Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.
Nguồn: Internet
Lễ Hội14/08/2023

Về yếu tố nước trong lễ hội Ok-om-bok của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (76). 2009

Ok-om-bok là lễ hội lớn sau lễ hội Chol-chnam-thmay của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu như Chol-chnam-thmay là lễ hội mừng năm mới và diễn ra vào đầu mùa mưa (giữa tháng 4 dương lịch) thì lễ hội Ok-om-bok được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, thời điểm vừa thu hoạch vụ lúa mùa xong và là cao điểm của mùa nước lũ trong năm.

Thánh địa Mỹ Sơn
Tin tức khác12/08/2023

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanmar), Wat Phou (Lào), Angkor Wat (Campuchia) và Prasat Hin Phimai (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Nguồn: Internet

Chùa Hương Tích, số 2 (15) - 2006 - Di sản văn hóa tập thể

Ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, trên dãy núi Hồng Lĩnh, có một ngôi chùa cổ tên gọi Hương Tích, một danh lam nổi tiếng, có lịch sử ra đời khá sớm được chọn làm di tích tiêu biểu của quê hương Hà Tĩnh (núi Hồng - sông La), hình tượng của chùa đã được chạm khắc lên "Anh Đỉnh" một trong 9 đỉnh đồng lớn ở Cố đô Huế, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1835) thời nhà Nguyễn.

Nguồn: Internet
Gia phả10/08/2023

Liệt Phi Nguyễn Thị Kim (1765-1804), Người đàn bà bất hạnh, Nghiên cứu và phát triển, số 5 (88), 2011

Đọc lịch sử thời đại Tây Sơn chúng ta thấy có ba mối tình khá nổi bật. Cuộc hôn nhân được nhiều người chú ý nhất và cũng nhiều người khai thác nhất là Nguyễn Huệ-Lê Ngọc Hân. Mối tình trai tài gái sắc này đã trở thành một đề tài để ca tụng và thêu dệt theo mẫu anh hùng sánh với thuyền quyên, mặc dầu sự kết hợp của hai người có thể bao gồm nhiều ẩn ý chính trị hay đổi chác. Mối tình thứ hai thơ mộng hơn. Đó là mối tình của một tiểu thư khuê các với một văn nhân mang chí lớn: Phạm Thái và Trương Quỳnh Như, được biết đến vì đã xuất hiện trong một tiểu thuyết thời tiền chiến, Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng. Vì bị ép duyên, Trương Quỳnh Như đã tự tử chết khi tuổi còn rất trẻ. Mối tình Phạm Thái-Quỳnh Như được Sở Cuồng Lê Dư thuật lại tương đối kỹ lưỡng trong Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập (Hà Nội: Nam ký, 1932, tr. 1-5).

Nguồn: Internet
Địa chí09/08/2023

Côn Đảo những năm 20 của Thế kỉ XVIII qua bức thư của một giáo sĩ Pháp, Nghiên cứu Lịch sử, số 6.2005

Theo giới nghiên cứu sử học, từ thế kỷ XVII tư bản Pháp đã có ý đồ chiếm Côn Đảo nhưng không thực hiện được, vì bị lép vế trước thế lực của tư bản Anh. Năm 1702, Công ty Anh ở Ấn Độ đem quân đến chiếm Côn Đảo nhằm xây dựng một căn cứ chiến lược và sử dụng 200 quân Mã Lai canh giữ pháo đài ở Cỏ Ống.

Nguồn: Internet
Lễ Hội05/08/2023

Ý nghĩa lễ tế giao xưa và nay, Nghiên cứu và Phát triển số 2 (79), 2010

Tế Giao là cuộc lễ tế trời đất, có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại rồi lan truyền sang một số nước trong khu vực. “Giao” là vùng đất bên ngoài kinh thành, người xưa cử hành lễ tế trời ở Nam Giao vào ngày đông chỉ và tế đất ở Bắc Giao vào ngày hạ chí. (Lý Hồng Phúc (biên tập), Khang Hy tự điển, Hán ngữ đại từ diễn xuất bản xã, Thượng Hải, 2005, tr. 1257). Tế Giao được thực hành theo quan niệm và nghi thức Khổng giáo, trong đó, vua được xem là “thiên tử”, đại diện dân để cúng tế trời đất và cầu xin được ban cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Ở Việt Nam, Tế Giao được tiếp thu và thực hành lần đầu tiên dưới thời Lý (1010-1225). Chỉ riêng thời Trần không cử hành lễ Tế Giao, các triều đại quân chủ Việt Nam còn lại đều coi đây là đại lễ và cử hành nghi lễ một cách trọng thế. Cách thức Tế Giao thay đổi ít nhiều theo từng triều đại, khi thì phân tế, khi thì hợp tế cả trời và đất ở Nam Giao. Cuộc lễ phản ánh một cách đầy đủ những quan niệm, tư tưởng, các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của cung đình Việt Nam trong lịch sử.

Nguồn: Internet

Các vị La Hán chùa Thánh Duyên, Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (84). 2011.

Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh thiên. Vì vậy không ngạc nhiên khi vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh này ở vị trí thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của đất Thần kinh. Nơi đây, vào tháng 3 năm Đinh Dậu, 1837 vua Minh Mạng khi trùng kiến chùa đã dụ rằng: "Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng tàn lụi, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau Huống gì những cảnh quan nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền" [4: 305]. Đây cũng là một trong những ngôi quốc tự được chọn làm trai đàn cầu an cũng như các lễ trọng khác của triều đình. 

Nguồn: Internet
Gia phả30/07/2023

Hồ sơ về đội trưởng thủy quân Lương Văn Thành, hy sinh tại vùng biển Phú Yên khi chiến đấu với Phỉ Thanh năm 1864, Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (77). 2009

Trong chuyến đi điền dã để sưu tầm tư liệu về Phù quận công Lương Văn Chánh, người đã có công khai hoang lập ấp tỉnh Phú Yên ngày nay, chúng tôi đã tiếp cận được tư liệu về một hậu duệ của ông, đó là Đội trưởng thủy quân Lương Văn Thành, hy sinh tại Ghềnh Bà, tấn Cù Mông vào năm 1864 và đã được vua Tự Đức sắc phong Hiệu trung kỵ úy, Chánh đội trưởng tinh binh. Sắc đề ngày 27 tháng 10 năm Tự Đức thứ 17 (1864).

Đôi nét về 54 dân tộc Việt Nam
Tin tức khác30/07/2023

Đôi nét về 54 dân tộc Việt Nam

Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Nguồn: Internet
Địa chí30/07/2023

Làng xã thời Trần, Nghiên cứu Lịch sử, số 4. 2009.

Làng xã - đơn vị cơ sở nền tảng kinh tế - xã hội - văn hóa thời Trần đã từng được nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp dưới nhiều góc độ và vấn đề liên quan khác nhau, chẳng hạn như: Làng xã trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của Phùng Văn Cường. Mỹ thuật làng xã thời Trần của Chu Quang Chứ trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 1977, tập I; Chế độ quân chủ quý tộc đời Trần của Nguyễn Hồng Phong, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4-1986; hoặc Chế độ đất công làng xã, trong Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, tập I của Trương Hữu Quýnh năm 1982. Thái ấp - điền trang thời Trần (thế kỷ XIII- XIV) của Nguyễn Thị Phương Chi, xuất bản năm 2002... Nhìn chung, những công trình trên đã đưa ra cách nhìn nhận khác nhau và cung cấp thông tin hữu ích giúp hiểu biết nhiều hơn mặt này hay mặt khác về làng xã thời Trần.

Nguồn: Internet
Lễ Hội29/07/2023

Lễ hội và di tích Phủ Dầy, 10 năm nhìn lại, Tạp chí Di sản Văn hóa số 7 (năm 2004)

Năm 1994, trong khung cảnh đổi mới đất nước, lễ hội Phủ Dầy sau nhiều năm bị gián đoạn, được thể nghiệm hồi phục. Đến nay, sau 10 năm, chúng ta đã có đủ điều kiện cần thiết để nhìn nhận lại những gì đã và đang làm, nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, để lễ hội và di tích Phủ Dầy xứng đáng là một trong những di tích và lễ hội lớn nhất và tiêu biểu nhất của đời sống tín ngưỡng - văn hóa của nhân dân ta. 

Nguồn: Internet

Điện Huệ Nam và sự giao lưu Văn hóa Chăm - Việt, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 (năm 2003)

Trong các di tích tín ngưỡng và tôn giáo ở Huế, điện Huệ Nam (dân gian quen gọi là điện Hòn Chén) là nơi hội tụ nét riêng của vùng Huế, cũng là nơi hội tụ của hai nền văn hóa Chăm-Việt, thể hiện cả trong hệ thống thần linh được thờ tại đây và trong lịch sử hình thành, phát triển của bản thân di tích này.  Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã phổ biến, từ rất lâu, trải dài trên một vùng lãnh thổ từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, các sắc thái tín ngưỡng và nghi thức thờ cúng cũng biến thiên theo từng vùng đất, mỗi nơi mỗi khác.