Hàn Quốc và Việt Nam có không ít điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Thử nhìn vào những biến động chính trị làm ví dụ, vào năm 918, ở bán đảo Hàn, triều Cao Ly được dựng lên thì chẳng bao lâu sau, vào năm 939, Việt Nam giành lại nền độc lập từ ách thống trị của Trung Quốc sau gần một nghìn năm. Lại nữa, vào năm 1392, vương triều Triều Tiên diệt Cao Ly thì 36 năm sau, tức năm 1428, tại Việt Nam, nhà Lê đánh đuổi thế lực nhà Minh lập triều đại mới. Về phương diện văn hóa cũng vậy, vương triều Cao Ly sùng bái Phật giáo thì cùng thời kì này, dưới triều Lý (1009-1225) và triều Trần (1225-1400), ở Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo là tuyệt đối. Mặt khác, đồng thời với sự thành lập vương triều Triều Tiên và triều Lê, Phật giáo suy yếu dần, Nho giáo trở thành hệ ý niệm chi phối.
Hiện nay, số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã ở Việt Nam là bao nhiêu? – Thành Nhân (TPHCM).
Nhìn lại xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, không chỉ mấy ngàn năm vừa qua mà còn cả trong tương lai lâu dài mãi mãi về sau của nước nhà, làng của người Việt luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là biểu hiện cho sức sống của đất nước.
Nhiều chục năm qua, vấn đề Đạo Mẫu ở Việt Nam, trong đó trung tâm là tín ngưỡng phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đã và đang là đối tượng quan tâm khảo sát, nghiên cứu của nhiều thế hệ học giả, các nhà nghiên cứu khoa học, thể hiện qua hàng loạt bài báo, công trình khoa học được nối tiếp nhau công bố, từ Trung ương đến địa phương...
Lễ hội tôn giáo vốn có những nét riêng được hình thành và gắn liền với mỗi tôn giáo trong mối quan hệ khăng khít, dung hợp với văn hóa truyền thống bản địa. Vì vậy, đối với lễ hội của Phật giáo cũng không là ngoại lệ, khi Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc từ những thế kỷ đầu Công nguyên cho đến hôm nay như một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, phong phú và đa dạng từ lễ thức đến lễ tiết, mang dấu ấn văn hóa đặc trưng vùng miền. Chính từ đó, Phật giáo Huế trong dòng chảy văn hóa này đã tạo nên những nét đặc trưng, khi nơi đây từng là “kinh đô Phật giáo”, thấm đẫm tinh thần Phật giáo trong lối sống, ứng xử của con người Huế...
Trong lịch sử Việt Nam, đối với các triều đại trước thời Nguyễn, mà tiêu biểu là dưới thời Lê, sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích, quý tộc, quan lại, chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình (tức Lễ phục và Tế phục).
Hoàng Hoa Thám là một nhân vật lịch sử xuất hiện trong giai đoạn dân tộc Việt Nam đối đầu với thực dân Pháp khi thời kỳ bình định quân sự sắp đi vào kết thúc.
Nếu kinh đô Thăng Long xưa từ trong cung phủ đã có một lối hát cửa quyền có nguồn gốc dân gian - Hát cửa đình phát tán thành một thành phần cổ truyền chuyên nghiệp là hát Ả đào vẫn thịnh đạt dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, hoặc là đã từ trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong phát tán thành một lối gọi là Ca Huế (gồm cả ca và đàn). Vậy cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát Ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến trong tiến trình của một lối hát truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân-Huế...
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng đất Đào Động xưa, thời Hùng Vương thuộc về bộ Thang Tuyền; thời Lý - Trần thuộc phủ Long Hưng, cuối thời Trần thuộc Hà Côi, phủ An Tiêm; thời Lê thuộc tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, phủ Thái Bình. Từ năm 1890, thuộc về huyện Phụ Dực. Năm 1969, theo quyết định phân chia lại làng xã của UBND tỉnh, Đào Động thuộc về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Khuông Việt Ngô Chân Lưu (932-1011)(1) được coi là vị Tăng thống đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vị trí của ông đối với Phật giáo Việt Nam cũng như sự nghiệp dựng nước và giữ nước trải suốt hai triều Đinh Lê đã không ngừng được khẳng định đời này qua đời khác trong các tài liệu văn hiến Việt Nam. Tuy vậy, xung quanh thân thế và sự nghiệp của ông vẫn còn rất nhiều điểm bị che mờ bởi sương khói lịch sử và sự ngộ nhận chồng chất qua các đời.
Địa danh Châu Thành hiện nay được đặt tên cho nhiều huyện, thị trấn ở các tỉnh Nam Bộ. Trong lịch sử, nó được dùng đặt tên địa danh khá sớm (1867). Hiện nay, còn tồn tại nhiều cách hiểu về khái niệm “châu thành”. Bài viết này góp phần vào việc tìm hiểu các địa danh Châu Thành trong lịch sử cũng như hiện nay dưới góc độ ngôn ngữ.
Vấn đề thuế đinh tại đảo Phú Quý từ xưa đến nay vẫn còn ghi lại nỗi đau lòng của đồng bào. Các sắc thuế ở hải đảo này đã phải chịu qua 3 thời kỳ gồm có: Thuế vảy đồi mồi, thuế mắm cơm và thuế vải Hòn, tất cả đều được đặt dưới hình thức của thuế đinh (thuế thân) lấy bài chỉ.