trần Nguyên Đán dạy học, rồi được cô học trò Trần Thị Thái - con gái đầu của quan Tư đồ đem lòng yêu thương. Dù mang thân phận nghèo hèn nhưng Nguyễn ứng Long vẫn được Trần Nguyên Đán gả con gái cho. Nguyễn Trãi là con đầu lòng của Nguyễn ứng Long và cô Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi sinh ra và sống thời thơ ấu ở Thăng Long trong dinh quan Tư đồ. Nguyễn ứng Long dù đồ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1374 nhưng vì xuất thân nghèo hèn mà tự tiện lấy con nhà quý tộc, vi phạm quy định nhà Trần nên chỉ được giao một chức quan nhỏ. Ông đành trở về làng Nhị Khê mở trường dạy học. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về hưu tại Côn Sơn nên đem cả mẹ con Nguyễn Trãi về theo. Sau đó ít lâu, mẹ mất, ông ngoại cũng mất (1390), ông trở về sống với bố. Năm 1400, sau khi lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi và đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), lúc đó ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông lúc này đã đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1406, quân Minh xâm lược Việt Nam, Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe tin đã cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận ải Nam Quan nhưng được cha khuyên trở về tìm đường cứu nước.
Năm 1416, Nguyễn Trãi vào Thanh Hóa tìm gặp Lê Lợi (1385 - 1433) được thu nhận tham gia nghĩa quân Lam Son và có tên trong danh sách 18 người dự Hội thề Lũng Nhai (1416). Sau đó, ông dâng Bình Ngô sách (Sách lược dẹp giặc Ngô) giúp Lê Lợi củng cố và phát triển nghĩa quân dần lớn mạnh. Lúc này, ông được giao nhiệm vụ phức tạp là nhân danh Lê Lợi, viết thư gửi bọn chỉ huy giặc Minh và viết thư phủ dụ các tướng sĩ. Địch thân Nguyễn Trãi cũng đến tận các thành dụ hàng được nhiều tướng sĩ coi thành. Những bức thư đó được tập hợp trong Quân trung từ mệnh tập. Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Son bắt đầu vây đánh thành Đông Quan. Ông được phong chức Thượng thư Bộ Lại kiêm Hành khu mật việc sự, được ngồi cùng bàn quân vụ với Lê Lợi. Nguyễn Trãi cũng đã góp công lớn trong chiến thắng Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang đánh tan 15 vạn quân chi viện do Liễu Thăng và Mộc Thanh chỉ huy vào cuối năm 1427 mở ra thời kỳ độc lập mới của dân tộc. Năm 1428, thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô - Bản tuyên ngôn thứ 2 của Việt Nam. Sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, luận công ban thưởng, Nguyễn Trãi được ban họ vua và phong tước Quan Phục hầu. về quan chức, ông vẫn giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ Thượng thư quản công việc ở Viện Khu mật như trước. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm thay vua viết chiếu, chế ban bố trong quần thần và dân chúng, cũng như viết thư, biểu giao thiệp với nhà Minh. Những sáng tác này về sau tập họp trong Ngọc đường di phạm. Lê Lợi sau khi lên ngôi thì tỏ ra nghi kỵ những người có công lớn. Năm 1429, đã cho giết Trần Nguyên Hán và Phạm Văn Xảo. Nguyễn Trãi cũng bị bắt vào ngục một thời gian rồi được thả ra (1430) nhưng không còn được trọng dụng như trước. Sau khi Lê Lợi mất (1433), Nguyễn Trãi được giao địa vị Phụ chính, chuyên dạy dỗ nhà vua nhưng vì vua còn quá nhỏ nên cũng không giải quyết được nhiều ý tưởng của ông. Thời gian này, Nguyễn Trãi xây dựng các bộ sách làm khuôn mẫu cho hình luật, âm nhạc, lễ nghi,... Tuy nhiên, tình hình ngày càng phức tạp, các phe phái đấu đá, tranh giành quyền lực quyết liệt, biết không thể làm gì hơn, Nguyễn Trãi xin về chí sĩ ở Côn Sơn và để lại hai tập thơ ửc Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Năm 1439, Lê Thái Tông (1423 - 1442) lúc này đã khôn lớn, muốn củng cố lại triều đình đã vời Nguyễn Trãi ra nhận chức trở lại. Tháng Ba năm Nhâm Tuất (1442), Nguyễn Trãi tham gia khảo duyệt khoa thi Tiến sĩ ở Thăng Long. Tháng Bảy cùng năm, Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh đã ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Trên đường về kinh cùng với Nguyễn Thị Lộ (? - 1442) - vợ lẽ Nguyễn Trãi, lúc đó đang làm Lễ nghi nữ học sĩ trong triều, đến Lệ Chi viên, nhà vua bị cảm đột ngột qua đời. Sau đó, cả gia đình ông bị khép tội giết vua và tru di tam tộc, toàn bộ di sản của Nguyễn Trãi bị tịch thu và tiêu hủy. Chỉ có một người vợ lẽ của ông là bà Phạm Thị Mần lúc đó đang mang thai trốn thoát, sinh ra Nguyễn Anh Võ. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho ông, truy tặng ông chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tước Tán Trù bá và cho Nguyễn Anh Võ là quan Tri huyện. Năm 1467, Thánh Tông sai Trần Khắc Kiệm sưu tầm và phục dựng lại di cảo văn thơ Nguyễn Trãi.
Tác phẩm của Nguyễn Trãi đã mất mát, thất lạc nhiều và hiện còn những tác phẩm tiêu biểu và có giá trị, gồm:
- Quân trung từ mệnh tập (Tập văn từ lệnh trong quân): sáng tác khoảng từ năm 1423 đến năm 1427.
- Bình Ngô đại cáo (Đại cáo dẹp yên giặc Ngô); thay mặt Lê Lợi làm năm 1428.
- Băng Hồ di sự lục: kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán, viết năm 1428.
- Ngọc đường di cảo: (Những khuôn mẫu để lại ở Viện Hàn lâm): viết trong khoảng 1428 -1432.
- Chỉ Linh sơn phủ (Bài phú núi Chí Linh); viết trong khoảng 1428 - 1432.
- Lam Sơn thực lục: do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432.
- Lam Sơn Vĩnh lăng thần đại bi: Bia thần đạo Vĩnh lăng ở Lam Sơn, soạn thảo vào năm Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngay sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời và được táng ở Vĩnh Lăng.
- Dư địa chỉ: được Thái tôn sai soạn năm 1434.
- Ức Trai thi tập: Tập thơ của ức Trai được viết bằng chữ Hán.
- Quốc âm thi tập: Tập thơ được viết bằng chữ Nôm.
Ngoài ra, còn một số bài chiếu, biểu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông.
Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhằm thuyết phục chúng đầu hàng hoặc rút quân về nước thừa nhận nền độc lập dân tộc tự chủ của Đại Việt; ngoài ra còn có biểu cầu phong, vãn hội thề kết thúc cuộc chiến và thư từ kêu gọi tướng sĩ và hảo kiệt trong nước tích cực tham gia kháng chiến. Bản khắc in năm 1868 cuốn ức Trai di tập của Dương Bá Cung chỉ ghi lại được 42 văn kiện. Tuy nhiên trong phần “Văn loại” có 11 văn kiện nữa cũng thuộc loại thư, biểu gửi cho tướng tá giặc Minh. Rồi trong một bản chép tay ức Trai dỉ tập của Phạm Lý có thêm 6 văn kiện. Năm 1970, nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp phát hiện thêm 17 văn kiện nữa do Nguyễn Trãi viết gửi cho tướng nhà Minh: 12 văn kiện trong cuốn Hoàng Lê hoàng các dỉ văn (Văn chương còn sót lại trong gác vàng của nhà Hoàng Lê); 5 văn kiện trong cuốn Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư (Thư trao đổi giữa Hoàng triều và người Minh) hay còn gọi là Lê triều dữ Bắc triều vãng phục thư (Thư trao đổi giữa triều đình nhà Lê và triều đình phương Bắc). Như vậy, hiện nay Quân trung từ mệnh tập có trên 75 bức. Nội dung chủ yếu của tập sách là những bức văn thư ông viết gửi cho giặc Minh nhằm bóc trần bộ mặt cướp nước, tráo trở, hèn hạ, giả nhân giả nghĩa của kè thù. Qua đó, Nguyễn Trãi cũng đề cao sức mạnh của quân ta, có truyền thống văn hiến lâu đời, có ánh sáng chính nghĩa, có sự đoàn kết, đồng lòng giết giặc nên nhất định sẽ chiến thắng. Quân trung từ mệnh tập được viết bằng văn phong giàu sức chiến đấu, ngôn ngữ, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, với phép “suy loại” cổ truyền phương Đông được sử dụng biến hóa và hiệu quả góp phần vào sự thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Đánh giá về sức mạnh của tập sách mang lại, Bùi Huy Bích trong tác phẩm Hoàng Việt thi tuyển nhận định rằng: “Các bức thư này có sức mạnh của mười vạn quân”.
Bình Ngô đại cáo (Đại cáo dẹp yên giặc Ngô) là tác phẩm văn học chính luận được viết bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm nhân danh vua Lê Lợi, bố cáo với thiên hạ về những chiến công hiển hách của Lê Lợi cùng khẳng định nền độc lập dân tộc. Tác phẩm gồm 74 liên, thể cáo - một thể văn biền ngẫu nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
Bố cục gồm 4 phần:
Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lý luận);
Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lý luận vào thực tiễn);
Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn;
Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập.
Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề chính nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa của ông xuất phát từ lòng yêu dân, mong cho dân có cuộc sống yên ổn. Đây là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên người dân xuất hiện với vị trí quan trọng trong văn kiện có tầm cỡ thời đại. Phần tiếp theo, là năm yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại có chủ quyền của nước Đại Việt, gồm: Cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử và chù quyền riêng “mỗi bên xưng đế một phương”. Sau khi nêu lên luận đề chính nghĩa, bằng giọng văn đanh thép Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh. Để tố cáo tội ác của chúng, ông đứng trên lập trường dân tộc, sử dụng ngôn ngữ hết sức chuẩn xác, giàu sức nặng. Ông còn đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của kẻ thù: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ,... Sau những lời văn thống thiết, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, là việc ke lại quá trình chinh phạt gian khổ và thắng lợi tất yếu của quân dân ta bởi sự thống nhất một lòng, đoàn kết toàn dân tộc. Lời tuyên bố chiến thắng, mở ra kỷ nguyên độc lập của dân tộc dõng dạc, tràn đầy niềm tự hào: Xã tẳc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đôi mới. Bình Ngô đại cáo là sự kết họp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Kết cấu vãn bản chặt chẽ, lập luận vô cùng sắc bén, lời văn đanh thép tố cáo tội ác giặc, hùng hồn, hào sảng khi nói về chiến công của nhân dân ta. Nhưng bên cạnh đó cũng đậm chất văn chưcmg nghệ thuật với những câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng, giàu giá trị tạo hình, gây ám ảnh sâu sắc với người đọc. Đánh giá về Bình Ngô đại cáo, trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 600 năm năm sinh Nguyễn Trãi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Bình Ngô đại cáo cỏ giả trị như bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...). Bình Ngô đại cáo còn là một bản Tuyên ngôn Nhân đạo và Hòa bình của Nhà nước Đại Việt”.
Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán. Tác phẩm giàu tính chất hồi ký, khắc họa sắc nét chân dung quan Tư đồ Trần Nguyên Đán - ông ngoại của ông. Tác phẩm đã dựng nên chân dung Trần Nguyên Đán là một người sáng suốt, biết nhìn ra xu thế diễn biến của lịch sử, có tư tưởng thân dân và tính vì nước vì dân.
Ngọc đường di cảo (Những khuôn mẫu để lại ở Viện Hàn lâm): viết trong khoảng 1428 - 1432. Hiện nay, tác phẩm không còn giữ được nguyên vẹn, chỉ còn ở phần “Văn loại” trong ức Trai di tập của Dương Bá Cung xuất bản năm 1868 20 bài và frong một cuốn sách của Trung Quốc vào thời Minh là Việt kiệu thư (Gò đất Việt) 9 bài. Chủ đề xuyên suốt di cảo này là tinh thần tận tụy vì dân, coi “thương dân” là mục đích và nguyên tắc của mọi hành động cũng như suy nghĩ của người trị nước. Tác phẩm thể hiện sự nhận thức của Nguyễn Trãi về sức mạnh “lật thuyền” của nhân dân, biến nó thành phương châm hành động, luôn lấy dân làm gốc để đưa ra các chính sách cũng như cung cách trị nước.
Chí Linh sơn phú (Bài phú núi Chí Linh): được viết trong khoảng 1428 - 1432, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422. Và Vãn bia Vĩnh Lãng hay Vĩnh Lăng thần đạo bi (bài văn bia ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ) soạn năm 1433 sau khi Lê Lợi chết. Cả hai tác phẩm đều được viểt bằng chữ Hán, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ, nêu cao công đức và vai trò sáng nghiệp của Lê Lợi đối với nền độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Hiện nay, vấn đề tác giả của tác phẩm này vẫn chưa được thống nhất, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nó là của Nguyễn Trãi (?).
Dư địa chí còn có các tên khác là ửc Trai di tập Nam Việt dư địa chỉ, Đại Việt địa dư chỉ, An Nam vũ cống, Nam Quốc vũ cống hoặc Lê triều cong pháp được Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1434 theo lệnh của vua Lê Thái Tông. Sách gồm 54 mục do Nguyễn Thiên Túng tập chú, Nguyễn Thiên Tích cẩn án và Lý Tử Tấn thông luận, ghi chép khái lược địa lý, hành chính của nước ta qua các giai đoạn lịch sử. Nội dung: Sau phần giới thiệu qua vị trí chung của toàn quốc, đơn vị hành chính, nhân khẩu, quốc hiệu, quốc đô qua các thời đại, ông chép riêng về 15 đạo thời Lê sơ: Thượng Kinh (tức kinh đô), Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, An Bang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Giới (tức Quảng Nam), Hưng Hóa, Lạng Sơn, Cao Bằng. Thông thường về mồi đạo có hai phần: phần đầu chép các sông núi đặc biệt của đạo ấy và phần sau nói về diên cách địa lý, vị trí, cương vực, số phủ, huyện, châu rồi mới nói đến đất đai, sản vật phong tục tập quán và khi chất con người cùng các đồ cống tiến cho vua. Dư địa chí còn nêu lên vị trí địa chiến lược của các đạo, trấn lấy Thượng kinh làm trung tâm.
Chung quanh Thăng Long là 4 đạo trấn như Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và đều là các trấn đứng đầu các phên giậu các phía bao bọc che chở cho kinh thành Thăng Long. Ngoài ra, Dư địa chí còn nói rõ về phong tục, tập quán của các vùng, các quốc gia tiếp giáp với Đại Việt qua đó đề cao văn hóa nước nhà, bảo tồn văn hóa cổ truyền tránh bị lai căng; bảo đảm chủ quyền và lòng tự tôn dân tộc. Dư địa chỉ thể hiện phương pháp biên soạn địa chí vừa ngắn gọn vừa cô đọng, nhưng súc tích và khắc họa được diện mạo của đất nước, của dân tộc vào thế kỷ XV. Đây có thể coi là bộ quốc chí mẫu mực đầu tiên của nước ta. Đánh giá về Dư địa chỉ, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi viết: “Lần đầu tiên, Nguyễn Trãi đã đặt nền móng xây dựng khoa địa lý lịch sử của dân tộc Việt”, “chú ý không đến những diễn biến về duyên cách địa lý mà còn cả về đặc điểm phẩm chất đất đai, những đặc sản quý giá, cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng. Những ghi chú của các nhà chú thích và thông luận càng làm rõ hơn tính chính xác và cụ thể của những tài liệu khoa học quý báu buổi đầu Lê này”.
ửc Trai thi tập (Tập thơ ức Trai) là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử, sách gồm 3 quyển, Nguyễn Trãi soạn, Trần Khắc Kiệm biên tập. Văn bản hiện nay còn gồm 105 bài thơ, trong đó có 17 bài tồn nghi, được tập hợp trong ức Trai di tập do Dương Bá Cung biên soạn in năm 1868. Đa số các bài trong tập này là thơ thất ngôn bát cú; một số là thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, chỉ có 2 bài theo thể trường thiên là Côn Sơn ca và Đe Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên, ức Trai thi tập có 3 chủ đề lớn: 1- Thơ ca ngợi thiên nhiên, gồm các bài: Dục Thủy sơn (Núi Dục Thúy), Quá hải (Qua biển), Quan hải (Ngắm biển),... Đây là chủ đề chính trong tập thơ. Thiên nhiên trong ửc Trai thi tập không đơn thuần là thơ tả cảnh mà chứa đựng nhiều nội dung, với nhiều sắc thái biểu hiện phong phú: lúc thì hiểm trở, hùng vĩ gắn với những chiến công hiển hách, khi thì hiện lên với nét hoang sơ, cô quạnh mang tâm trạng của thi nhân. 2- Ca ngợi chiến công dẹp giặc và dựng nước của triều Lê như: Hạ quy Lam Sơn (Mừng vua về Lam Sơn), Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng),... Với giọng điệu thơ dồn dập, sảng khoái, thể hiện khát vọng vươn tới và tầm tư tưởng khoáng đạt của nhà thơ mang tính suy tưởng và âm hưởng hùng tráng. 3- Những bài thơ đề tặng, xướng họa, ngẫu hứng, tức cảnh như: Tức hứng (Cảm hứng làm ngay), Mạn thành (Cảm hứng tản mạn), Mạn hứng I, II,... Bao trùm các bài thơ này là một không khí ảm đạm, một thái độ buồn chán, ghê sợ với cuộc đời bạc bẽo, một nỗi niềm day dứt khôn cùng của nhà thơ khi thấy mình bất lực, chưa thực hiện được chí lớn giúp dân, giúp nước; đôi lúc còn thể hiện niềm mong muốn được sống ẩn dạt, hoà mình với cây cỏ để giữ tâm hồn mình trong sạch. Tập thơ thể hiện sâu sắc tư tưởng, tính cách của ông, phản ánh tấn bi kịch của người anh hùng giữa một bên là lý tưởng yêu nước, tinh thần thân nhân nghĩa cao đẹp với một bên là cơ chế xã hội quân chủ cản trở lý tưởng thực thi. Điều này phần nào tạo nên âm hưởng bi tráng trong tập thơ. về mặt nghệ thuật: tập thơ được viết theo thể Đường luật với phần lớn là thể thơ thất ngôn bát cú, có một số bài viết bằng thể ngũ ngôn bát cú, tử tuyệt và 2 bài theo thể trường thiên. Tập thơ có niêm, luật, vần nghiêm chỉnh, câu chữ đối nhau cân xứng. Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc, ý tứ sâu xa, bao nhiều tầng bậc ý nghĩa. Đánh giá về ức Trai thi tập, Nguyễn Phương Chí ưong Từ điển Vãn học (Bộ mới) cho rằng: ửc Trai thi tập “là một đỉnh cao của nghệ thuật thi ca Việt Nam, là mẫu mực của thể thơ thiên nhiên phương Đông”.
Quốc âm thi tập là tập thơ được viết bằng chữ Nôm, được xem là “tập thơ tiếng Việt xưa nhất còn lại trong lịch sử văn học” Việt Nam. Tập thơ hiện nay gồm 254 bài thơ có công sưu tập của Trần Khắc Kiêm vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XV và của Dương Bá Cung ở thế kỷ XIX, tập hợp trong ức Trai di tập in năm 1868. Quốc âm thi tập được chia thành 4 mục: 1- Vô đề (192 bài), 2- Thời lệnh môn (Thời tiết, 21 bài), 3- Hoa mộc môn (Cỏ cây, 34 bài), 4- cầm thú môn (Thú vật, 7 bài). Trong “Vô đề” lại chia ra: Ngôn chí 21 bài, Mạn thuật 14 bài, Trần tình 9 bài, Thuật hứng 25 bài, Tự thán 41 bài, Tự thuật 11 bài; Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn đe) 61 bài; và nhiều bài có tựa riêng,... nghĩa là đề tài rất phong phú, ý tứ rất dồi dào. về nội dung, Quốc âm thi tập thể hiện lòng yêu nước thương dân với lý tưởng “nhân nghĩa” nhất quán trong các trước tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, tập thơ còn ca ngợi chí khí thanh cao, cuộc đời giản dị của một vị anh hùng dân tộc. Đồng thời qua tập thơ, người đọc có thể nhận ra một tâm hồn phong phủ, đa dạng và rất lãng mạn của ức Trai. Chính nhờ ông mà những giá trị của truyền thống, những phong tục, tập quán, những lời giáo huấn chân tình mà sâu sắc của cha ông mới được truyền lại qua bao thế hệ. về phương diện nghệ thuật, Quốc âm thi tập được đánh giá là đã tạo nên sự bứt phá của dòng thơ Nôm Việt Nam. Tác giả đã sử dụng một nguồn thi liệu dân tộc phong phú, từ hệ thống đề tài đến thể thơ, hình ảnh thơ và hệ thống vần thơ, nhịp điệu thơ. Dựa vào thể thơ Đường luật, song ông chủ trương phát huy cao độ những yếu tố dân tộc về mặt hình thức như cách gieo vần theo gốc dân gian; lối ngắt nhịp câu thơ khiến nhịp ở cuối câu là nhịp chẵn; đưa câu lục vào trong thơ, dùng xen với câu thất ngôn làm cho bài thơ giàu có về tiết điệu. Đó là điều ít gặp trong thơ Đường luật. Vì vậy mà lời thơ dung dị, gần gũi với nếp nghĩ, với lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người dân Việt. Tuy vậy, trong tập thơ vẫn có sự trau chuốt, gọt giũa về ngôn từ, cách tân theo những hướng tiến bộ cả mặt ngôn ngữ lẫn thể thơ. Ông cũng hạn chế đến mức tối đa việc vận dụng chữ Hán, thay vào đó là ông dịch ra tiếng Việt một cách dễ nhớ, dễ thuộc. Đây là đóng góp của Nguyễn Trãi trong việc hình thành thể thơ dân tộc. Đánh giá về Quốc âm thi tập, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi: Quốc âm thi tập là “một thi phẩm có giá trị mở ra cho người đọc thấy một trái tim đau thương cao cả, một tâm hồn rất mực giàu có, một tình cảm biết nén nỗi đau buồn để lúc nào cũng có thể lạc quan yêu đời của một nhân vật vĩ đại sống cách dây sáu thế kỷ, một nhân vật tiêu biểu cho sự phục hưng toàn diện của trí tuệ và tình cảm Việt Nam”. Còn nhà sử học Trần Huy Liệu cho rằng: đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam.
Như vậy, Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc Việt Nam, tác gia bách khoa thư tiêu biểu của Việt Nam thòi Trung đại. Năm 1980, Nguyễn Trãi được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông. Ghi nhận công lao của ông, Đảng và Nhà nước đã lấy tên Nguyễn Trãi để đặt tên cho nhiều đường phố và nhiều trường học ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có những ngôi trường nổi tiếng mang tên ông như: Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương, Đại học Nguyễn Trãi - Hà Nội. Đen thờ Nguyễn Trãi hiện nay ở Khu danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) và ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn biên soạn Bách khoa toàn thư ViệtNam, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, 2017.
[2] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, 3 tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
[3] Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007.
[4] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967.
[5] Nhiều tác giả, Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: Nhản kỳ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất, Nxb. Khoa học, Hà Nội, 1963.
[6] Nhiều tác giả, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969.
[8] Hà Học Trạc, Lịch sử - Lý luận và thực tiễn biên soạn Bách khoa toàn thư, Nxb. Từ điển bách khoa, HàNội, 2004.
[9] Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập tăn biên, 3 tập, Nxb. Văn học - Trung tâmNghiên cứu Quốc học, HàNội, 2001.
[10] Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003.
[11] Từđiển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, HảNội, 2004.
Xem thêm: Ông Hoàng Mười Nghệ An: từ ngôi đền thờ ở làng Xuân Am đến điện thần Tứ phủ (1)
Đây là cây cầu duy nhất trên dòng sông Arno không bị quân đội Đức phá huỷ trong Thế chiến thứ 2.
Eo Gió Nhơn Lý là một địa danh đầy nắng và gió với cảnh quan hoang sơ và kì vĩ tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Quy Nhơn. Eo Gió – Nhơn Lý độc đáo từ tên địa danh cho tới vẻ đẹp lãng mạn mà nên thơ, chắc chắn sẽ làm “xiêu lòng” bất cứ du khách nào từng một lần ghé thăm.
Hương ước đã xuất hiện từ thời Lê Thánh Tông, nó tồn tại tương đối phổ biến trong các làng Việt ở đồng bằng trung du Bắc bộ. Đây là nguồn sử liệu quý giúp chúng ta nghiên cứu về phương thức quản lý nông thôn truyền thống khá hiệu quả của cha ông để suy nghĩ các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Hương ước gồm các điều ước về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội, bảo vệ an ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, những quy ước đã được tuân thủ qua nhiều thế hệ để trở thành thông lệ phương hướng, luật tục của từng cộng động cư dân ở nông thôn.