Năm nay vừa tròn 260 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Đặng Đức Siêu (1750-1810), để hướng về tổ tông và tưởng nhớ vị Thượng thư Bộ Lễ đầu tiên của triều Nguyễn, chúng tôi mạn phép viết đôi dòng về thân thế và sự nghiệp của ngài.
Họ Phí ở Việt Nam - một dòng họ hiếm, có số lượng khiêm tốn so với một số dòng họ khác, nhưng có những đóng góp quan trọng cho đất nước trong nhiều thế kỷ qua. Họ Phí ngày nay có mặt ở khắp nơi trong nước cũng như nhiều nơi ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ Phí chỉ tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Thanh Hóa và các tỉnh thành khác: Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang... Họ Phí ở Việt Nam có từ khi nào? Ở đâu? Quá trình phân tán thế nào? Ai là ông tổ của họ?... Để có câu giải đáp thỏa đáng, đây thực sự là vấn đề khó khăn. Các công trình nghiên cứu về dòng họ này chưa từng có, mặc dù trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam có đề cập đến một số danh nhân họ Phí - chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau. Hiện nay, có một số ý kiến rất khác nhau về nguồn gốc họ này, ngay cả trong nội tộc họ Phí. Chúng tôi điểm qua vài nét như sau.
Cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương châm của ông là nghiên cứu kỹ “quốc sử” (lịch sử dân tộc) và “quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời”. Với phương châm và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: nước Đại Nam muốn bảo vệ độc lập thì phải thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương và tiến hành canh tân đất nước.
Đọc lịch sử thời đại Tây Sơn chúng ta thấy có ba mối tình khá nổi bật. Cuộc hôn nhân được nhiều người chú ý nhất và cũng nhiều người khai thác nhất là Nguyễn Huệ-Lê Ngọc Hân. Mối tình trai tài gái sắc này đã trở thành một đề tài để ca tụng và thêu dệt theo mẫu anh hùng sánh với thuyền quyên, mặc dầu sự kết hợp của hai người có thể bao gồm nhiều ẩn ý chính trị hay đổi chác. Mối tình thứ hai thơ mộng hơn. Đó là mối tình của một tiểu thư khuê các với một văn nhân mang chí lớn: Phạm Thái và Trương Quỳnh Như, được biết đến vì đã xuất hiện trong một tiểu thuyết thời tiền chiến, Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng. Vì bị ép duyên, Trương Quỳnh Như đã tự tử chết khi tuổi còn rất trẻ. Mối tình Phạm Thái-Quỳnh Như được Sở Cuồng Lê Dư thuật lại tương đối kỹ lưỡng trong Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập (Hà Nội: Nam ký, 1932, tr. 1-5).
Trong chuyến đi điền dã để sưu tầm tư liệu về Phù quận công Lương Văn Chánh, người đã có công khai hoang lập ấp tỉnh Phú Yên ngày nay, chúng tôi đã tiếp cận được tư liệu về một hậu duệ của ông, đó là Đội trưởng thủy quân Lương Văn Thành, hy sinh tại Ghềnh Bà, tấn Cù Mông vào năm 1864 và đã được vua Tự Đức sắc phong Hiệu trung kỵ úy, Chánh đội trưởng tinh binh. Sắc đề ngày 27 tháng 10 năm Tự Đức thứ 17 (1864).
Hàn Quốc và Việt Nam có không ít điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Thử nhìn vào những biến động chính trị làm ví dụ, vào năm 918, ở bán đảo Hàn, triều Cao Ly được dựng lên thì chẳng bao lâu sau, vào năm 939, Việt Nam giành lại nền độc lập từ ách thống trị của Trung Quốc sau gần một nghìn năm. Lại nữa, vào năm 1392, vương triều Triều Tiên diệt Cao Ly thì 36 năm sau, tức năm 1428, tại Việt Nam, nhà Lê đánh đuổi thế lực nhà Minh lập triều đại mới. Về phương diện văn hóa cũng vậy, vương triều Cao Ly sùng bái Phật giáo thì cùng thời kì này, dưới triều Lý (1009-1225) và triều Trần (1225-1400), ở Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo là tuyệt đối. Mặt khác, đồng thời với sự thành lập vương triều Triều Tiên và triều Lê, Phật giáo suy yếu dần, Nho giáo trở thành hệ ý niệm chi phối.
Hoàng Hoa Thám là một nhân vật lịch sử xuất hiện trong giai đoạn dân tộc Việt Nam đối đầu với thực dân Pháp khi thời kỳ bình định quân sự sắp đi vào kết thúc.
Thái giám hay hoạn quan là những nam nhân bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục (do bẩm sinh hay bị cắt bỏ) được tuyển vào cung để hầu hạ vua chúa, hậu phi và làm những việc tạp dịch hàng ngày. Dù bị xem là hạng nô bộc nhưng lịch sử cho thấy, việc tin dùng hoạn quan và đam mê tửu sắc chính là nguyên nhân làm suy yếu hay sụp đổ nhiều triều đại.
Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ.
Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định là sách thông chí đầu tiên thời nhà Nguyễn, nhưng nội dung sách này chủ yếu ghi chép lộ trình cũng như sách Toản tu Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Công Đạo, điểm khác là Địa dư chí không có bản đồ đính kèm như Lộ đồ thư, tuy nhiên phong phú hơn vì ngoài đường thiên lý chạy suốt từ Bắc đến Nam tận cùng của đất nước trong phần gọi là Dịch lộ, còn có những đường lưu hành trong mỗi dinh trấn (liên huyện, liên xã) trong phần gọi là Thực lục.
Hoàng Thái hậu Từ Dụ (tức Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu) tên thật là Phạm Thị Hằng. Bà sinh ngày 19 tháng 5 năm Canh Ngọ (tức ngày 20/6/1810) tại Gò Công (thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay).
Cách đây 90 năm, ngày 10 tháng Hai, 1930, Tổng khởi-nghĩa Yên-báy (viết như tên gọi thời đó) của Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) do Đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo – nhằm lật đổ chính quyền thuộc địa tại Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp) – bùng nổ.