Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nằm trong tổ hợp Vườn Quốc gia Cát Bà, thuộc quần đảo Cát Bà, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Với đặc điểm vị trí địa lý đặc biệt, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nằm tách biệt hoàn toàn so với thành phố Hải Phòng, nhờ đó mà hệ sinh thái vẫn được bảo tồn dưới sự hỗ trợ từ mọi nguồn lực.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới trên quần đảo Cát Bà đã chính thức được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004 nhờ các giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan, văn hoá và kinh tế xã hội quan trọng.
Tới năm 2011, UNESCO đã đề cử quần đảo Cát Bà vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới và đang chờ được xét duyệt.
Đến tháng 1/2020, Vịnh Lan Hạ được công nhận trở thành thành viên của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới, đưa du lịch Cát Bà nằm trong top đầu các địa điểm du lịch được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam.
Đảo Cát Bà có 77 điểm di tích khảo cổ học quan trọng. Ví dụ:
Nền văn hóa Cát Bà ngày nay còn in sâu vào truyền thống lịch sử đoàn kết của những người dân Việt Nam vùng duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt là những người dân chài, một số đã định cư từ những thung lũng làng Việt Hải sau những thiên tai bão lũ.
Nhiều truyền thống vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong cuộc sống hiện đại trong các lễ hội như lễ hội làng cá, lễ hội chèo bơi, Hội đền Bà xã Hiền Hào được tổ chức vào tháng Giêng để tôn vinh những người phụ nữ đã có công chăm lo cho dân, dạy dân cách trồng trọt và bảo vệ hòn đảo từ nhiều thế kỷ trước.
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà có tổng diện tích là 26,241ha, trong đó 17,041 ha là Vườn Quốc gia Cát Bà và khoảng 9,200ha hệ sinh thái biển. Chủ yếu nằm trong huyện Cát Hải của thành phố Hải Phòng, bao gồm 90% đảo Cát Bà, bao gồm vùng biển xung quanh và 366 đảo đá vôi Karst.
Giá trị đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Cát Bà cao là nhờ diện tích rừng nguyên sinh và thường xanh lớn nhất vùng ven biển phía Bắc. Theo thống kê hiện nay đã ghi nhận được khoảng hơn 3100 loài động thực vật. Bao gồm hơn 1800 loài trên cạn và trên 1300 loài dưới biển.
Rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà gồm 1.588 loài thực vật, trong đó có những loài gỗ quý như Kim giao, Trai lý, Chò đãi, Lát hoa và nhiều cây làm thuốc như Thuyết giác, Xạ đen, Bình vôi, Cốt toái, Kim ngân, Lá khôi…
Các loài trên cạn bao gồm: 343 loài động vật có xương sống, 58 loài thú, 205 loài chim, 80 loài bò sát, 274 loài côn trùng
Các loài sinh vật biển lại bao gồm gần 196 loài cá, 193 loài san hô, 658 loài động vật có 4 chi, gần 131 loài động vật phù du, 400 loài thực vật phù du, 37 loài thực vật rừng ngập mặn và hơn 102 loài rong/tảo.
Trong đó, loài được biết đến nhiều nhất là Voọc đầu vàng, được biết đến là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Vườn Quốc gia có nhiều hình thức du lịch sinh thái, mang đến cho du khách nhiều lựa chọn như:
Tại đây du khách có thể nếm thử các đặc sản địa phương được trồng và chế biến tại chỗ như cam Gia Luận, gà Liên Minh, dê núi Cát Bà, mật ong rừng, trà hoa râm bụt hay nước mắm Cát Hải.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, hy vọng các bạn sẽ nắm được toàn bộ thông tin về khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Nếu có dự định tới Cát Bà, hãy liên hệ trực tiếp với Beka Travel để nhận được những chuyến đi lý thu và tuyệt vời nhất!
Nguồn: bekatravel.com
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và văn hóa. Trong đó, người Kinh chiếm đại đa số nên tiếng Việt được xem là tiếng phổ thông, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các cộng đồng tộc người trong quốc gia đa dân tộc thống nhất. Vì vậy, vấn đề tiếp xúc và vay mượn giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số là phổ biến và tất yếu, hay nói cách khác, là một hiện tượng ngôn ngữ học-xã hội đặc biệt quan trọng.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và thảo luận liên quan, song vẫn còn rất nhiều bí ẩn về cách thức và công nghệ mà người Ai Cập cổ đại đã sử dụng để xây dựng nên các kim tự tháp vĩ đại.
Ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, trên dãy núi Hồng Lĩnh, có một ngôi chùa cổ tên gọi Hương Tích, một danh lam nổi tiếng, có lịch sử ra đời khá sớm được chọn làm di tích tiêu biểu của quê hương Hà Tĩnh (núi Hồng - sông La), hình tượng của chùa đã được chạm khắc lên "Anh Đỉnh" một trong 9 đỉnh đồng lớn ở Cố đô Huế, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1835) thời nhà Nguyễn.