Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Son Bá Mười - "người đẹp ngủ trong rừng" Pù Luông

06/05/2024786

Son Bá Mười là ba bản vùng cao vẫn còn giữ cho mình vẻ đẹp hoang sơ ở vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa).

Nằm ở độ cao khoảng 1.180m so với mực nước biển, Son - Bá - Mười là ba bản cao nhất của xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và vẫn thường được gọi là khu Cao Sơn. Khi nhiệt độ ở thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước lên tới gần 40 độ C thì ở đây không khí vẫn mát rượi, thậm chí se se lạnh và thoảng hương thơm của lá của hoa rừng.

Son Bá Mười được bao bọc bởi hệ sinh thái núi đá vôi thấp duy nhất tại miền Bắc Việt Nam. Nằm ở vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, đường đến Son Bá Mười từ trung tâm xã Lũng Cao khá hiểm trở khi phải vượt những con dốc 25% với cua tay áo ba tầng. Tuy nhiên giao thông đã khá thuận lợi với bà con nơi đây bởi trước đây, muốn đi ô tô, xe máy tới Son Bá Mười, người dân phải vòng qua Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình, vượt qua dốc Lũng Vân. Bù lại, sau con đường dốc quanh co, hiểm trở, Son Bá Mười hiện ra trước mắt du khách đẹp như tranh vẽ.

Sự hiểm trở của núi non khiến cho Son Bá Mười gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Hành trình “thượng sơn” lên ba bản của khu Cao Sơn luôn là thử thách hấp dẫn dành cho ai có niềm đam mê khám phá. Son Bá Mười nay đã gần hơn với trung tâm xã Lũng Cao khi được Nhà nước quan tâm đầu tư con đường vượt đỉnh Eo Mào, làm nên sự thay đổi vượt bậc cuộc sống dân sinh nơi đây.

Sự hiểm trở của núi non khiến cho Son Bá Mười gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Hành trình “thượng sơn” lên ba bản của khu Cao Sơn luôn là thử thách hấp dẫn dành cho ai có niềm đam mê khám phá. Son Bá Mười nay đã gần hơn với trung tâm xã Lũng Cao khi được Nhà nước quan tâm đầu tư con đường vượt đỉnh Eo Mào, làm nên sự thay đổi vượt bậc cuộc sống dân sinh nơi đây.

Trần Thu Trang/VOV2

Nguồn: vov.vn


Xem thêm: Khủng long cai trị Trái đất trong khoảng 170 triệu năm, tại sao chúng không tiến hóa thành những sinh vật thông minh như con người?

Các bài viết khác

Xem thêm
Đôi nét về 54 dân tộc Việt Nam
Tin tức khác30/07/2023

Đôi nét về 54 dân tộc Việt Nam

Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Thời điểm dựng Tiên Y Miếu ở Huế qua sử liệu triều Nguyễn, Nghiên cứu và Phát triển số 1

Thời điểm dựng Tiên Y Miếu ở Huế qua sử liệu triều Nguyễn, Nghiên cứu và Phát triển số 1

Về mục “Đền tiên y”(1), sách Đại Nam nhất thống chí, bản dịch (Tập 1) của Viện Sử học, xuất bản các năm 1969 (Nxb KHXH. Hà Nội, tr. 66), 1992 (Nxb Thuận Hóa. Huế, tr. 75), 2006 (Nxb Thuận Hóa. Huế, tr. 88) đều ghi nhận: “Ở phường Ninh Viễn trong kinh thành, đầu niên hiệu Gia Long, đền ở phường Dưỡng Sinh. Năm Minh Mệnh dời đến xã Yên Ninh về phía tây, ngoài kinh thành

Địa chí đương đại - những yêu cầu đặt ra
Tin tức khác08/06/2023

Địa chí đương đại - những yêu cầu đặt ra

Nhiệm vụ KH&CN "Xây dựng Bộ địa chí Quốc gia Việt Nam" được Thủ tướng Chính phủ giao ĐHQGHN chủ trì và triển khai thực hiện từ năm 2017. Đến nay, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, ký hợp đồng triển khai xây dựng các nhiệm vụ thành phần. Cổng Thông tin điện tử ĐHQGHN Xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Trần Thị An - Khoa Các khoa học liên ngành về tính cấp bách của thực tiễn yêu cầu xây dựng Bộ Địa chí mang tính thời đại.