Toạ đàm có sự tham dự của các nhà khoa học đầu ngành trong nghiên cứu và đào tạo về tôn giáo tín ngưỡng, triết học, văn hoá học…
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Lại Quốc Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV; Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại nhấn mạnh, tư vấn chính sách là một trong những hoạt động trọng tâm của CECRS. Tọa đàm khoa học và góp ý báo cáo tư vấn chính sách chính là diễn đàn khoa học uy tín nhằm tiếp thu những trao đổi giá trị từ các nhà nghiên cứu đầu ngành trong các lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng, triết học, văn hoá học… để hoàn thiện các khuyến nghị chính sách quan trọng.
Trân trọng cảm ơn sự đóng góp tâm sức, trí tuệ của các nhà khoa học đầu ngành, PGS.TS. Lại Quốc Khánh tin tưởng, toạ đàm nói riêng và các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tri thức tiếp theo của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại sẽ tiếp tục mang lại những giá trị tham góp cho các cơ quan quản lý của Đảng và Chính phủ.
Đánh giá cao ý nghĩa của toạ đàm và góp ý báo cáo tư vấn chính sách do CECRS tổ chức, GS.TS. Đỗ Quang Hưng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại cho biết, hoạt động tư vấn chính sách của Trung tâm sẽ là diễn đàn khoa học uy tín, là cơ hội để các nhà khoa học chia sẻ những nghiên cứu của mình trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng.
PGS.TS. Lại Quốc Khánh nhấn mạnh, tư vấn chính sách là một trong những hoạt động trọng tâm của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại
GS.TS. Đỗ Quang Hưng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại chủ trì toạ đàm và trao đổi báo cáo tham luận. Tại tọa đàm, các nhà khoa học đã trao đổi về các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng đang được quan tâm hiện nay. Trong đó, GS.TS. Đỗ Quang Hưng trình bày báo cáo với chủ đề “Trao đổi về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016, mấy vấn đề phía trước”; PGS.TS Nguyễn Quang Hưng trình bày 02 báo cáo về “Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - tòa thánh Vatican (cảm hứng từ các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam tới Tòa Thánh)” và “Phát huy nguồn lực tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ phát triển bền vững”; TS. Nguyễn Hữu Thụ trình bày báo cáo về “Thực trạng thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra”. Những ý kiến khoa học nhằm tư vấn chính sách về tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam đã được các nhà khoa học đầu ngành thảo luận và bổ sung vào nội dung các báo cáo.
Dự kiến, các báo cáo khoa học này sẽ được Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại bàn giao tới Ban Tôn giáo Chính phủ để bổ khuyết, hoàn thiện cho các chính sách pháp luật về tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam hiện nay.
PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại
TS. Nguyễn Hữu Thụ trình bày báo cáo về “Thực trạng thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra”
GS.TS Phùng Hữu Phú - chia sẻ sự vui mừng trước sự phát triển vững mạnh của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại trong thời gian quaTham dự toạ đàm, GS.TS Phùng Hữu Phú - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chia sẻ sự vui mừng trước sự phát triển vững mạnh của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại trong thời gian qua với sự chỉ đạo sát sao của các thế hệ lãnh đạo, sự đóng góp tâm sức của các nhà khoa học; trong đó toạ đàm khoa học và góp ý báo cáo tư vấn chính sách là một minh chứng. Giáo sư Phùng Hữu Phú đánh giá, tọa đàm đã chọn rất “trúng” các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng đang được quan tâm hiện nay, đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tư vấn chính sách tới các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
GS.TS. Nguyễn Văn Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
PGS.TS Pascal Bourdeaux - Trường Cao học Thực hành Paris, Pháp, Ủy viên Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại trao đổi về phương pháp so sánh các tín ngưỡng, tôn giáo của các quốc gia
PGS.TS. NGUT Lâm Bá Nam - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV
PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại, Trường ĐH KHXH&NV
PGS.TS Trần Thị Kim Oanh - Trưởng Bộ môn Tôn giáo học, Ủy viên Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại, Trường ĐH KHXH&NV chia sẻ một số kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo tại Bộ môn Tôn giáo họcTrong khuôn khổ buổi tọa đàm, Ban tổ chức đã công bố Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại. Theo đó, Hội đồng khoa học của Trung tâm quy tụ các nhà khoa học hàng đầu trong nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng, triết học, văn hoá học, các chức sắc tôn giáo tại các trường đại học trong nước và quốc tế, học viện, viện nghiên cứu, các bộ/ban/ngành, như: GS.TS Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng, PGS.TS. Lại Quốc Khánh, GS.TS. Trần Văn Đoàn, PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, GS.TS. Lê Văn Lợi…
Phát biểu tại lễ công bố Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, PGS.TS. Lại Quốc Khánh chia sẻ sự tin tưởng với trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học uy tín, Trung tâm sẽ đạt được nhiều thành tựu và có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao tri thức và tư vấn chính sách trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo.
PGS.TS. Lại Quốc Khánh tri ân các thế hệ lãnh đạo của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại CECRS
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại trao quyết định Về việc kiện toàn Hội đồng khoa học Trung tâm tới các thành viên của Hội đồng
Các ấn phẩm của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại có giá trị khoa học và thực tiễn cao
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại khuôn viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại (Center for Contemporary Religious Studies (CECRS) có trụ sở tại P. 507, nhà A, 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội) được thành lập ngày 17/10/2007 là kết quả của sự hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Missionswissenschaftliches Institut Missio e. V, tên tiếng Anh Institute of Missiology) có trụ sở ở Aachen, CHLB Đức nhằm thúc đẩy việc đào tạo và nghiên cứu các vấn đề tôn giáo ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngay sau khi được thành lập, Trung tâm đã tiến hành hàng loạt các hoạt động. Hàng năm, Trung tâm vẫn mời các giáo sư thỉnh giảng từ các nước tới trường giảng dạy các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực tôn giáo học và triết học.
Một hoạt động quan trọng của CECRS là công tác tư vấn chính sách. Công việc này thực tế đã được các nhà khoa học thực hiện với tư cách cá nhân từ trước khi thành lập Trung tâm. Bên cạnh những vấn đề chuyên môn, học thuật, đội ngũ cán bộ của Trung tâm tích cực đóng góp những ý kiến, giúp các cơ quan chức năng như Ban tôn giáo chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,… hoàn thiện các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan tới tôn giáo như Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004); Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2016) và nhiều văn bản pháp luật khác, góp phần giải quyết những điểm nóng liên quan tới tôn giáo và tộc người. Với việc thành lập Trung tâm, công tác tư vấn chính sách ngày càng được thúc đẩy và đa dạng hóa. Thông qua các hoạt động của mình, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại thực sự là cầu nối để các giới chức cùng với các chức sắc, các nhà tu hành và giới nghiên cứu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi, tạo sự tin cậy lẫn nhau.
Từ năm 2009 đến nay, CECRS tiến hành đều đặn chương trình Hội thảo/tọa đàm quốc tế và trong nước thường niên về các chủ đề tôn giáo, thu hút đông đảo học giả đến từ châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các nước trong khu vực.
Trung tâm có mối quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế trong trao đổi và chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Trung tâm làm cầu nối trong việc xin học bổng đào tạo các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ liên quan tới các vấn đề tôn giáo học. Cho tới nay, Trung tâm đã giới thiệu và nhận được 5 xuất học bổng cho các cán bộ trong trường cử đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về tôn giáo học, tại các trường đại học trong khu vực cũng như châu Âu và Bắc Mỹ, những cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu thế giới.
Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại thực hiện lộ trình phát triển thành Trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thuỳ Dung - USSH Media
Nguồn: https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/khoa-hoc/bao-cao-khoa-hoc-ve-ton-giao-tin-nguong-cua-cecrs-co-so-ly-luan-giau-gia-tri-ve-tu-van-chinh-sach-22395.html
Nếu như Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Lan Hạ từ lâu đã trở thành những địa chỉ nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam, thân thuộc với khách du lịch trong nước và quốc tế, thì Bạch Long Vĩ, đến nay, vẫn là một hòn đảo hoang sơ với rất nhiều những điều thú vị chưa được khám phá. Với vị trí địa lý quan trọng, là “phên dậu tiền tiêu” biên giới trên vùng biển vịnh Bắc Bộ của quốc gia, Bạch Long Vĩ không đơn thuần là một điểm tham quan du lịch. Bạch Long Vĩ không phải là nơi dễ đến, không phải cứ khoác ba lô lên đường là được tham quan một điểm đến mới lạ. Hành trình từ đất liền ra đảo với 6 -7 giờ lênh đênh trên biển, đối mặt với những cơn say sóng dữ dội, đối mặt với những khắc nghiệt từ thời tiết, từ thiên nhiên vẫn luôn là thử thách mà không phải ai cũng dũng cảm đối mặt. Nên ngay cả với những người con đất Cảng, Bạch Long Vĩ vẫn ẩn chứa những điều bí ẩn và kỳ diệu, thôi thúc sự khám phá, chinh phục của những người yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc và đau đáu với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc mình.
Du lịch Bergen Nauy và trải nghiệm cảnh đẹp Bắc Âu, nơi được gọi là thành phố ẩm ướt nhất thế giới vì nằm ngay rìa Bắc Đại Tây Dương.
Lễ hội tôn giáo vốn có những nét riêng được hình thành và gắn liền với mỗi tôn giáo trong mối quan hệ khăng khít, dung hợp với văn hóa truyền thống bản địa. Vì vậy, đối với lễ hội của Phật giáo cũng không là ngoại lệ, khi Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc từ những thế kỷ đầu Công nguyên cho đến hôm nay như một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, phong phú và đa dạng từ lễ thức đến lễ tiết, mang dấu ấn văn hóa đặc trưng vùng miền. Chính từ đó, Phật giáo Huế trong dòng chảy văn hóa này đã tạo nên những nét đặc trưng, khi nơi đây từng là “kinh đô Phật giáo”, thấm đẫm tinh thần Phật giáo trong lối sống, ứng xử của con người Huế...