Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. VQG Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo và nằm cách cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 83km, cách TP. Vũng Tàu khoảng 185km và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 250km. Quần đảo Côn Đảo hiện có 16 đảo nhỏ, lớn nhất là đảo Côn Sơn và VQG Côn Đảo cũng tọa lạc tại đây. Đảo Côn Sơn chính là điểm đến du lịch nổi tiếng được rất nhiều du khách ghé thăm.
Vườn quốc gia Côn Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 19.883,15 ha, trong đó bao gồm Phần diện tích bảo tồn rừng trên các đảo (5.883,15 ha); Phần diện tích bảo tồn biển (14.000 ha) và Phần diện tích vùng đệm trên biển (20.500 ha). VQG Côn Đảo nổi tiếng với sự đa dạng sinh học rừng, biển, đất ngập nước và đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước công nhận là Khu đất ngập nước quan trọng quốc tế (Khu Ramsar) vào năm 2013.
Du khách từ đất liền muốn di chuyển đến vườn quốc gia Côn Đảo có thể tham khảo các phương tiện sau đây:
Sau khi đã đến Côn Đảo, du khách có thể lựa chọn thuê xe máy, ô tô hay Taxi để đến vườn quốc gia Côn Đảo cực kỳ dễ dàng.
Cảnh quan tại vườn quốc gia Côn Đảo sẽ biến đổi cực kỳ đa dạng tuỳ vào từng mùa. Để hợp cho việc du lịch, du khách nên chọn đi vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 nha, lúc này trời mưa khá ít, biển êm, gió nhỏ nên rất phù hợp để tham quan các đảo ở xa hay tham gia lặn biển, chụp ảnh.
Tháng 7 đến tháng 9 sẽ là giai đoạn rùa biển sinh sản nên sẽ cực kỳ thú vị để khám phá. Còn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau sẽ là mùa gió chướng, lúc này vịnh biển Côn Sơn hay có sóng lớn nhưng tại phía Tây và Tây Nam đảo lớn thì biển vẫn êm, trời không mưa nên không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nhé.
Khi đến vườn quốc gia Côn Đảo, du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan nhiều hoạt động thú vị như:
Khám phá sự đa dạng sinh học: Theo thống kê vườn quốc gia Côn Đảo đã phát hiện 1.077 loài thực vật với 640 chi, 160 họ và có đến 44 loài thực vật lần đầu tìm thấy tại Côn Đảo. Về hệ động vật rừng là 160 loại, gồm 26 loài thú, 85 loài chim, 38 loài bò sát và 8 loài ếch nhái. Hệ sinh học biển đa dạng với 1725 loại sinh vật biển; thực vật ngập mặn có 23 loài, 127 loài rong biển, 7 loài cỏ biển, 157 loài phù du thực vật, 115 loài phù du động vật, 219 loài san hô và 5 loại thú bò sát biển cùng nhiều loạt động vật quý hiếm khác.
Lặn biển ngắm san hô: Bạn sẽ được hoà mình vào lòng đại dương sâu thẳm và ngắm nhìn các rạn san hô xinh đẹp. Hoạt động này cực kỳ an toàn do có sự giám sát cẩn thận từ các thợ lặn chuyên nghiệp. Do điều kiện tự nhiên tuyệt vời, các rạn san hô tại Côn Đảo cực kỳ phát triển và sẽ mang đến một “bữa tiệc” thị giác siêu ấn tượng cho du khách.
Thăm rùa đẻ trứng: Nếu đi từ tháng 4 đến tháng 9, du khách sẽ được trải nghiệm xem rùa đẻ trứng. Đây chắc hẳn là cảnh tượng mà bất kỳ ai cũng muốn nhìn thấy một lần trong đời.
Hồ An Hải: Là hồ nước ngọt nằm bên trong vườn quốc gia Côn Đảo, hồ là nơi cung cấp nguồn nước ngọt cho các hoạt động sản xuất, nuôi trồng và đời sống của người dân địa phương. Hồ An Hải có cảnh quan xinh đẹp, hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là còn sở hữu khung cảnh thơ mộng mỗi khi mùa sen nở nữa đó.
Hang Đức Mẹ: Phía bên trong Hang Đức Mẹ chính là bức tượng Đức Mẹ Maria cùng nhiều tàn tích từ thời chiến tranh chống Pháp. Mặc dù Hang Đức Mẹ có địa thế hiểm trở, đường đi lên khá khó khăn nhưng vẫn được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm.
Di tích Cầu Ma Thiên Lãnh: Là một di tích lịch sử do chính thực dân Pháp xây dựng trong giai đoạn chiến tranh. Đây là nơi chứng kiến hơn 350 tù nhân hy sinh trong quá trình xây dựng, thể hiện sự khốn nạn, bóc lột của thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam thời bấy giờ.
Mức giá vé tham quan vườn quốc gia Côn Đảo được quy định cụ thể như sau:
Lưu ý khi du lịch vườn quốc gia Côn Đảo
Nguồn: www.traveloka.com
Xem thêm: Nhà thờ hồi giáo Bagerhat - Bangladesh
Bạn biết bao nhiêu về khủng long? Chúng là loài sống cao cấp nhất trên trái đất trước khi con người xuất hiện.
Vượt qua “thời gian chiêm bao” mà tư duy con người còn chìm trong không gian hoang dã với hiện tượng thờ các lực lượng "hồn nhiên" như cây cỏ, đất đá, một khúc của ngã ba sông,... để rồi con người tiến lên xây dựng một tổ chức mang tính xã hội. Trên đường đi đó dần dần con người định hình nhân dạng cho các thần linh mà trong đó một vị thần linh cơ bản đầu tiên là nữ thần. Có thể tin được điều đó, bởi trong buổi hồng hoang, sự phân công lao động sớm nhất là phân công lao động nam - nữ. Nam thì săn bắn/bắt, công việc này bấp bênh, hôm được hôm không, thiếu tính chất thường xuyên để đảm bảo cuộc sống. Còn nữ giới với hái lượm rau củ trong rừng, đó là lương thực cơ bản để nuôi sống gia đình. Mặc nhiên vai trò của nữ trở nên cực kỳ quan trọng, do đó đã dẫn đến một hiện tượng khi nhân dạng hóa thần linh thì vị thần đó tất yếu mang dạng nữ. Khởi đầu, người Việt trông cậy vào của cải được thu lượm từ rừng nên người ta tôn trọng thần rừng, hội các điều kiện lại thì vị thần nhân dạng đầu tiên có thể nghĩ được là bà chúa rừng với nhiều chức năng khác nhau - Trước hết là thần của cải - Trong quá trình tồn tại, người ta hội dần vào bà nhiều chức năng, đầu tiên là bà “mẹ Thiêng liêng" với quyền năng vô bờ bến; một bà “mẹ Thế gian”, bởi người ta coi từ bà mà muôn loài nảy sinh và phát triển. Đồng thời bà là một thần linh đứng đầu bách thần nên bà còn mang tư cách là một đấng “vô cùng” - người Việt đã dần hội tất cả những gì linh thiêng liên quan vào chính bà Đông Cuông - một bà mẹ vũ trụ khởi nguyên của người Việt.
Trong tiến trình lịch sử xứ Đàng Trong, thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ có nhiều dấu ấn khá đặc biệt đối với lịch sử dân tộc. Đây được xem là thời kỳ cõi Nam Hà phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...