Khác với sự hình thành làng xã ở miền Bắc, làng của người Việt ở Khánh Hòa hình thành trong một bối cảnh khá đặc biệt, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, cụ thể là thời kỳ Nam tiến của người Việt.
Địa danh gắn liền với quá trình lịch sử, truyền thống văn hóa, nguồn gốc cư dân của từng địa phương. Qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có được nguồn tư liệu gốc để nghiên cứu lịch sử hình thành, biến đổi và phát triển của mỗi địa phương, của từng tộc người.
Doméa đơn thuần là một bến neo đỗ tàu (anchoring place) hoặc bến cảng (harbor), đồng thời là nơi lưu trú tạm thời của thủy thủ đoàn (đa số sống và sinh hoạt trên boong tàu mặc dù có đôi khi lên bờ sinh sống) trong khoảng 2-3 tháng để chờ nhận hàng và khởi hành đi Nhật Bản hoặc các cảng Đông Nam Á. Doméa đồng thời là nơi bốc hàng hóa xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ Đàng Ngoài) lên tàu và dỡ hàng hóa nhập khẩu (hương liệu, vải vóc, bạc, đồng.....) xuống ghe thuyền địa phương để đưa lên Kẻ Chợ/Phố Hiến.
Làng xã ở nước ta xuất hiện tương đối muộn nếu hiểu như một cơ cấu hành chính. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, nói về ông Khúc Hạo (cuối thời Bắc thuộc) làm chức Tiết độ sứ lập ra bộ, phủ, châu, xã ở các nơi. Đứng đầu hàng xã là chức Xã quan.
(Consonkiepbac.org.vn) - Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến.
Địa chí là loại sách ghi chép một cách tổng hợp các mặt từ địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu đến sản vật, phong vật, cộng đồng dân cư, tộc người, đến chính trị kinh tế, lịch sử, văn hóa xã hội... của một quốc gia, một khu vực, một tỉnh thậm chí của một làng, một xã. Không chỉ sách địa chí ngày nay, mà từ xưa các bộ địa chí cổ của Việt Nam đều có mục đích cung cấp kiến thức hiểu biết toàn diện và hệ thống về mảnh đất con người nói chung hay một vùng lãnh thổ - hành chính - cư dân tùy theo từng cấp độ đã được hình thành trong tiến trình lịch sử.
(QBĐT) - Cứ vào thư tịch cổ để lại thì từ thời Trung đại, ở nước ta đã xuất hiện một loại sách gọi là Địa chí ghi chép, biên soạn, giới thiệu về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hoá... của một địa phương (làng, xã, huyện, tỉnh...), hình thành và phát triển với những phạm vi và tầm mức khác nhau, do các trí thức đương thời biên soạn.
Hương ước đã xuất hiện từ thời Lê Thánh Tông, nó tồn tại tương đối phổ biến trong các làng Việt ở đồng bằng trung du Bắc bộ. Đây là nguồn sử liệu quý giúp chúng ta nghiên cứu về phương thức quản lý nông thôn truyền thống khá hiệu quả của cha ông để suy nghĩ các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Hương ước gồm các điều ước về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội, bảo vệ an ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, những quy ước đã được tuân thủ qua nhiều thế hệ để trở thành thông lệ phương hướng, luật tục của từng cộng động cư dân ở nông thôn.
Trong nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu trước đây, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam, thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tập hợp được các chuyên gia đa ngành (cũng là thành viên từ các dòng họ Việt Nam) tự nguyện tham gia, đáp ứng các nghiên cứu và ứng dụng công tác theo tiêu chí UNESCO trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin truyền thông để tìm ra giải pháp lưu trữ, thống kê về hệ thống di sản vô cùng đồ sộ trong các dòng họ ở Việt Nam và các tiến hành bảo trợ, vinh danh, động viên các dòng họ hướng tới các phát triển hệ thống và bền vững do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phát động.
Dư địa chí, còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí, Đại Việt địa dư chí, An Nam vũ cống, Nam Quốc vũ cống hoặc Lê triều cống pháp, là sách địa chí do Ức Trai Nguyễn Trãi, danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435. Cuốn sách viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Ngày 22/5/2018, tại Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm nghiên cứu, xây dựng bộ qui chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam.
“Địa chí” là thuật ngữ chỉ việc ghi chép về một vùng địa lý nào đó. Thuật ngữ “Địa chí” gồm hai từ “Địa” và “chí”. Chí, nghĩa chữ Hán là ghi chép, Địa trong chữ Hán có nhiều nghĩa khác nhau.