Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định là sách thông chí đầu tiên thời nhà Nguyễn, nhưng nội dung sách này chủ yếu ghi chép lộ trình cũng như sách Toản tu Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Công Đạo, điểm khác là Địa dư chí không có bản đồ đính kèm như Lộ đồ thư, tuy nhiên phong phú hơn vì ngoài đường thiên lý chạy suốt từ Bắc đến Nam tận cùng của đất nước trong phần gọi là Dịch lộ, còn có những đường lưu hành trong mỗi dinh trấn (liên huyện, liên xã) trong phần gọi là Thực lục. Tác giả ghi chép theo lề lối của Lịch Đạo Nguyên trong Thủy kinh chú, đường đi từ đâu đến đâu, độ dài bao nhiêu, điểm đến có gì đặc biệt (về địa thế, về dân cư, về di tích, về thơ văn…) thì tạm dừng mô tả vài dòng. Đường thiên lý cũng gọi là đường trạm, vì dọc theo chiều dài của nó, ở một khoảng cách vừa phải cho sức người, sức ngựa, nhà nước đặt một cơ sở gọi là trạm dịch (nhà trạm) để nghỉ chân và thay người, thay ngựa (nếu cần).
Đầu quyển 3, Lê Quang Định cho biết đường trạm dinh Quảng Đức trực thuộc Kinh thành, đi về phía nam thì điểm khởi hành là ở cửa Đông Nam Kinh thành Huế, nhân dân thường gọi là cửa Thượng Tứ (vì bên trong có cơ quan coi việc xe ngựa của vua), từ đó qua các trạm An Nông (Nong), trạm Cao Đôi (Cầu Hai), trạm Kiền Kiền, trạm Phúc An (Phước Yên), bắt đầu vượt đèo Hải Vân đến đèo Chân Sảng của dinh Quảng Nam ở ngay dưới chân đèo phía nam. Đi về phía bắc thì điểm khởi hành là cửa Tây Bắc Kinh thành Huế, từ đó qua các điếm Triều Tây, Hương Cần, Thanh Lương, Văn Xá, đến trạm Hành cung Thượng An; lại qua điếm Phò Trạch, đến trạm Hành cung Mỹ Xuyên, rồi vào địa giới dinh Quảng Trị đến trạm Hành cung Thượng Xá. Hình như các trạm dịch này đều đặt thời các chúa Nguyễn, trong đó, trạm Mỹ Xuyên liên quan đến nhân vật Trần Văn Kỷ thời Tây Sơn. Trạm Mỹ Xuyên ở địa phận xã Mỹ Xuyên, thời Tây Sơn đổi tên Hoàng Giang, thời Nguyễn khôi phục tên cũ. Trần Văn Kỷ nguyên tên Chánh Kỷ, người làng Vân Lô, tổng Vĩnh Xương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (nay thuộc xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông lúc còn bé đã nổi tiếng thông minh, năm 1777 đỗ đầu kỳ thi Hương ở Phú Xuân (đang thời quân Trịnh chiếm đóng Thuận Hóa). Năm 1786, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, ông ứng nghĩa, được tin dùng ngay, phong chức Trung thư phụng chính. Ông đem hết tâm huyết phục vụ triều đại Tây Sơn, giúp Nguyễn Huệ thu dụng nhân tài (Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Võ Văn Ước, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Thế Lịch, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp...) và tổ chức bộ máy chính quyền... Năm 1792, vua Quang Trung mất, vua Cảnh Thịnh nối ngôi, vẫn trao cho ông chức Trung thư lệnh, giữ các việc cơ mật. Nhưng Thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền, kiếm cớ tước chức ông, đày ra làm lính trạm Hoàng Giang. Mùa đông năm Giáp Dần (1794), Thái sư Bùi Đắc Tuyên lại sai Tư đồ Võ Văn Dũng ra điều bát quân sự ở Bắc Thành, gọi Ngô Văn Sở về Phú Xuân. Dũng đi qua trạm Mỹ Xuyên gặp Kỷ, Kỷ khuyên: “Quan thái sư chức vị đã cao tột bậc, trong tay nắm quyền làm oai làm phúc, lại đẩy ông ra ngoài, nếu có sự chẳng lợi cho nhà nước, các ông phỏng còn giữ được đầu chăng? Bây giờ chẳng sớm liệu đi, sau này ăn năn sao kịp?”. Dũng ngầm trở về đến kinh đô, mật mưu với Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, đang đêm vây chùa Thiền Lâm, nhưng Tuyên có việc ở lại trong phủ của vua. Bọn Dũng lại qua vây phủ, Nguyễn Quang Toản đành giao ông cậu cho họ. Dũng lại giả tờ chiếu lệnh cho Nguyễn Quang Thùy bắt Ngô Văn Sở đóng gông giải về kinh và sai Nguyễn Văn Huấn vào Quy Nhơn bắt con Tuyên là Trụ đem ra, rồi dìm nước chết hết. Quang Toản không làm sao được, chỉ khóc! Võ Văn Dũng triệt hạ hết phe phái của Tuyên, rồi mời Trần Văn Kỷ trở về phục chức Phụ chính và tiếp tục giữ Viện Trung Thư, tước Kỷ Thiện hầu. Nhưng tình hình Tây Sơn đã quá suy bại, không thể cứu vãn, năm 1801, quân Nguyễn chiếm lại Phú Xuân. Trần Văn Kỷ trốn về quê. Nguyễn Phúc Ánh sai người mời vào hợp tác. Ông chối từ, ngầm liên lạc với vua Cảnh Thịnh ở Bắc Hà. Việc bại lộ, ông bị bắt giải về Phú Xuân bằng thuyền; khi đến Sông Hương ở ngã ba Sình, ông nhảy xuống nước tử tiết ngày 19 tháng Mười Một năm Tân Dậu (24/12/1801).
(*) Thừa Thiên Huế. Xem từ Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 và số 2 năm 2021. Ở 2 phần trước, tác giả đã trình bày: 1. Hành trạng Lê Quang Định và 2. Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
Một trạm đáng chú ý khác là trạm Phúc An. Bấy giờ có hai địa danh cùng tên, một là phủ Phúc An của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, xây dựng xong năm 1626, đến năm 1635, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lại dời phủ vào Kim Long, Phúc An được lập thành một xã đứng đầu tổng Phúc An, thuộc huyện Quảng Điền; đến giữa thế kỷ XIX, vì kiêng chữ húy, đổi làm Phước Yên, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Còn đây ta đang nói đến phường Phúc An ở tận phía nam gần đèo Hải Vân, xưa thuộc huyện Phú Vang, nay thuộc huyện Phú Lộc, không rõ thành lập từ bao giờ. Trạm dịch đặt tại đó cũng lấy tên trạm Phúc An. Hiện nay làng còn giữ một văn bản chữ Hán liên quan đến trạm dịch này, do Nguyễn Công Trí phát hiện và chụp ảnh giữ làm tài liệu, là một tờ thân viết theo dạng chữ thư lại quen thuộc từ thời các chúa Nguyễn đến thời Gia Long (thời Minh Mạng đã đổi lối viết mới), mất phần lạc khoản, nhưng chắc chắn thời Gia Long, vì đóng ấn Quảng Đức dinh lưu thủ(1):
Nguyên văn: 富榮縣鹽場總福安橋居坊隊長權阮文權社長饒范文饒本 坊等一望恩由愚坊地分居在浮沙海渚拋網糊口田地並無頗愚坊尽續民數補 入驛站捌拾参率拈迎公文公貨出入外至虔虔站有富家岧去回一日內至廣南 農真爽站有雲關高峻去回二日再有源門大江廣渡及更守各要路日夜莫敢遑 處頗祖父愚坊前前間舊例有朱憑扛拈獨樹一站準充赃[贓]錢及行縣公搜與 各船另例向後時遭兵火燒失此朱憑致茲愚坊既受驛站依舊止存社長壹人老 項参人不具壹人逃項貳人共柒人既受官稅與日夜橫渡在守所巡防海外護送 粮團再補愚坊行縣搜役公務各端甚於饑渴生業失方恐其漂散伏乞尊翁廣施 仁路恤下民情照付注酌行縣搜役許愚坊以便更守各要路及附守巡門橫渡賴 舒民苦庶便一端萬賴拜
Phiên âm: Phú Vang huyện, Diêm Trường tổng, Phúc An kiều cư phường đội trưởng Quyền Nguyễn Văn Quyền, xã trưởng Nhiêu Phạm Văn Nhiêu bản phường đẳng nhất vọng ân: Do ngu phường địa phận cư tại phù sa hải chử, phao võng hồ khẩu, điền địa tịnh vô. Phả ngu phường tận tục dân số bổ nhập dịch trạm bát thập tam suất, niêm nghênh công thư công hóa xuất nhập, ngoại chí Kiền Kiền trạm, hữu Phú Gia đèo, khứ hồi nhất nhật; nội chí Quảng Nam Nông Chân Sảng trạm, hữu Vân Quan cao tuấn, khứ hồi nhị nhật. Tái hữu nguyên môn đại giang quảng độ, cập canh thủ các yếu lộ, nhật dạ mạc cảm hoàng xử. Phả tổ phụ ngu phường tiền tiền gian cựu lệ hữu châu bằng giang niêm độc thụ nhất trạm, chuẩn sung tang tiền cập hàng huyện công sưu dữ các thuyền lính lệ. Hướng hậu thì tao binh hỏa thiêu thất thử châu bằng, trí tư ngu phường ký thụ dịch trạm y cựu, chỉ xã trưởng nhất nhân, lão hạng tam nhân, bất cụ nhất nhân, đào hạng nhị nhân, cộng thất nhân. Ký thụ quan thuế dữ nhật dạ hoành độ tại thủ sở tuần phòng hải ngoại, hộ tống lương đoàn, tái bổ ngu phường hàng huyện sưu dịch công vụ các đoan, thậm ư cơ khát, sinh nghiệp thất phương, khủng kỳ phiêu tán. Phục khất tôn ông quang thi nhân lộ, tuất hạ dân tình, chiếu phó chú chước hàng huyện sưu dịch, hứa ngu phường dĩ tiện canh thủ các yếu lộ cập phụ thủ tuần môn, hoành độ, lại thư dân khổ, thứ tiện nhất đoan. Vạn lại bái.
(1) Chúng tôi tìm thấy trong hòm bạ các làng ở Thừa Thiên Huế, nhiều văn bản thời Gia Long và đầu thời Minh Mạng có đóng dấu này. Ví dụ: Một bản kê khai ruộng đất của xã Xuân Hòa đề 嘉隆二年十月十貳 日申 Gia Long nhị niên thập nguyệt thập nhị nhật thân (Trình ngày 12 tháng Mười năm Gia Long thứ 2, Dương lịch: 24/11/1803), theo thông lệ, bên phải dòng niên đại quan phê “付 執 憑 Phó chấp bằng”, dấu triện tròn nhỏ 信記 Tín ký đóng sát dưới, bên trái, ngang chữ “日申 nhật thân” trở xuống đóng dấu gần vuông lớn kích cỡ 6,3 x 6,5cm, đường gờ viền dày 0,5cm, khắc năm chữ 廣德營留守 Quảng Đức dinh lưu thủ, chia ba dòng, mỗi dòng hai bên 2 chữ, giữa một chữ 營 dinh nhưng cao bằng hai chữ bên, nét đậm, ngắn và rõ, dễ đọc (xem: Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết (2011). Ấn chương Việt Nam từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX trong dân gian vùng Huế. Nxb Thuận Hóa. Huế, tr. 371).
Bản dịch: [Chúng tôi là] đội trưởng Quyền, Nguyễn Văn Quyền, xã trưởng Nhiêu, Phạm Văn Nhiêu tại phường ở ngụ Phúc An, tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang cùng cả phường mong ơn [trình việc như sau]: Nguyên phần đất phường chúng tôi ở tại eo biển phù sa, bủa lưới cửa đầm, hoàn toàn không có ruộng đất. Vả chăng hầu hết số dân phường chúng tôi đều bổ hết vào trạm dịch đến 83 suất, vận chuyển văn thư và hàng hóa nhà nước ra vào, ngoài đến trạm Kiền Kiền, có đèo Phú Gia, đi về mất một ngày; trong đến trạm Nông Chân Sảng dinh Quảng Nam, có cửa ải Hải Vân cao ngất, đi về mất hai ngày. Lại còn có cửa nguồn, bến đò ngang sông lớn cùng canh giữ các con đường quan yếu, ngày đêm không dám lơ là. Hơn nữa, trước đây rất lâu, cha ông phường chúng tôi theo lệ cũ có bằng son vận chuyển chỉ một trạm, được chuẩn cho tiền cùng miễn lệ sưu dịch và lính tráng hàng huyện; về sau, gặp thời buổi binh lửa, bằng son ấy cháy mất, đến nỗi nay phường chúng tôi đã chịu dịch trạm như xưa, chỉ còn xã trưởng 1 người, hạng già 3 người, hạng tàn tật 1 người, hạng trốn tránh 2 người, cộng 7 người; đã chịu đóng thuế quan và ngày đêm túc trực tại thủ sở bến đò lo tuần phòng ngoài biển, hộ tống đoàn chở lương thực, lại còn bắt phường chúng tôi phải chịu sưu dịch, làm các việc công của huyện, thật đói khát vô cùng, mất nghiệp làm ăn, e rằng sẽ xiêu tán! Cúi xin tôn ông mở đường nhân đức, thương xót dân hèn, soi xét tha miễn sưu dịch hàng huyện, cho phường chúng tôi tiện canh giữ các đường quan yếu và coi sóc cửa nguồn, bến đò ngang, trước để bớt khổ dân, sau được tiện làm việc. Muôn lạy nhờ ơn.
Con đường thiên lý là di sản của nhiều đời trước để lại, kể từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) cho sửa đắp đến Hoan Châu (Nghệ Tĩnh), rồi Hồ Quý Ly nối tiếp từ Hoan Châu đến Hóa Châu (1402). Các chúa Nguyễn mở đất đến đâu, đắp đường đến đấy, từ Thuận Hóa vào Quảng Nam, đến Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận…, thể hiện trên ba bộ bản đồ cổ. Ngay năm Tân Dậu (1801), sau khi khôi phục được Kinh đô Phú Xuân vào tháng Năm, sang tháng Bảy, Nguyễn vương đã sai quân lính đắp đoạn đường từ đây ra đến Đồng Hới. Phải nhiều năm sau, đến thời Minh Mạng, con đường thiên lý mới được hoàn thiện, nhưng ngay thời Gia Long, nó đã được chăm sóc cẩn thận rồi. Một nhà du hành người Pháp, de La Bissachère viết năm 1812: “…Có một con đường lớn nối Phú Xuân với Đông Kinh (Hà Nội). Con đường này đẹp như đường châu Âu… Đường tuy không lát gạch đá, nhưng chỗ nào không vững chắc thì người ta đổ gạch vụn và đóng cọc để củng cố, đường làm hơi vồng lên ở giữa để thoát nước ra hai vệ đường. Hai bên đường có rãnh thoát nước và trồng cây…”(2). Đọc thơ Nguyễn Du, ta thấy ít nhất đoạn cái quan qua xã Hương Cần hai bên trồng hai hàng dương liễu:
送 人 Tống nhân
香芹官道柳青青 Hương Cần quan đạo liễu thanh thanh 江北江南無限情 Giang bắc giang nam vô hạn tình 上苑鶯嬌多妒色 Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc 故鄉蓴老尚堪羹 Cố hương thuần lão thượng kham canh 朝廷有道成君孝 Triều đình hữu đạo thành quân hiếu 竹石多慚負爾盟 Trúc thạch đa tàm phụ nhĩ minh
惆悵深宵孤對影 Trù trướng thâm tiêu cô đối ảnh
滿床滯雨不堪聽 Mãn sàng trệ vũ bất kham thinh
(Nam Trung tạp ngâm)
Tạm dịch:
Tiễn người đi
Hương Cần đường cái liễu xanh xanh,
Nam bắc chia xa vương vấn tình.
Vườn thượng oanh xinh thường ghét sắc,
Quê xưa thuần cỗi vẫn nên canh.
Triều đình chuộng hiếu may cho bạn,
Trúc thạch lỗi thề luống thẹn mình.
Đêm vắng xót xa cô quạnh bóng,
Nghe mưa quanh chiếu dạ sao đành.
(2) Nguyễn Thành Lợi dẫn dịch (2008). Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Nxb Thế Giới. Hà Nội, tr. 326.
Lê Quang Định không miêu tả gì nhiều về con đường cái quan, chỉ chủ yếu thống kê số lượng chiều dài từng đoạn và ghi chú ít nhiều về cảnh trí hai bên lộ trình. Xin trích một đoạn để biết cách thức(3).
Nguyên văn: 京師直棣廣德營驛路(京城自西北門以北一萬四千三百六 十尋至良福江北岸夾廣治營界首自東南門以南三萬六千三百四十三尋至雲 關半嶺夾廣南營界首總度計五萬七百三尋奉詳在第一卷)京城西北門以北七 千五百七十六尋至行宮上安驛一千一百六十尋 (兩傍田疇民居相間) 至朝 西店 (屬富榮縣可少歇) 六百八十六尋 (路兩傍並田疇) 至香芹橋橋長三尋 (屬廣田縣俗名梂抳) 二百二十尋 (路兩傍並田疇) 至香芹店 (行人可少歇) 五百七十四尋 (路兩傍並田疇) 至柳谷橋橋長十尋 (屬香茶縣俗名梂塔) 二 百八十尋 (屬廣田縣以下路兩傍並田疇)(4)
(3) Chúng tôi trình bày như sau: Chính văn viết thẳng chữ đậm, lời chú song cước viết trong dấu móc đơn chữ mảnh.
Kinh sư trực lệ Quảng Đức dinh dịch lộ (Kinh thành tự Tây Bắc môn dĩ bắc, nhất vạn tứ thiên tam bách lục thập tầm, chí Lương Phúc Giang bắc ngạn giáp Quảng Trị dinh giới thủ. Tự Đông Nam môn dĩ nam tam vạn lục thiên tam bách tứ thập tam tầm, chí Vân Quan bán lĩnh giáp Quảng Nam dinh giới thủ. Tổng đạc kê ngũ vạn thất bách tam tầm. Phụng tường tại đệ nhất quyển). Kinh thành Tây Bắc môn dĩ bắc, thất thiên ngũ bách thất thập lục tầm chí Hành cung Thượng An dịch: Nhất thiên nhất bách lục thập tầm (lưỡng bàng điền trù dân cư tương gián) chí Triều Tây điếm (thuộc Phú Vang huyện; khả thiểu yết) - Lục bách bát thập lục tầm (lộ lưỡng bàng tịnh điền trù) chí Hương Cần kiều, kiều trường tam tầm (thuộc Quảng Điền huyện; tục danh Cầu Nè) - Nhị bách nhị thập tầm (lộ lưỡng bàng tịnh điền trù) chí Hương Cần điếm (hành nhân khả thiểu yết) - Ngũ bách thất thập tứ tầm (lộ lưỡng bàng tịnh điền trù) chí Liễu Cốc kiều, kiều trường thập tầm (thuộc Hương Trà huyện, tục danh Cầu Tháp) - Nhị bách bát thập tầm (thuộc Quảng Điền huyện dĩ hạ. Lộ lưỡng bàng tịnh điền trù)…
[Đường trạm dinh trực lệ Quảng Đức thuộc Kinh sư (Từ cửa Tây Bắc Kinh thành trở ra bắc dài 14.360 tầm đến bờ bắc sông Lương Phúc giáp giới địa đầu dinh Quảng Trị. Từ cửa Đông Nam trở về nam dài 36.343 tầm đến lưng chừng đèo cửa Hải Vân giáp giới địa đầu dinh Quảng Nam. Cộng chung đo được 50.703 tầm. Đã kính vâng liệt kê ở quyển thứ nhất). Từ cửa Tây Bắc Kinh thành trở về bắc, đi 7.576 tầm đến trạm Hành cung Thượng An; đi 1.160 tầm (hai bên đường đồng ruộng và xóm làng xen nhau) đến điếm Triều Tây (thuộc huyện Phú Vang; có thể nghỉ chốc lát); đi 686 tầm (hai bên đường đều đồng ruộng) đến cầu Hương Cần(5), cầu dài 3 tầm (thuộc huyện Quảng Điền, tục gọi là Cầu Nè(6)); đi 220 tầm (hai bên đường đều là đồng ruộng) đến điếm Hương Cần (người đi đường có thể nghỉ ngơi chốc lát); 574 tầm (hai bên đường đều là đồng ruộng) đến cầu Liễu Cốc, cầu dài 10 tầm (thuộc huyện Hương Trà, tục gọi là Cầu Tháp(7)); đi 280 tầm (từ đây trở xuống đều thuộc huyện Quảng Điền; hai bên đường đều là đồng ruộng)]…
(4) Nguyên bản: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Quyển 3. Tờ 1a-b.
(5) Làng Hương Cần thành lập khoảng trước thế kỷ XVI, tên ban đầu là 粉芹 Phấn Cần (ÔCCL); thời Lê - Mạc thuộc huyện Đan Điền; sau năm 1570, đổi tên Hương Cần thuộc tổng Đông Lâm, huyện Quảng Điền (PBTL); đầu thế kỷ XIX (theo địa bạ thời Gia Long), thuộc tổng An Thành, huyện Quảng Điền; sau năm 1835, thuộc tổng Hương Cần, huyện Hương Trà (ĐKĐDC); Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà; từ năm 1958, thuộc xã Hương Cần, quận Hương Trà; sau năm 1975, thuộc xã Hương Cần, huyện Hương Trà; từ năm 1981, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Điền; từ năm 1991, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà.
(6) Phan Đăng phiên âm “Cầu Ni”. Chữ Nôm viết bộ 木 MỘC + chữ 尼 NI. Nếu cứ đọc là NI thì việc gì phải thêm bộ MỘC? Vả lại, cây ni là cây gì? Cho nên chúng tôi đọc NÈ, là tre gai. NI là bộ phận hài thanh để tạo chữ Nôm: 坭 Nơi, ???? Nay, 狔 Nai, Nia ???? ...
Trong quyển 5, phần Quảng Đức dinh thực lục, sau một đoạn ngắn nói về cương giới, phong tục, thổ sản dinh Quảng Đức, không có gì đặc biệt, tác giả trình bày những tuyến đường nội bộ (có thể gọi là đường liên huyện, liên xã, chúng tôi thêm số mục để tiện nhắc đến):
1. Từ đường ngang mới đắp mặt trước Kinh thành ở bờ nam Sông Hương đi qua đầu cầu Phủ Cam, khe Thiên Thai, sơn phận xã Dương Xuân, cầu Bằng Lãng, ngã ba Tuần, xã La Khê (La Khê Trẹm), cầu và núi Kim Ngọc.
2. Từ đường ngang mới đắp ở bên trái Kinh thành đi qua xã Xuân Dương, Dương Nỗ, Đường Hoa, Lại Thế, Chiết Ba (Chiết Pha, Chiết Bi), Dưỡng Mông, Vinh Vệ, Phước Linh, An Lưu, đầm Sam, sông Hà Trung, xã Vinh Hòa, cửa Biện (Cửa Ông, tức Tư Dung), phường Phụ Lũy, bến Cảnh Dương, xã Thủy Cam, phường Đông An, bến Vân Quan (dưới đèo Hải Vân).
3. Từ đường ngang mới đắp bên phải Kinh thành đi qua xã Xuân Hòa (chùa Long Quang, chùa Thiên Mụ), xã An Ninh (Thượng và Hạ; nhà Quốc Học, miếu Văn Thánh), xã Long Hồ (núi Thạch Đỉnh, nguồn Thạch Đỉnh, núi Hương Chén, nguồn Tả Trạch.
4. Từ đường ngang trước cửa Đông Bắc Kinh thành đi qua cầu Tân An, Xuân Thủy, xã Bao Vinh, Thanh Hà, Triều Sơn, Thủy Tú, Hồng Phúc, Tiền Thành, Vân Quật. Đến đây chia nhánh. Nhánh thứ nhất về nam đi qua xã Thai Dương (đền Thai Dương phu nhân), phường Hà Úc. Nhánh thứ hai về bắc đi qua xã Thành Công, Lãnh Tuyền, Thế Chí, Đại Lộc, Kế Môn, Vĩnh Xương, Hương Triền, vào địa giới dinh Quảng Trị.
5. Đường từ trước cửa Đông Nam Kinh thành hướng nam đi qua Cao Đôi đến khe Trù Nông giáp địa đầu dinh Quảng Nam (tức đường trạm phía nam).
6. Đường từ trước cửa Đông Nam Kinh thành hướng nam đi qua quán Phú Gia, đến chỗ rừng cấm.
7. Đường từ trước cửa Đông Nam Kinh thành về hướng nam đi qua đầm Sam, đèo Đá Bàn Trong, đến chỗ rừng cấm.
8. Đường từ trước cửa Tây Bắc Kinh thành theo hướng bắc đi qua Văn Xá, Lại Bằng, Cổ Bi đến nguồn Sơn Bồ.
(7) Làng Liễu Cốc có di tích một tháp Chàm. Làng cổ tên Nôm là Kẻ Liệu, thành lập khoảng thời Trần - Hồ, thuộc huyện Bồ Đài; thời Lê - Mạc thuộc huyện Kim Trà; sau năm 1570, chia làm hai xã Liễu Thượng và Cốc Hạ.
9. Đường từ trước cửa Tây Bắc Kinh thành theo hướng bắc đi qua các xã Bái Đáp, Bồ Điền, đến nguồn Ô Lâu.
10. Đường từ trước cửa Tây Bắc Kinh thành theo hướng bắc đi qua điếm Phò Trạch (tức đường trạm phía bắc), có nhánh đi qua xã Vĩnh Liên, đến nguồn Ô Lâu.
11. Đường sông từ bến ngự ngay trước mặt Kinh thành đi ngược theo Sông Hương qua sông Phủ Cam, cồn Soi (tức cồn Cạn nhỏ), trước chùa Long Quang, Thiên Mụ, núi Hương Chén và miếu Chúa Ngọc Tiên Nương (điện Hòn Chén), ngã ba Tuần, xứ Mũi Trẹm, từ đây theo hai nhánh là nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch.
12. Đường từ bến ngự ngay trước mặt Kinh thành đi xuôi theo Sông Hương qua sông Thiên Lộc (sau đổi Thọ Lộc), cồn Soi (nay gọi là cồn Cạn lớn), bến Xuân Dương (Chợ Dinh), Tiên Nộn, Triều Sơn, ngã ba Sình (miếu Kỳ Thạch phu nhân), đến cửa Nhuyễn (cửa Eo). Có nhánh rẽ về hướng nam đi qua phá Hà Trung đến cửa Biện.
13. Đường từ cửa Đông Nam Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng nam đến hai xã Xuân Lai, Sư Lỗ, có nhánh sông đi lên nguồn Hưng Bình, và xuôi xuống đầm Hà Trung.
14. Đường từ cửa Đông Nam Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng nam, đến cầu sông xã Cao Đôi, có nhánh sông đi ngược lên nguồn Phù Âu, xuôi xuống dưới đến đầm Minh Lương.
15. Đường từ cửa Đông Nam Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng nam, đến cầu sông xã Phúc An, có nhánh sông đi ngược lên nguồn Phù Âu, đi xuôi xuống đổ ra cửa Cảnh Dương.
16. Đường từ cửa Đông Nam Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng nam, đến cầu sông xã Kiền Kiền, có nhánh sông đi ngược lên xứ Khe Ô, đi xuôi xuống thông với sông Phúc An.
17. Đường từ cửa Đông Nam Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng nam, đến bến Vân Quan, có nhánh sông đi ngược lên cuối đầm Sam, xuôi xuống đổ ra cửa Vân Quan.
18. Đường từ cửa Tây Bắc Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng bắc, đến bến sông Văn Xá, đi thuyền ngược lên thác Ao nguồn Sơn Bồ, xuôi xuống đến ngã ba Sình.
19. Đường từ cửa Tây Bắc Kinh thành theo đường trạm dịch về hướng bắc, đến bến sông Lương Phúc, đi thuyền ngược lên đến sở tuần cũ nguồn Ô Lâu, xuôi xuống đến chỗ hợp lưu sông Cổ Cò và Sông Hương rồi đổ ra cửa Nhuyễn.
Hầu như 19 tuyến đường giao thông ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Dọc theo các tuyến đường đến điểm nào có di tích đặc biệt, tác giả đều dừng lại tìm hiểu và ghi chép để thuật lại, tuy không nhiều nhưng đều đáng quan tâm. Có khi sự tích ông kể lại khác với những gì ta đã biết, ví như về chùa Thiên Mụ trong mục con đường số 3:
京城右面自新築橫路一萬一千三百二十四尋直抵右澤源舊巡步處 - 右 面新築橫路(屬肇豐府香茶縣)四百九十七尋(南沿江北店舍)至毓德祠(屬金 龍社地分)六百二十七尋(南沿江北多官營)至隆光寺(屬春和社地分舊名河 溪寺)一百八十尋(南沿江北官營)至天姥寺(屬安寧上下二社地分相傳前間 土人於此山構立小庵延僧住寺山之前江津下有磐石僧嘗夜間見老嫗踞石磐 上座覺有異以事奏聞先朝孝明皇帝異之乃因其地拓而廣之命官營建寺宇莊 嚴壯麗敕賜名天姥寺歷朝以為奉佛之所由今已破壞) (Bản chữ Hán, quyển 5, tờ 6 a-b).
Kinh thành hữu diện tự tân trúc hoành lộ nhất vạn nhất thiên tam bách nhị thập tứ tầm, trực để Hữu Trạch nguyên cựu tuần bộ xứ - Hữu diện tân trúc hoành lộ (thuộc Triệu Phong phủ, Hương Trà huyện). Tứ bách cửu thập thất tầm (nam duyên giang, bắc điếm xá) chí Dục Đức từ (thuộc Kim Long xã địa phận). Lục bách nhị thập thất tầm (nam duyên giang, bắc đa quan dinh) chí Long Quang tự (thuộc Xuân Hòa xã địa phận, cựu danh Hà Khê tự). Nhất bách bát thập tầm (nam duyên giang, bắc quan dinh) chí Thiên Mụ tự (thuộc An Ninh Thượng Hạ nhị xã địa phận. Tương truyền tiền gian, thổ nhân ư thử sơn cấu lập tiểu am, diên tăng trú tự. Sơn chi tiền, giang tân hạ hữu bàn thạch. Tăng thường dạ gian kiến lão ẩu cứ thạch bàn thượng tọa. Giác hữu dị, dĩ sự tấu văn. Tiên triều Hiếu Minh Hoàng đế dị chi, nãi nhân kỳ địa, thác nhi quảng chi, mệnh quan dinh kiến tự vũ, trang nghiêm tráng lệ, sắc tứ danh Thiên Mụ tự. Lịch triều dĩ vi phụng Phật chi sở, do kim dĩ phá hoại).
[Từ con đường ngang mới đắp bên phải trước mặt Kinh thành đi 11.324 tầm thẳng đến sở tuần cũ nguồn Hữu Trạch – Con đường ngang mới đắp bên phải trước mặt Kinh thành (thuộc huyện Hường Trà, phủ Triệu Phong). Đi 497 tầm (phía nam dọc bờ sông, phía bắc là điếm canh) đến đền Dục Đức (thuộc địa phận xã Kim Long). Đi 627 tầm (phía nam dọc theo bờ sông, phía bắc nhiều dinh quan) đến chùa Long Quang (thuộc địa phận xã Xuân Hòa, tên cũ là chùa Hà Khê). Đi 180 tầm (phía nam dọc bờ sông, phía bắc là dinh quan) đến chùa Thiên Mụ (thuộc địa phận hai xã An Ninh Thượng, Hạ. Tương truyền trước đây, người địa phương dựng trên núi này một cái am nhỏ, mời sư đến ở coi chùa. Trước núi, dưới bến sông có tảng đá, đêm đêm, nhà sư thường thấy một bà già ngồi mãi trên tảng đá ấy. Cảm thấy lạ, nhà sư đem việc tâu lên. Hiếu Minh Hoàng đế triều trước [chúa Nguyễn Phúc Chu] lấy làm lạ, bèn mở rộng chỗ đất ấy, sai quan xây dựng ngôi chùa, nghiêm trang lộng lẫy, ban cho tên là chùa Thiên Mụ. Các triều lấy đó làm nơi thờ Phật; ngày nay đã bị đổ nát…].
Chúa Nguyễn Phúc Chu đại trùng tu chùa Thiên Mụ, đúc quả chuông lớn nay vẫn còn treo trong tòa lục giác làm kỷ niệm, còn xây dựng đầu tiên là công của chúa Tiên Nguyễn Hoàng với câu chuyện bà lão áo đỏ. Đây chắc tác giả thu thập sự tích trong dân gian.
Nhiều sự tích khác cũng được ghi lại theo cách đó. Chẳng hạn sự tích miếu Thai Dương phu nhân trên con đường số 4 đi qua xã Thai Dương:
。。。四百四十尋(南沿江北民居沙峒相間)至沙峒路路長三百尋(沙 路)八百尋(南沿江北沙峒)路末有民居途間北邊有一座邰陽夫人廟初香茶 邰陽人名老????常漁於破海門俗名????魯先朝孝昭皇帝時地震水破成海門三年 後復培塞如故因以此名一夕風雨晦冥三更時候開霽忽於岸側見奇一塊塊倚 生石傍撫摩良久不覺假睡梦梦中見一殊色婦人自言身是邰陽夫人尔凡夫焉 得蘘瀆急宜趨避老????驚起知為神石跪祝曰石中有神尚默賜漁利進益自是老 ????網藝所得日倍乃于江濱構草祠奉石虔祀以後稔著靈異適有日本商舶于江 濱停泊徑祠所見其石相謂曰璞玉也即將大斧剖破忽然仆倒遂相舁還舶不翣 時間此舶倏尔沉溺無一人得生者時當風恬浪靜旁觀莫不驚駭自此靈蹟益顯 孝昭皇帝時以祈風得應助順有功奉敕賜加封邰陽靈應端淑柔純貞懿慈溥靈 應懿德謹行夫人之神及重修廟宇至孝哲皇帝時祈風獲驗累奉加頒故例有國 祭云 (Bản chữ Hán, quyển 5, tờ 9b-10a).
...Tứ bách tứ thập tầm (nam duyên giang, bắc dân cư, sa động tương gián) chí sa động lộ, lộ trường tam bách tầm (sa lộ) bát bách tầm (nam duyên giang, bắc sa động). Lộ mạt hữu dân cư. Đồ gian bắc biên hữu nhất tòa Thai Dương phu nhân miếu. Sơ Hương Trà Thai Dương nhân danh Lão Vải thường ngư ư phá hải môn, tục danh cửa Lỗ. Tiên triều Hiếu Chiêu Hoàng đế thì địa chấn, thủy phá thành hải môn, tam niên hậu phục bồi tắc như cố, nhân dĩ thử danh. Nhất tịch, phong vũ hối minh, tam canh thì hậu khai tễ, hốt ư ngạn trắc kiến kỳ nhất khối, khối ỷ sinh thạch bàng, phủ ma lương cửu, bất giác giả thụy, mộng trung kiến nhất thù sắc phụ nhân tự ngôn: “Thân thị Thai Dương phu nhân, nhĩ phàm phu yên đắc nhương độc, cấp nhi xu tỵ”. Lão Vải kinh khởi, tri vi thần thạch, quỵ chúc viết: “Thạch trung hữu thần, thượng mặc tứ ngư lợi tiến ích”. Tự thị Lão Vải võng nghệ sở đắc nhật bội. Nhưng vu giang tân cấu thảo từ phụng thạch kiền tự, dĩ hậu nẫm trứ linh dị. Thích hữu Nhật Bản thương bạc vu giang tân đình bạc, kính từ sở kiến kỳ thạch, tương vị viết: “Phác ngọc dã”. Tức tương đại phủ phẫu phá, hốt nhiên phó đảo, toại tương dư hoàn bạc; bất sáp thì gian thử bạc thúc nhĩ trầm nịch vô nhất nhân đắc sinh giả. Thì đương phong điềm lãng tĩnh, bàng quan mạc bất kinh hãi. Tự thử linh tích ích hiển. Hiếu Chiêu Hoàng đế thì dĩ kỳ phong đắc ứng, trợ thuận hữu công, phụng sắc tứ gia phong Thai Dương Linh Ứng Đoan Thục Nhu Thuận Trinh Ý Từ Phổ Linh Ứng Ý Đức Cẩn Hạnh phu nhân chi thần, cập trùng tu miếu vũ. Chí Hiếu Triết Hoàng đế thì, kỳ phong hoạch nghiệm, lũy phụng gia ban, cố lệ hữu quốc tế vân.
[... Đi 440 tầm (phía nam dọc theo bờ sông, phía bắc xóm làng, động cát rải rác) đến đường động cát, đường dài 300 tầm (đường cát) đi 800 tầm (phía nam dọc theo bờ sông, phía bắc động cát). Cuối đường có xóm làng. Ở vệ đường phía bắc có một ngôi miếu Thai Dương phu nhân. Xưa có người dân ở xã Thai Dương huyện Hương Trà tên là Lão Vải thường đánh cá trên phá ở cửa biển, tục gọi là cửa Lỗ. Vào triều Hiếu Chiêu Hoàng đế trước đây, gặp cơn động đất, nước vỡ thành cửa biển, ba năm sau lại vùi lấp như cũ, nhân đó có tên này. Một buổi chiều, mưa gió tối tăm, canh ba thì tạnh ráo, bỗng thấy bên bờ một khối lạ, khối tựa vào bên tảng đá, [Lão Vải] phủi lau nằm nghỉ hồi lâu, bỗng ngủ thiếp đi, trong mơ thấy một người đàn bà rất đẹp nói: “Ta là Thai Dương phu nhân, ngươi là kẻ trần tục sao dám làm nhơ bẩn, hãy tránh đi chỗ khác mau”. Lão Vải bàng hoàng tỉnh dậy, biết đó là đá thần, quỳ xuống khấn rằng: “Trong đá có thần, xin ngài ngầm giúp cho tôi đánh cá được nhiều lợi ích”. Từ đó, Lão Vải chài lưới ngày càng thu được nhiều gấp bội. Bèn dựng một ngôi miếu thờ bằng tranh trên bờ sông, rước tảng đá vào thờ, từ đó về sau rất linh ứng. Gặp lúc một thuyền buôn Nhật Bản đậu lại bên bờ sông, [khách buôn] theo đường đi đến ngôi miếu, thấy tảng đá ấy, bảo nhau rằng: “Đá có ngọc đấy!”, rồi lấy búa lớn bổ ra, bỗng nhiên ngã lăn quay, bèn khiêng nhau trở về thuyền. Không lâu sau, thuyền ấy bị chìm chết đuối không còn ai sống sót. Bấy giờ gió lặng sóng yên, những người chung quanh trông thấy thảy đều sợ hãi. Từ đó, dấu thiêng càng hiện ra rõ rệt. Vào thời Hiếu Chiêu Hoàng đế [Nguyễn Phúc Lan (1635-1648)], cầu gió ứng nghiệm, có công giúp thuận, vâng sắc phong là Thai Dương Linh Ứng Đoan Thục Nhu Thuận Trinh Ý Từ Phổ Linh Ứng Ý Đức Cẩn Hạnh phu nhân chi thần, sửa sang lại đền thờ. Đến thời Hiếu Triết Hoàng đế [Nguyễn Phúc Tần (1648-1687], cầu gió ứng nghiệm, vâng được phong thêm, cho nên có lệ quốc tế) (8).
(8) Sự tích này hoàn toàn khác sự tích do Dương Văn An cung cấp trong Ô Châu cận lục. Theo Dương Văn An, thần vốn là người Champa, có hai anh em. Bà là em gái, thủa bé mồ côi, bơ vơ nghèo khổ. Vì một việc, anh em cãi cọ nhau; anh tức giận, cầm con dao đang chặt mía khía vào gáy em đổ máu, hoảng sợ bỏ đi, bèn mỗi người một ngả. Anh ra nước ngoài đi buôn, dần dà trở nên giàu có, đi thuyền vượt biển trở về. Họ ngẫu nhiên gặp nhau, bèn kết duyên vợ chồng, tình yêu đằm thắm, gia đình hạnh phúc. Rồi bà có thai. Một hôm, nhân gội đầu cho vợ, chồng thấy một vết sẹo, hỏi nguyên do. Bà kể lại chuyện cũ. Anh sợ hãi, lẵng lặng chia nửa gia tài để lại, đang đêm bỏ đi biệt tích. Bà ra bờ biển mong chờ mãi, chết, cái thai hóa thành khối đá. Một dân chài gối đầu lên khối đá ngủ, mơ thấy một người đàn bà bảo: “Chớ động đến cái thai của ta!”. Anh ta tỉnh dậy, lấy làm lạ, khấn xin phù hộ, quả nhiên đánh được nhiều cá, bèn rủ bạn chài lập miếu thờ. Triều Nguyễn sắc phong Thai Dương Linh Ứng Đoan Thục Nhu Thuận Trinh Ý Từ Huệ Ý Đức Cẩn Hạnh Phu Nhân Thánh Mẫu Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần. Sự tích trên đây phần lớn theo mô típ “Đá Vọng Phu” phổ biến từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đoạn đầu tích truyện giống với chuyện Hòn vọng phu.
Tuyến đường số 12 là tuyến đường thủy đi qua ngã ba Sình, làng Hồng Phúc(9) ở đấy có ngôi miếu Kỳ Thạch phu nhân, thường gọi là miếu Bà Đá, Lê Quang Định cũng kể sự tích như sau:
。。。四百五十尋(廣一百三十尋深二尋)至三岐江口(俗名我????程廣一 百三十五尋深一尋二尺)此處文舍江下流至此與春江合流三岐江之左有一茅 祠俗名廟婆奇石相傳昔有漁父常於此江上撒網一日舉網覺重泅水為石所擬 獨力不能扛之他處漁焉夜見一老嫗示梦雲吾神也而能岸我吾當默祐醒未覺 有異明日鳩集同伴众以舁得石片二皆色蒼白方如席大面有鏤文人身獸面為 手二十為足四共驚訝為神物置諸岸净處構茅祠以祀之自是漁者每獲厚利神 靈益顯會有先朝龍舟經過大風波船不能進泊駐于此頃間開霽見岸上有新祠 上輕問之土人具以事奏奉風奇石夫人之神預國祭自後祈禱無不靈驗一年遇 有久旱祈雨經旬不得應上怒命拋而置于廟外江測至夜雨大作明日失其一片 仍命迎一存者復于廟牲以謝之今廟中所奉者是焉 (Bản chữ Hán, quyển 5, tờ 22b-23a).
... Tứ bách ngũ thập tầm (quảng nhất bách tam thập tầm, thâm nhị tầm) chí Tam Kỳ giang khẩu (tục danh ngã ba Sình, quảng nhất bách tam thập ngũ tầm, thâm nhất tầm nhị xích). Thử xứ Văn Xá giang hạ lưu chí thử dữ Xuân Giang hợp lưu. Tam Kỳ giang chi tả hữu nhất mao từ tục danh Miếu Bà Kỳ Thạch. Tương truyền tích hữu ngư phủ thường ư thử giang thượng tát võng. Nhất nhật cử võng giác trọng, tù thủy vi thạch, sở nghĩ độc lực bất năng giang chi, tha xử ngư yên. Dạ kiến nhất lão ẩu thị mộng vân: “Ngô thần dã. Nhi năng ngạn chi, ngô đương mặc hựu”. Tỉnh vị giác hữu dị. Minh nhật cưu tập đồng bạn chúng dĩ dư, đắc thạch phiến nhị, giai sắc thương bạch, phương như tịch, đại, diện hữu lũ văn, nhân thân thú diện, vi thủ nhị thập, vi túc tứ. Cộng kinh nhạ vi thần vật, trí chư ngạn tịnh xứ, cấu mao từ dĩ tự chi. Tự thị ngư giả mỗi hoạch hậu lợi. Thần linh ích hiển. Hội hữu tiên triều long chu kinh quá, đại phong ba thuyền bất năng tiến, bạc trú vu thử. Khoảnh gian khai tế, kiến ngạn thượng hữu tân từ, thượng khinh vấn chi. Thổ nhân cụ dĩ sự tấu. Phụng phong Kỳ Thạch phu nhân chi thần, dự quốc tế. Tự hậu kỳ đảo vô bất linh nghiệm. Nhất niên ngộ hữu cửu hạn, kỳ vũ kinh tuần bất đắc ứng. Thượng nộ, mệnh phao nhi trí nhị thạch vu miếu ngoại giang trắc. Chí dạ, vũ đại tác. Minh nhật thất kỳ nhất phiến, nhưng mệnh nghênh nhất tồn giả phục vu miếu, sinh dĩ tạ chi. Kim miếu trung sở phụng giả thị yên!
(9) Làng ban đầu tên Hoằng Phúc, thành lập khoảng năm 1473 trên đất xứ Ô Thủy thuộc huyện Kim Hoa (Kim Trà); thời Lê - Mạc thuộc huyện Tư Vinh; sau năm 1687, đổi tên Hồng Phúc, thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang; thời Tây Sơn đổi tên Hồng Ân (vì húy tên thân phụ vua Quang Trung là Hồ Phi Phúc); đầu thế kỷ XIX (theo địa bạ thời Gia Long), trở lại tên Hồng Phúc; sau năm 1835, thuộc tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà; từ năm 1848, đổi tên Thanh Phước (vì vua Tự Đức tên Hồng Nhậm, phải húy cả chữ “Hồng”); Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà; từ năm 1958, thuộc xã Quảng Lộc, quận Quảng Điền; sau năm 1975, thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà; từ năm 1981, thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Điền; từ năm 1991, thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Làng còn giữ được nhiều văn bản Hán Nôm cổ hơn ba trăm năm.
[... 450 tầm ([sông] rộng 130 tầm, sâu 2 tầm) đến cửa sông Tam Kỳ(*) (tục gọi là ngã ba Sình, rộng 135 tầm, sâu 1 tầm 2 thước). Chỗ này là hạ lưu sông Văn Xá chảy đến hợp lưu với sông Phú Xuân. Bên phải sông Tam Kỳ có một miếu tranh, tục gọi là Miếu Bà Kỳ Thạch(10). Tương truyền ngày xưa có một ông chài thường bủa lưới ở trên sông này. Một hôm, cất lưới lên cảm thấy nặng, e dưới nước có đá, cho rằng sức một mình không thể nhấc được, bèn cứ để đấy, đi chỗ khác đánh cá. Đêm ấy thấy một bà già báo mộng rằng: “Ta là thần. Nếu ngươi đưa ta lên bờ được, thì ta ngầm giúp cho”. Tỉnh dậy, ông ta chưa biết có gì lạ. Sáng hôm sau, ông gọi chúng bạn tụ tập lại, nhờ sức nhiều người kéo lên được hai tấm đá, đều màu xanh trắng, vuông như chiếc chiếu, lớn, trên mặt có hoa văn, thân người mặt thú, hai mươi tay, bốn chân(11). Ai nấy đều sợ hãi, cho là vật thần, bèn đặt ở chỗ sạch sẽ trên bờ, dựng ngôi miếu tranh để thờ. Từ đó, người đánh cá ngày càng phát đạt. Thần thiêng ứng hiện rõ ràng. Gặp lúc có thuyền rồng triều trước đi qua, sóng gió lớn không tiến lên được, đỗ lại nghỉ ở đấy. Chốc lát tạnh ráo, thấy trên bờ có ngôi miếu mới, Bề trên liền hỏi thăm. Người ở đấy đem mọi việc tâu lên đầy đủ. Vâng được phong là Kỳ Thạch phu nhân chi thần, dự vào lệ quốc tế. Từ đó về sau, cầu cúng không khi nào không linh nghiệm. Một năm gặp đại hạn lâu ngày, cầu cúng cả tuần mà chẳng được gì. Bề trên tức giận, sai đem hai tấm đá vất ra bờ sông ngoài miếu. Đến đêm, mưa tuôn xối xả. Sáng hôm sau, mất một tấm đá, Bề trên sai rước tấm còn lại vào trong miếu, làm con sinh cúng tạ. Ngày nay, trong miếu vẫn còn thờ tấm đá ấy].
Ngôi miếu hiện còn nhỏ hẹp, chắc do nhân dân làm lại sau thời gian chiến tranh bị sụp đổ.
Giang hệ quanh Kinh thành cũng được tác giả mô tả đầy đủ, trước hết là sông Phủ Cam (tên khác là sông An Cựu, về sau vua Minh Mạng đổi tên Lợi Nông)(12):
京城前面富春江御津江次(屬肇豐府香茶縣)舟行溯流而上六千五百十 九尋至????〇(*)處三百尋廣一百七十三尋(深三尺江左官廠江右前〇(**))至府甘 港口廣二十五尋深二尺江之左有一派曰府甘江江廣二十五尋深二尺四十五 尋至館西橋由官橋新建三百五十八尋廣十二尋深二尺五寸至府甘橋由官橋 新建橋些有市俗名????府甘七百七十四尋廣十二尋深三尺至安舊橋猶官橋新 建八百八十尋廣八尋深三尺左邊有市俗名????安舊夾清泉社屬富榮縣三千九 百尋廣五尋深一尺右邊有一派通至神符社市俗名????溪域又左邊有一派通入 神符社田疇至神符社槓(13)口長二尋俗名槓官橫流良祿江七十一尋廣十尋深 壹尺五寸通之良祿江與大江合流) (Bản chữ Hán, quyển 5, tờ 16b-17a).
Kinh thành tiền diện Phú Xuân giang ngự tân giang thứ (thuộc Triệu Phong phủ, Hương Trà huyện), chu hành tố lưu nhi thướng lục bách ngũ thiên thập cửu tầm chí Mũi Trẹm xứ. - Tam bách tầm (quảng nhất bách thất thập tam tầm, thâm tam xích; giang tả quan xưởng, giang hữu tiền trài) chí Phủ Cam cảng khẩu (quảng nhị thập ngũ tầm, thâm nhị xích). Giang chi tả hữu nhất phái viết Phủ Cam giang. Giang quảng nhị thập ngũ tầm, thâm nhị xích. Tứ thập ngũ tầm chí Quán Tây kiều, do quan kiều tân kiến. Tam bách ngũ thập bát tầm: quảng thập nhị tầm, thâm nhị xích ngũ thốn, chí Phủ Cam kiều do quan kiều tân kiến; kiều tả hữu thị, tục danh chợ Phủ Cam. Thất bách thất thập tứ tầm: quảng thập nhị tầm, thâm tam xích, chí An Cựu kiều, do quan kiều tân kiến. Bát bách bát thập tầm: quảng bát tầm, thâm tam xích; tả biên hữu thị, tục danh chợ An Cựu. Giáp Thanh Tuyền xã, Phú Vang huyện. Tam thiên cửu bách tầm: quảng ngũ tầm, thâm nhất xích; hữu biên hữu nhất phái thông chí Thần Phù xã thị tục danh chợ Khe Vực; hựu tả biên hữu nhất phái thông nhập Thần Phù xã điền trù chí Thần Phù xã cống khẩu, trường nhị tầm, tục danh Cống Quan. Hoành lưu Lương Lộc giang. Thất thập nhất tầm: quảng thập tầm, thâm nhất xích ngũ thốn, thông chí Lương Lộc giang, dữ đại giang hợp lưu.
(*) Nguyên văn: Tam kỳ giang khẩu. Phan Đăng dịch là “ngã ba sông”. Xem Hoàng Việt nhất thông dư địa chí. Bản dịch Phan Đăng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế và Nxb Thế Giới tái bản (2021). Hà Nội, tr. 274. BBT.
(10) Đúng ra, dân gian gọi là Miếu Bà Đá. Ngôi miếu có từ lâu đời, trong Ô Châu cận lục, Dương Văn An đã nói đến: “前遶靈江後縈大澤懷才江抱於乾方崇福碑屹於坎位神像穹窿僊宮巍業 Tiền nhiễu Linh giang, hậu oanh đại trạch. Hoài Tài giang bão ư càn phương; Sùng Phúc bi ngật ư khảm vị. Thần tượng khung lung; tiên cung nguy nghiệp”, Bùi Lương dịch: Linh Giang quanh phía trước, chằm lớn bọc đằng sau, phía nam có sông Hoài Tài, phía bắc có bia Sùng Phúc. Cung tiên rực rỡ; tượng Phật tôn nghiêm (ÔCCL. Sđd, tr. 69). “Bia Sùng Phúc” đúng ra là “bia Hoằng Phúc”. Theo miêu tả này thì lúc đầu, quy mô ngôi miếu khá lớn. Về sau, trong một bản kê khai dân đinh năm Quang Trung 1 (1788) của làng Hồng Ân đã thấy tên Phan Văn Khoan lo việc hầu tự Bà Đá. Nhưng quy mô hiện nay thì mới được làm lại không lâu, chỉ một gian, kiểu vuông, mỗi bề 1,5m, có hiên trước, mở một cửa hai cánh, ba mặt kia xây bít, tọa lạc phía tây đình Khai canh, gần cửa Sông Bồ, cũng quay hướng nhìn ra Sông Hương. Không có khuôn viên, la thành. Trước đây, ông Đào Thái Hanh miêu tả như sau: “Cái miếu ấy độc nhất một gian, có cổng vào ngay mặt sông Thanh Phước, vỏn vẹn được vài món đồ thờ bằng gỗ; chân đèn, bát nhang, quả bồng được đặt trên một bệ thờ bằng gạch đối diện một cái đế bằng đá trên đó có một phiến đá đặc biệt tựa vào tường” (Sa Giang Đào Thái Hanh (1995). Ái Châu danh thắng và sự tích các nữ thần Việt Nam. Thuận Hóa, Huế, tr. 134). Quy mô ấy tồn tại cho đến bây giờ, tuy trong thời kháng chiến chống Pháp (1947-1954), miếu bị hư hại, dân làng rước Bà Đá vào thờ tại chùa, sau năm 1954 mới trùng tu theo quy mô cũ…
(11) Đào Thái Hanh kể sự tích theo Lê Quang Định rồi mô tả: “Phiến đá này đen đen như da trống, hình bán nguyệt, dài 1,20m, rộng 0,96m, dày 0,23m, có khắc hình người và loài vật. Khắc họa thành hai nhóm riêng rời: phía trên một nhân vật gần như khỏa thân, xếp bằng ngồi trên đóa hoa sen, hay tay tì vào đùi chân, bên phải nhân vật này có một con thú bốn chân không rõ là loài gì và vài hình người tạc không rõ, bên trái có năm hình người gồm đàn ông, đàn bà, con nít, người cầm cái cốc, kẻ thì đánh đàn. Phần phía dưới được phân chia bằng đường kẽ gạch ngang thô tháp, phía giữa có một đoàn người ăn mặc sơ sài có vẻ như vừa bước tới vừa dang tay với tới nhân vật trung ương của nửa phần trên. Trong 20 cánh tay dang ra có 7 cánh tay mang xuyến chắc là biểu thị cánh tay đàn bà. Bàn chân thì có 4. Bên cạnh quái nhân, phía tay phải có khắc một người đứng có ba mặt cầm cái chai trong tay, một người khác bị trói ngồi trong góc, cuối cùng dưới thấp phía tay trái là một thớt voi lớn vểnh đuôi lên cao. Áng chừng trong suy nghĩ của cổ nhân, phần trên là thượng giới còn phần dưới là trần gian và địa ngục. Phải chăng là dạng bản mặt của chùa Phật hay là đền Bà La Môn? Thông thường Phật tọa hoa sen, trong khi thần Brahma thường hiện thân làm người 3 mặt” (Sa Giang Đào Thái Hanh, Sđd, tr. 134-135). Nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh cho rằng những hình khắc trên tấm đá biểu hiện câu chuyện cổ Ấn Độ vua quỷ Ravana lay chuyển núi Kailasa của thần Shiva (Ravananugrahamurti) (Ngô Văn Doanh. “Miếu Kì Thạch Phu Nhân và bức phù điêu đá Chămpa”. Tạp chí Xưa Nay. Số 69b tháng 11 năm 1999, tr. 32-33).
(12) Năm Giáp Tuất (1814), tháng Ba, vua Gia Long chỉ cho nạo vét lại sông An Cựu sâu rộng hơn và đào thêm dưới hạ lưu để thông với phá Hà Trung: “Vua đến Thanh Tuyền (tên xã, tức làng Thanh Thủy ngày nay), trải xem hình thế, vời các phụ lão đến dụ bảo về công việc vét sông. Phụ lão thưa rằng: “Đời xưa có ngòi lạch để phòng nắng lụt mà chứa lại hay tháo đi. Nay khai sông này, thực lợi cho nông dân lắm”. Bèn sai dinh thần Quảng Đức xem đo đường sông mà khai vét. Lại ở xã Thần Phù xây một cái cống có cánh cửa để ngăn nước mặn, bắt 1 vạn 3 nghìn người quân và dân làm, chi tiền là 130.400 quan, gạo cũng ngang thế. Do đấy nước sông lưu thông, dân đều tiện lợi” (ĐNTL. Bản dịch. Sđd. Tập Một, tr. 881). Tháng Hai năm Tân Tị (1821), vua Minh Mạng “xem bản đồ Kinh thành, bảo thị thần rằng: “Tiên đế khai con sông này là lợi muôn đời cho nông dân”. Bèn đặt tên là sông Lợi Nông, sai dựng kệ đá ở trên dưới cửa sông để ghi nhớ” (ĐNTL. Sđd. Bản dịch. Tập Hai, tr. 115-116).
(*) Chữ Nôm gồm chữ 斬 TRẢM + bộ 土 THỔ; Phan Đăng phiên âm TIỆM, chúng tôi cho rằng phải là TRẸM, vì ở đây có xóm cư dân gốc làng La Khê, gọi là La Khê Trẹm.
(**) Chữ Nôm gồm bộ THỔ + chữ TRÃI, phiên âm TRÀI, chỉ vùng đất trống chung quanh ngoài thành làm vành đai phòng ngự, tên nhà nước gọi là thành giai. Ở ngoài cửa Trấn Bình Đài có xóm cư dân làng Thế Lại Thượng, tục gọi là xóm Trài.
(13) Chữ CỐNG nguyên viết bộ 土 THỔ + chữ 貢 CỐNG.
[(Đường thủy) từ bến ngự trên sông Phú Xuân mặt trước Kinh thành (thuộc huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong), đi thuyền ngược dòng lên 6.519 tầm đến xứ Mũi Trẹm. - Đi 300 tầm (rộng 173 tầm, sâu 3 thước; bên trái sông là xưởng thợ nhà nước, bên phải sông là trài trước thành) đến cửa cảng Phủ Cam(14) (rộng 25 tầm, sâu 2 thước); bên trái sông [Hương] có một nhánh gọi là sông Phủ Cam. Sông rộng 25 tầm, sâu 2 thước. Đi 45 tầm: đến cầu Quán Tây, cầu do nhà nước mới làm(15). Đi 358 tầm: rộng 12 tầm, sâu 2 thước 5 tấc, đến cầu Phủ Cam(16), cầu do nhà nước mới làm; bên trái cầu có chợ, tục gọi là chợ Phủ Cam. Đi 774 tầm: rộng 12 tầm, sâu 3 thước, đến cầu An Cựu(17), cầu do nhà nước mới làm. Đi 880 tầm: rộng 8 tầm, sâu 3 thước, bờ trái có chợ, tục gọi là chợ An Cựu. Giáp giới với xã Thanh Tuyền, huyện Phú Vang. Đi 3.900 tầm: rộng 5 tầm, sâu 1 thước; bên phải có một nhánh chảy đến chợ xã Thần Phù, tục gọi là chợ Khe Vực; lại bên trái có một nhánh chảy vào đồng ruộng xã Thần Phù đến cửa cống xã Thần Phù, cống dài 2 tầm tục gọi là Cống Quan(18), rồi chảy ngang qua sông Lương Lộc. Đi 71 tầm: rộng 10 tầm, sâu 1 thước 5 tấc, chảy đến sông Lương Lộc, hợp dòng với sông cái].
(14) Không có tư liệu nào giải thích nguồn gốc địa danh Phủ Cam. Chúng tôi cho rằng tên xưa nhất là sông An Cựu (vì chảy qua làng An Cựu), đến sau khi các chúa Nguyễn cát cứ, ngoài thủ phủ Phú Xuân, còn xây dựng phủ ở nhiều nơi với các chức năng khác nhau, trong đó, có phủ tên Cam, tọa lạc ở một vị trí gần bờ sông, nên người ta mới gọi tên đoạn sông chảy qua đó là sông Phủ Cam. Phủ này thấy ghi ở bờ bắc sông An Cựu trong Giáp Ngọ niên bình Nam đồ của Bùi Thế Đạt. Không rõ xuất xứ cái tên này. Phải chăng trong phủ trồng nhiều cam? Nhưng phủ ấy của ai? Tất nhiên trong số các ông Hoàng bà Chúa chứ không phải người thường. Có thể là phủ ở của mẹ chúa Nguyễn Phúc Chu (bà Tống Thị Lãnh), nhà sư Thích Đại Sán gọi là phủ Quốc Mẫu. Phủ này, sư Thạch Liêm ở chùa Thiền Lâm nhìn qua “chỉ cách một con sông”, thì có lẽ nay là vùng ấp Phước Quả, nơi tọa lạc của nhà thờ Chánh Tòa Phủ Cam ngày nay. Chắc vì trong vườn phủ trồng nhiều cam, nên nhân dân gọi là Phủ Cam, sau trở thành địa danh.
(15) Cầu Quán Tây: cầu này cách cửa sông 45 tầm, tức khoảng hơn 80m (tạm tính 1 tầm = 1.825m theo Từ nguyên), thì ở vị trí đập ngăn hiện nay [cống Cửa Khâu], gần ga xe lửa Huế.
(16) Cầu Phủ Cam: cầu ở đoạn sông chảy qua vùng đồi ấp Phước Quả (nay là chỗ nhà thờ Phủ Cam). Đến thế kỷ XX, sau khi làm xong con đường chạy dọc hai bên bờ sông, Pháp mới làm lại cầu, gọi là Pont de Phu Cam (Cầu Phủ Cam), hay Pont de la Cathédrale (cầu Nhà thờ Chánh Tòa), năm 1924. Nhà Sử học Nguyễn Quang Trung Tiến nhầm khi viết: “Cây cầu xuất hiện muộn nhất trên sông An Cựu khu vực Huế là cầu Phủ Cam” (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. Số 6. Năm 2018, tr. 109), nên viết lại: “cây cầu được Pháp tái thiết muộn nhất trên sông An Cựu khu vực Huế là cầu Phủ Cam”, vì đây là một trong ba cây cầu đã được Lê Quang Định nói đến trong sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
Phía hạ lưu Sông Hương trước Kinh thành phía bờ phải cũng có một nhánh, tên xưa là sông Thiên Lộc, vì chảy qua xã Thiên Lộc, sau xã theo lệnh húy của vua Tự Đức, đổi Thọ Lộc, dân gian gọi là sông Như Ý, đến ấp Xuân Hòa thì dứt, nhưng thủy trình thì thông suốt đến cửa Biện (Tư Dung, Tư Hiền) theo phá Hà Trung - Cầu Hai:
京城前面富春江御津江次舟行順流二下八千四十五尋至〇(*)海門。六百三十六尋(水清而淡廣一百七十三尋深四尺左江前〇(**)右江官廠有直渡船自特市邑渡次由天祿江至曲象津次俗曰渡腀㺔)至天祿市津次廣二百尋深二尺市在江之右俗名????袄????此處有一派曰天祿江廣六十五尋深二尋由此六百四十尋至雲楊津次廣四十五尋深二尋有一派歸雲楊社田五百九十尋廣而十尋深一尋一尺至棠華社岸之左有一派通至各社田一千二百九十尋廣二十尋深四尺左邊有養蒙市右邊有野梨市一千三百四十尋廣十尋深七寸至雲梯青藍二社橋左邊有市俗名????????一千一百七十八尋廣十三尋深二尺至清泉瓦橋橋頭有市二千九百四十四尋廣十四尋深二尺至良祿津次廣五十尋深三尺五寸一千一百九十尋岸左有一派出禾多潭至禾多津次廣六十三尋深一尋四尺二千三百七十三尋岸右有一派出蘇沱潭俗名潭拖至養蒙下津次俗名渡翁唯八百尋岸右有一派通至安農社一千五百三十尋廣六十八尋深二尋三尺岸左有一派出河中潭俗名????擛五百尋廣六十八尋深二尋至河中大江俗名????????就此至????菴山俗名破河中常有風濤不測舟行可戒一千尋廣八百四十四尋深三 尺七寸江右有一派俗名????洡達至興平源一千七百六十尋水深三尺江右有一 石山隱約水面俗名????淫????泊又有河中????俗名????〇(*)一千六百尋水深三尺江 右有山俗名丸????坭此處常有風波不測舟行可戒一千六百尋水深二尺七寸江 左有山俗名丸????菴江右有山俗名曲象山特市直度起步在此津次一千三百六 十尋水深二尺七寸江左有和榮市俗名????河菴江右有山俗名丸〇(**)又有一山 俗名丸令一十一千八百尋至附壘津廣一百四十五尋深一尋一尺俗名渡????一 百六十八尋至思容海門總自天祿江口至思容海口共二萬三千六百六十三尋) (Bản chữ Hán, quyển 5, tờ 20b-21b).
(17) Cầu An Cựu: như vậy, đầu thời Gia Long, đã có ba cây cầu bắc qua sông An Cựu. Nguyễn Quang Trung Tiến viết: “Lùi lại quá khứ, vào đầu thế kỷ XIX, đoạn sông này chỉ mới có một cây cầu duy nhất bắc qua sông, nằm trên đường Thiên Lý bắc-nam, đó là cầu An Cựu…” (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. Số đã dẫn, tr. 102). Nhà Sử học lại dẫn sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ để viết: “…có một số chi tiết từ nguồn sử liệu cho thấy rằng cầu An Cựu được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 [1808] với tên gọi là cầu Hương Thủy (…). Nhưng có lẽ do cầu bắc qua sông An Cựu, lại nằm trên địa phận xã An Cựu, đặc biệt là sau khi khơi vét sông này từ năm 1814, nên đầu thời Minh Mạng, triều Nguyễn đã chuyển sang dùng tên cầu An Cựu” (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. Số đã dẫn, tr. 102-103). Thế mà trong sách viết xong năm 1806, Lê Quang Định đã ghi tên cầu An Cựu. Có lẽ lần này do Hội điển sai, hoặc cầu Hương Thủy là một cầu khác được làm sau nên tác giả chưa kịp cập nhật.
(18) Cống Quan là cửa sông Phủ Cam đổ ra đầm Hà Trung (phá Cầu Hai). Đập Cống Quan đến năm 1916 được người Pháp xây dựng lại, tại thôn 2 xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, hiện nay đang được cải tạo. (*) Chữ NHUYỄN đây viết bộ 氵 THỦY + chữ 耎 NHUYỄN, có chỗ viết bộ 土 THỔ + chữ 耎 NHUYỄN. (**) Chữ TRÀI, xem cước chú ở trang trước.
Kinh thành tiền diện Phú Xuân giang ngự tân giang thứ chu hành thuận lưu nhi há bát thiên tứ thập ngũ tầm chí Nhuyễn Hải môn – Lục bách tam thập lục tầm (thủy thanh nhi đạm, quảng nhất bách thất thập tam tầm, thâm tứ xích); tả giang tiền trài, hữu giang quan xưởng; hữu trực độ thuyền tự Đặc Thị ấp độ thứ do Thiên Lộc giang chí Khúc Tượng tân thứ, tục viết độ Lồn Voi. Chí Thiên Lộc thị tân thứ: quảng tam bách tầm, thâm nhị xích; thị tại giang chi hữu, tục danh chợ Áo Tơi. Thử xứ hữu nhất phái viết Thiên Lộc giang: quảng lục thập ngũ tầm, thâm nhị tầm. Do thử lục bách tứ thập tầm chí Vân Dương tân thứ: quảng tứ thập ngũ tầm, thâm nhị tầm; hữu nhất phái quy Vân Dương xã điền. Ngũ bách cửu thập tầm: quảng nhị thập tầm, thâm nhất tầm nhất xích, chí Đường Hoa xã; ngạn chi tả hữu nhất phái thông chí các xã điền. Nhất thiên nhị bách cửu thập tầm: quảng nhị thập tầm, thâm tứ xích; tả biên hữu Dưỡng Mông thị, hữu biên hữu Dã Lê thị. Nhất thiên tam bách tứ thập tầm: quảng thập tầm, thâm thất thốn; chí Vân Thê, Thanh Lam nhị xã kiều, tả biên hữu thị, tục danh chợ Rạm. Nhất thiên nhất bách thất thập bát tầm: quảng thập tam tầm, thâm nhị xích; chí Thanh Tuyền ngõa kiều, kiều đầu hữu thị. Nhị thiên cửu bách tứ thập tứ tầm: quảng thập tứ tầm, thâm nhị xích; chí Lương Lộc tân thứ: quảng ngũ thập tầm, thâm tam xích ngũ thốn. Nhất thiên nhất bách cửu thập tầm: ngạn tả hữu nhất phái xuất Hòa Đa đàm chí Hòa Đa tân thứ, quảng lục thập tam tầm, thâm nhất tầm tứ xích. Nhị thiên tam bách thất thập tam tầm: ngạn hữu hữu nhất phái xuất Tô Đà đàm, tục danh đầm Đà, chí Dưỡng Mông Hạ tân thứ, tục danh đò Ông Duy. Bát bách tầm: ngạn hữu hữu nhất phái thông chí An Nông xã. Nhất thiên ngũ bách tam thập tầm: quảng lục thập bát tầm, thâm nhị tầm tam xích; ngạn tả hữu nhất phái xuất Hà Trung đàm, tục danh cửa Dẹp. Ngũ bách tầm: quảng lục thập bát tầm, thâm nhị tầm; chí Hà Trung đại giang, tục danh cửa Ngay. Tự thử chí Mũi Am sơn, tục danh phá Hà Trung, thường hữu phong đào bất trắc, thuyền hành khả giới. Nhất thiên tầm: quảng bát bách tứ thập tứ tầm, thâm tam xích thất thốn; giang hữu hữu nhất phái, tục danh cửa Lội, đạt chí Hưng Bình nguyên. Nhất thiên thất bách lục thập tầm: thủy thâm tam xích, giang hữu hữu nhất thạch sơn ẩn ước thủy diện, tục danh Đá Dầm Đá Bạc; hựu hữu hà trung cồn, tục danh cồn Nong. Nhất thiên lục bách tầm: thủy thâm tam xích; giang hữu hữu sơn, tục danh hòn Mũi Nơi; thử xứ thường hữu phong ba bất trắc, chu hành khả giới. Nhất thiên lục bách tầm: thủy thâm nhị xích thất thốn; giang tả hữu sơn, tục danh hòn Mũi Am; giang hữu hữu sơn, tục danh Khúc Tượng sơn. Đặc thị trực độ khởi bộ tại thử tân thứ. Nhất thiên tam bách lục thập tầm: thủy thâm nhị xích thất thốn; giang tả hữu Hòa Vinh thị, tục danh chợ Hà Am; giang hữu hữu sơn, tục danh hòn Thẳm, hựu hữu nhất sơn tục danh hòn Lanh. Nhất thiên bát bách tầm: chí Phụ Lũy tân, quảng nhất bách tứ thập ngũ tầm thâm nhất tầm nhất xích, tục danh đò Cửa. Nhất bách lục thập bát tầm: chí Tư Dung hải khẩu. Tổng tự Thiên Lộc giang khẩu chí Tư Dung hải khẩu cộng nhị vạn tam thiên lục bách lục thập tam tầm.
(*) Chữ Nôm gồm bộ THỔ + chữ NÔNG, có người đọc NONG, có người đọc NỔNG. Đây chúng tôi chọn âm NONG.
(**) Chữ Nôm trên là bộ 山 SƠN, dưới không rõ là chữ 浸 TẨM hay chữ 沒 MỘT, chữ 漫 MAN. Chúng tôi tạm đọc THẲM.
[Từ bến ngự trên sông Phú Xuân trước mặt Kinh thành đi thuyền xuôi xuống 8.045 tầm đến cửa Nhuyễn Hải – Đi 636 tầm (nước trong mà ngọt, rộng 173 tầm, sâu 4 thước); bên trái sông là thềm trài thành, bên phải sông là xưởng thợ nhà nước; có đò dọc từ bến ấp Chợ Được(19) theo sông Thiên Lộc đến bến Khúc Tượng(20), tục gọi là đò Lồn Voi(21). Đến bến đò Thiên Lộc: rộng 300 tầm, sâu 2 thước; chợ bên phải sông, tục gọi là chợ Áo Tơi. Chỗ này có một nhánh gọi là sông Thiên Lộc(22): rộng 65 tầm, sâu 2 tầm. Từ đây đi 640 tầm đến bến đò Vân Dương: rộng 45 tầm, sâu 2 tầm; có một nhánh chảy về ruộng xã Vân Dương. Đi 590 tầm: rộng 20 tầm, sâu 1 tầm 1 thước; đến xã Đường Hoa; bên phải bờ có một nhánh chảy đến ruộng các xã. Đi 1.290 tầm: rộng 20 tầm, sâu 4 thước; bên trái có chợ Dưỡng Mông, bên phải có chợ Dã Lê. Đi 1.340 tầm: rộng 10 tầm, sâu 7 tấc; đến cầu hai xã Vân Thê, Thanh Lam; bên trái có chợ, tục gọi là Chợ Rạm. Đi 1.178 tầm: rộng 13 tầm, sâu 2 thước; đến Cầu Ngói Thanh Tuyền(23); đầu cầu có chợ. Đi 2.944 tầm: rộng 14 tầm, sâu 2 thước; đến bến đò Lương Lộc: rộng 50 tầm, sâu 3 thước 5 tấc. Đi 1.190 tầm: bên trái bờ có một nhánh chảy ra từ đầm Hòa Đa đến bến đò Hòa Đa, rộng 63 tầm, sâu 1 tầm 4 thước. Đi 2.373 tầm: bên phải bờ có một nhánh chảy ra từ đầm Tô Đà, tục gọi là đầm Đà; đến bến đò Dưỡng Mông Hạ, tục gọi là đò Ông Duy. Đi 800 tầm: bên phải bờ có một nhánh chảy đến xã An Nông. Đi 1.530 tầm: rộng 68 tầm, sâu 2 tầm 3 thước; bên trái bờ có một nhánh chảy ra từ đầm Hà Trung, tục gọi là cửa Dẹp. Đi 500 tầm: rộng 68 tầm, sâu 2 tầm; đến sông cái Hà Trung(24), tục gọi là cửa Ngay. Từ đây đến núi Mũi Am, tục gọi là phá Hà Trung, thường có sóng gió khôn lường, đi thuyền nên e dè. Đi 1.000 tầm: rộng 844 tầm, sâu 3 thước 7 tấc; bên phải sông có một nhánh, tục gọi là cửa Lội, chảy đến tận nguồn Hưng Bình. Đi 1.760 tầm: nước sâu 3 thước; bên phải sông có một núi đá nhấp nhô trên mặt nước, tục gọi là Đá Dầm Đá Bạc; lại có cồn giữa sông(*), tục gọi là cồn Nong. Đi 1.600 tầm: nước sâu 3 thước; bên phải sông có núi, tục gọi là hòn Mũi Nơi; chỗ này thường có sóng gió khôn lường, đi thuyền phải e dè. Đi 1.600 tầm: nước sâu 2 thước 7 tấc; bên trái sông có núi, tục gọi là hòn Mũi Am; bên phải sông cũng có núi, tục gọi là núi Khúc Tượng. Tại bến này đò dọc bắt đầu đi thẳng lên chợ Được. Đi 1.360 tầm: nước sâu 2 thước 7 tấc; bên trái sông có chợ Hòa Vinh, tục gọi là chợ Hà Am; bên phải sông có núi, tục gọi là hòn Thẳm, lại có một núi, tục gọi là hòn Lanh. Đi 1.800 tầm: đến bến Phụ Lũy, rộng 145 tầm, sâu 1 tầm 1 thước, tục gọi là đò Cửa. Đi 168 tầm: đến cửa biển Tư Dung. Cộng chung từ cửa sông Thiên Lộc đến cửa biển Tư Dung là 23.663 tầm].
(19) Khu vực này xưa có hai chợ lớn: chợ Dinh và chợ Được. Chợ Dinh ở làng Xuân Dương (xưa thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, nay thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế), thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Có tên như thế, vì thời bấy giờ, lỵ sở của Chính Dinh đặt ở đấy. Chợ Dinh sinh hoạt phồn vinh, giao lưu hàng hóa đến tận những vùng xa xôi bằng đường thủy, đến mức Chợ Dinh trở thành địa danh chỉ toàn khu vực Xuân Dương - Xuân An. Chợ ở sát bờ sông, nên bến đò cũng sinh hoạt tấp nập, đò dọc, đò ngang, khách và hàng từ những làng xóm xa xôi đổ đến. Lê Quý Đôn viết trong Phủ Biên tạp lục: “Xứ Thuận Hóa, huyện Hương Trà,... đò Chợ Dinh Xuân Dương, hàng năm tiền thuế 258 quan; đò dọc khứ hồi từ Chợ Dinh Xuân Dương đến Dinh Cũ, chợ Sãi, Cam Lộ, Phả Lại, hàng năm tiền thuế 64 quan 6 tiền” (Lê Quý Đôn. PBTL. Bản dịch. Sđd, tr. 237). Về sau, phố phường phát triển dần nên mọc thêm một cái chợ nữa, gọi là chợ Được, có lẽ do một người đàn bà tên Được lập ra chăng? Người ta cũng gọi là chợ Đặng (Đặng thị), hay chợ Mụ Đặng. Phố Gia Hội xem như chia làm hai nửa, nửa cũ gồm hai làng Xuân Dương, Xuân An, vẫn gọi là Chợ Dinh, nửa mới gồm hai làng Đông Trì Thượng, Đông Trì Hạ, gọi là Chợ Đặng, Chợ Mụ Đặng, danh xưng này còn thấy trong một tập sắc phong tại miếu thờ thần bên trái đường Chi Lăng từ cầu Gia Hội đi về khoảng 300 - 400 mét. Người Huế nói “được” thành “đặng”, có lẽ vì thói quen kỵ húy một bà chúa thời tiền Nguyễn (bà Tống Thị Được, vợ chúa Nguyễn Phúc Chu). Nhà nghiên cứu Trần Kinh Hòa viết: “Chợ Dinh và Chợ Được đều nằm trên bờ sông Hương Giang, Chợ Dinh hiện nay nằm về dãy phía bắc hội quán Phúc Kiến, Chợ Được ở dãy đầu cầu Gia Hội, chừng trong khoảng hai đầu đường Chi Lăng khu Hoa Kiều tập trung hiện nay” (Trần Kinh Hòa (1961). “Làng Minh Hương…”. Tạp chí Đại học. Số 3. Năm thứ IV. Huế, tr. 115). Có chợ, nhà buôn tụ tập dần thành xóm, lập thành ấp, nhà nước công nhận gọi là ấp Chợ Được. Khi “chợ Đông Ba đem ra ngoài giại”, chợ này cũng thu hẹp dần rồi giải thể, vì hai chợ gần nhau quá, mà chợ Đông Ba nhiều hàng hóa hơn.
(20) Khúc Tượng: sau đổi Phước Tượng. Sách Đại Nam nhất thống chí chép (dịch): “Ở phía đông nam huyện [Phú Lộc] 17 dặm. Núi nầy từ núi Thượng Đạo Chính chạy đến, trên đỉnh có đường trạm đi qua. Xưa gọi là núi Khúc Tượng, thế núi gập ghềnh khó đi. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) bắt đầu đào phía hữu lưng núi sâu xuống một trượng, để tiện qua lại, nên đặt tên là núi Phước Tượng” (Cao Xuân Dục) (Tổng tài). ĐNNTC. Bản dịch: Hoàng Văn Lâu (2012). Tập 1. Nxb Lao động. Hà Nội, tr. 116). Vua Minh Mạng sai dựng một hành cung, gọi là hành cung Phúc Tượng, mỗi lần tuần du vào Quảng Nam, đều nghỉ ở đấy. Tháng Năm năm Đinh Dậu (1838), “vua sai phủ Thừa Thiên san phẳng núi Phúc Tượng, núi Phú Gia và núi Hạ. Trước đây vua đi tuần tỉnh Quảng Nam, đường đi từ núi Phúc Tượng đến đèo Hải Vân, qua 2 lần núi cao, các người theo hầu khó nhọc, cho nên sai liệu san phẳng đi, để tiện cho người đi (chỗ cao nhất hai núi Phúc Tượng, Phú Gia san thấp xuống 1 trượng, chỗ cao nhất núi Hạ san thấp xuống 7 thước, đều hạn bề rộng 2 trượng, lại đem đất đá san ra, bỏ ra hai bên và lấp vào các hố ở đoạn dưới), các dân phu làm thuê, hậu cấp cho tiền gạo. Đến lúc công việc xong, vua thưởng cho Kinh doãn cùng huyện viên đốc biện đều được kỷ lục một thứ” (ĐNTL. Bản dịch. Sđd. Tập Năm, tr. 96).
(21) Bản dịch Phủ biên tạp lục, tr. 20: “Đường sá từ trấn Thuận Hóa vào Quảng Nam, nhật trình đi bộ từ quán Lồn Voi đến quán Nại nửa ngày” (Nguyên văn: 順化入廣南道路陸行自館腀㺔至串奈半日去 Thuận Hóa nhập Quảng Nam đạo lộ, lục hành tự quán Lồn Voi chí quán Nại bán nhật khứ). Phan Đăng phiên âm “Trôn Voi”, có lẽ tránh “tục”, nhưng từ “trôn” không thông dụng ở xứ Huế, thay bằng “khu”, “đít” (Trong Tứ chí lộ đồ thư, ở bản đồ Phú Xuân phủ, số 2D ghi: 區㺔 Khu Voi). Chưa rõ tại địa phương có còn địa danh này không, có lẽ người dịch đổi tên cho nhã, dễ nói dễ nghe hơn!
(22) Sông Thiên Lộc “tại phía bắc huyện Hương Thủy mười bảy dặm, cửa sông ở bờ nam Sông Hương phía đông nam xã Thiên Lộc, chảy quanh co hai mươi sáu dặm hợp với sông Lợi Nông chảy vào phá Hà Trung. Khoảng đời Thành Thái xây con đê bằng đá chắn ngang cửa sông”. Sông lấy theo tên xã. Xã này xưa tên 天祿 Thiên Lộc (lộc của trời), sau vua Tự Đức húy chữ “Thiên” vì kính trời để cầu tự, nên đổi 授祿 Thụ Lộc (trao cho lộc), nhân dân đọc thành Thọ Lộc (tất cả những đặc danh có chữ “Thiên” đều đổi hết, như Thiên Tùy thành Xuân Tùy, Thiên Mụ thành Linh Mụ, phủ Thừa Thiên cũng gọi gọn là phủ Thừa). Đoạn hạ lưu, gọi là sông Xuân Hòa, “tại phía bắc huyện Hương Thủy, chỗ tận cùng của sông Thiên Lộc chảy vào đồng ruộng, lâu ngày bị bồi lấp. Năm Gia Long thứ tư [1805], nhà vua ngự giá về Xuân Hòa, trải xem thế đất thấp cao, muốn thông đường sông để lợi cho việc nông, cho gọi các bô lão trong vùng đến hỏi, họ đều thưa rằng Thiên tử chăm lo sinh mệnh của dân, xin bề trên cứ quyết định. Ngài bèn sai giám thành sứ Nguyễn Văn Yến đo đạc, trông coi nhân dân đào. Từ đó, nước sông lưu thông, nhà nông được lợi” (Dịch theo: Tổng tài Cao Xuân Dục. Đại Nam nhất thống chí. Quốc Sử Quán, Duy Tân ngũ niên [1910]. Quyển 2. Tờ 30b). Theo một số bô lão, vì việc làm hợp lòng dân này nên người ta còn gọi là sông Như Ý.
(23) Năm 1841, kiêng âm “tuyền” (ngự danh vua Thiệu Trị), nói thành “toàn”, nên có câu ca dao: “Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn / Cho em về với một đoàn cho vui”. Xã Thanh Tuyền cũng đổi tên Thanh Thủy. Đây là chiếc cầu xây kiểu hành lang duy nhất, do bà Trần Thị Đạo trong làng bỏ tiền ra làm trong giai đoạn quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân, được vua Lê Hiển Tông ban sắc khen thưởng.
Tác giả cũng không bỏ sót vùng rừng núi thâm u phía tây Kinh Thành Huế, tuy hẻo lánh nhưng cũng rất quan trọng đối với đời sống của cư dân, và đối với cả nền kinh tế của quốc gia, nơi cung cấp sản vật thiên nhiên thiết yếu (mật ong, gỗ ván, tranh mây, muông thú…) như cảnh đầu nguồn Tả Trạch:
。。。五十尋(廣三十五尋深六尋源左右山石巍岩樹木茂密左有核傘山 石岸有廟俗名翁婆山相傳先時有夫婦二人與二子居在核傘山一日於二月十 五日乘獨木舟往前山捕山雞菜薯蕷纔至中流遇大風覆溺死後顯靈凡有祈禱 皆有靈驗遂構祠祀為源頭靈神嗣後一帶地方係到忌辰前一日於山前掛紅布 將牲口就沙渚上烹宰至日行禮覽渡江中以為常其如神贈風武銳侯胡貴公源 頭婆楊娘��潘氏夫人事在何時則土人不知其所自雲)經溪媒(廣四十尋深二 尋)共六百五十尋(源有有艾園土人謂昔有園居俗名園艾)五十尋(廣十尋深 一尋一尺源左沙渚源右有一溪廣二尋深一尋俗名溪鐄土人傳謂此山有金沙 前間掘採于此溪淘淨故有此名經托溪鐄。。。(Nguyên văn quyển 5, tờ 19b).
(24) Phá Tam Giang từ Thuận An về, đến đây mở rộng dần ra, gọi là phá Hà Trung, đến nơi rộng nhất, gọi là phá Cầu Hai, cực nam mở ra cửa biển tên cổ Ô Long, nhà Trần đổi Tư Dung, nhà Mạc húy đổi Tư Khách, các chúa Nguyễn khôi phục tên Tư Dung, vua Thiệu Trị lại đổi Tư Hiền, cũng vì húy. Từ đây, thủy lộ không còn là sông Thiên Lộc nữa, nhưng chúng tôi cũng dịch cho trọn vì đây là đường giao thông cổ rất quan trọng.
(*) Nguyên văn: “hựu hựu hà trung cồn”. Phan Đăng dịch “Có cồn Hà Trung” và đọc là “cồn Nống”. Xem HVNTDĐC. Sđd, tr. 273. BBT.
… Ngũ thập tầm (quảng tam thập ngũ tầm, thâm lục tầm. Nguyên tả hữu sơn thạch nguy nham, thụ mộc mậu mật. Tả hữu Hạch Tản [Cây Tán] sơn, thạch ngạn hữu miếu, tục danh Ông Bà sơn. Tương truyền tích thì hữu phu phụ nhị nhân dữ nhị tử cư tại Hạch Tản sơn. Nhất nhật ư nhị nguyệt thập ngũ nhật thừa độc mộc chu vãng tiền sơn bổ sơn kê, thái thự dự, tài chí trung lưu ngộ đại phong phúc nịch, tử hậu hiển linh, phàm kỳ đảo giai hữu linh nghiệm, toại cấu từ tự vi nguyên đầu linh thần. Tự hậu nhất đái địa phương hệ đáo kỳ thời, tiền nhất nhật ư sơn tiền quải hồng bố, tương sinh khẩu tựu sa chử thượng phanh tể; chí nhật hành lễ, lãm độ giang trung dĩ vi thường. Kỳ như thần hiệu, tặng phong Vũ Nhuệ hầu Hồ quý công nguyên đầu, bà Dương Nương gái Phan thị phu nhân. Sự tại hà thì tắc thổ nhân bất tri kỳ sở tự vân) kinh Khe Môi (quảng tứ thập tầm, thâm nhị tầm) cộng lục bách ngũ thập tầm (nguyên hữu hữu Ngải Viên; thổ nhân vị tích hữu viên cư, tục danh Vườn Ngải). Ngũ thập tầm (quảng thập tầm, thâm nhất tầm nhất xích. Nguyên tả sa chử nguyên hữu hữu nhất khê quảng nhị tầm, thâm nhất tầm, tục danh Khe Vàng. Thổ nhân truyền vị thử sơn hữu kim sa, tiền gian quật thái vu thử khê đào tịnh, cố hữu thử danh) kinh thác Khe Vàng…
[… Đi 50 tầm (rộng 35 tầm, sâu 6 tầm. Hai bên phải trái nguồn, đá núi cao ngất, cây to chằng chịt. Bên trái có núi Hạch Tản [hoặc đọc Nôm: Cây Tán], bờ đá có ngôi miếu, tục gọi là miếu núi Ông Bà. Người ta kể với nhau rằng ngày xưa có hai vợ chồng và hai đứa con ở tại núi Hạch Tản. Một hôm, vào ngày 15 tháng Hai, [họ] đi thuyền độc mộc qua núi trước mặt để bắt gà rừng và đào khoai mài, vừa đến giữa dòng thì gặp gió lớn lật chìm; sau khi chết thì hiển linh, hễ cầu cúng đều được như lời, bèn dựng đền thờ làm thần thiêng đầu nguồn. Từ đó về sau, nhân dân địa phương hễ đến ngày giỗ, trước một ngày, treo vải đỏ trước núi, đem con vật tế đến nhóm họp trên bờ cát làm thịt, đến ngày cử hành lễ, đứng trên bến trông xuống dòng sông [mà lạy] làm thành lệ thường. Còn như tên hiệu của thần, thì họ gọi ông là Vũ Nhuệ hầu Hồ quý công nguyên đầu, bà là Dương nương gái Phan thị phu nhân(25). (Chuyện xảy ra vào thời nào, người ở đấy không biết) qua Khe Môi (rộng 40 tầm, sâu 2 tầm) cộng chung 650 tầm (bên phải nguồn có Ngải Viên; người tại chỗ nói ngày xưa có nhà vườn, tục gọi là Vườn Ngải). Đi 50 tầm (rộng 10 tầm, sâu 1 tầm 1 thước. Bên trái nguồn là bãi cát, bên phải có một con khe rộng 2 tầm, sâu 1 tầm, tục gọi là Khe Vàng. Người ở đấy kể rằng sông này có cát vàng, thời trước đào đãi lọc lấy vàng, cho nên có tên như thế(26)) chảy qua thác Khe Vàng…].
(25) Đây là danh hiệu nhân dân địa phương tự phong, không phải triều đình công nhận. Vũ Nhuệ hầu, đọc theo ngữ âm địa phương là Võ Duệ hầu. Danh hiệu này cũng thấy khá phổ biến trong thần hiệu vùng Huế (Vũ Duệ Hồ đại tướng).
(26) Trong Phương Đình dư địa chí, Nguyễn Văn Siêu cũng dẫn sách Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư, nói ở nguồn sông Lô Dung có lập trường đãi vàng.
Ngược lên nguồn Sơn Bồ(27) thì:
。。。九百七十五尋(廣二十尋深二尺江左昔有府基土人言先朝孝賢皇 帝所立以備巡幸今其地盡樹桑蔗江右有扶寧市日中會)七百七十五尋(廣六十 尋深四尺江右有賢士舊府遺跡土人言先朝孝武皇帝所立以備巡幸捕獵虎狼 江左有間桃山)七百尋(廣五十尋深一尋江右有賢士社寺有金榜先朝有御題皇 覺寺三字今存土人相傳言先朝求嗣見驗故立此寺寺之右有福祐大王廟從前 例有國祭此處有一派小溪廣七尋通三尺五寸長五千一百五十尋至蒲田社 津 次名炉焒)至托巡(廣四十尋深一尺五寸水勢建瓴凡言托者皆是)經托翁(廣四 十尋深二赤五寸)共一千 三百二十五尋(左右並民居并浮沙枯土右有古碑市 及威明大王廟從前例有國祭)至泳庫。。。(Nguyên văn quyển 5, tờ 28b-29a).
… Cửu bách thất thập ngũ tầm (quảng bát thập tầm, thâm nhị xích. Giang tả tích hữu phủ cơ. Thổ nhân ngôn tiên triều Hiếu Hiền Hoàng đế sở lập dĩ bị tuần hành; kim kỳ địa tận thụ tang giá. Giang hữu hữu Phù Ninh thị, nhật trung hội). Thất bách thất thập ngũ tầm (quảng lục thập tầm, thâm tứ xích. Giang hữu hữu Hiền sĩ cựu phủ di tích. Thổ nhân ngôn tiên triều Hiếu Vũ Hoàng đế sở lập dĩ bị tuần hạnh, bổ liệp hổ lang. Giang tả hữu Gián Đào sơn). Thất bách tầm (quảng ngũ thập tầm, thâm nhất tầm. Giang hữu hữu Hiền Sĩ xã tự, hữu kim bảng, tiên triều hữu ngự đề “Hoàng Giác tự” tam tự, kim tồn. Thổ nhân truyền ngôn tiên triều cầu tự kiến nghiệm, cố lập thử tự. Tụ chi hữu hữu Phúc Hựu đại vương miếu, tòng tiền lệ hữu quốc tế. Thử xứ hữu nhất phái tiểu khê quảng thất tầm, thâm tam xích ngũ thốn, trường ngũ thiên nhất bách ngũ thập tầm, chí Bồ Điền xã tân thứ danh Lò Lửa) chí Thác Tuần (quảng tứ thập tầm, thâm nhất xích ngũ thốn. Thủy thế kiến linh. Phàm ngôn thác giả giai thị). Kinh Thác Ông (quảng tứ thập tầm, thâm nhị xích ngũ thốn) cộng nhất thiên tam bách nhị thập ngũ tầm (tả hữu tịnh dân cư tính phù sa, khô thổ. Hữu hữu Cổ Bi thị cập Uy Minh đại vương miếu, tòng tiền lệ hữu quốc tế) chí Vịnh Khố…
(27) Sơn Bồ: tên cổ là sông Bồ Đài, vì chảy qua huyện Bồ Đài (trước khi vua Lê Thánh Tông đổi làm huyện Đan Điền), Dương Văn An gọi là sông Đan Điền, và viết: “丹田江丹田縣之大江其源最遠其流最長明威靈 祠古廟屹控源頭順化大城長開水口他如花村綠野地密民稠亥市午橋物華人貴皆錯善於江之南北焉 / Đan Điền giang Đan Điền huyện chi đại giang, kỳ nguyên tối viễn, kỳ lưu tối trường. Minh Uy linh từ cổ miếu ngật khống nguyên đầu, Thuận Hóa đại thành trường khai thủy khẩu. Tha như hoa thôn lục dã, địa mật dân trù; Hợi thị Ngọ kiều, vật hoa nhân quý, giai thố ư giang chi nam bắc yên (Sông Đan Điền là sông cái của huyện Đan Điền, nguồn bắt rất xa, dòng chảy rất dài. Đền thiêng Minh Uy, miếu cổ sừng sững chắn đầu nguồn, thành lớn Thuận Hóa án ngữ ở cửa sông. Ngoài ra, xóm hoa đồng biếc, đất tốt dân đông, chợ tối cầu trưa, người sang cảnh đẹp đều ở hai bờ nam bắc).
(28) Không có chúa nào miếu hiệu là Hiếu Hiền Hoàng đế cả, có lẽ tác giả muốn nói Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế Nguyễn Phúc Tần, vì ông này được gọi là chúa Hiền.
[… Đi 975 tầm (rộng 80 tầm, sâu 2 thước. Bên trái sông trước kia có nền phủ. Người dân ở đây nói Hiếu Hiền Hoàng đế(28) triều trước cho dựng để có sẵn khi
tuần hạnh, nay đất đai nơi ấy đều trồng dâu và mía hết. Bên phải sông có chợ Phù Ninh [Phò Ninh], nhóm vào buổi trưa). Đi 775 tầm (rộng 60 tầm, sâu 4 thước. Bên phải sông có di tích phủ cũ Hiền Sĩ. Người ở đây nói Hiếu Võ Hoàng đế [Nguyễn Phúc Khoát] triều trước dựng để có sẵn khi tuần hạnh, săn bắt cọp, cầy. Bên trái sông có núi Gián Đào). Đi 700 tầm (rộng 50 tầm, sâu 1 tầm. Bên phải sông có chùa xã Hiền Sĩ, có bảng vàng, triều trước chúa viết ba chữ “Hoàng Giác tự” [Chùa Hoàng Giác], nay còn. Người ở đấy nói rằng triều trước(29) cầu tự thấy ứng nghiệm, nên dựng chùa này. Bên phải chùa có miếu Phúc Hựu đại vương, theo lệ xưa quốc tế. Nơi này có một nhánh khe nhỏ rộng 7 tầm, sâu 3 thước 5 tấc, dài 5.150 tầm, đến bến đò xã Bồ Điền, tên là Lò Lửa) đến Thác Tuần (rộng 40 tầm, sâu 1 thước 5 tấc. Nước chảy như xối. Hễ cứ gọi là thác thì như vậy đấy), qua Thác Ông (rộng 40 tầm, sâu 2 thước 5 tấc), cộng thành 1.325 tầm (hai bên trái phải đều là làng xóm cùng phù sa và đất khô. Bên phải có chợ Cổ Bi và miếu Uy Minh đại vương(30), theo lệ xưa quốc tế) đến Vịnh Khố [Vũng Kho]…]. Đi ngược lên nữa thì toàn là thác, hết thác này đến thác khác, lớn có nhỏ có, giữa bạt ngàn cây cối rậm rạp thâm u…
Xem thế, ta thấy Hoàng Việt nhất thống dư địa chí là một bức tranh màu toàn cảnh không chỉ dinh Quảng Đức xưa mà còn là địa bàn cả nước ta hồi đầu thế kỷ XIX. Không phải một bức tranh tĩnh lặng, mà rất sống động. Không chỉ có đường đi lối lại, mà cả chợ họp buổi sáng, buổi trưa, chùa vang tiếng chuông tiếng trống, sóng biển rì rầm, thác rừng ồ ạt… Đến cả thơ ca ngâm ngợi non sông gấm vóc, những chuyện cổ thú vị mặn mà cũng không vắng bóng. Cho nên tác phẩm còn hơn cả một cuốn dư địa chí với những con chữ khô khan hết trang này sang trang khác. Các nhà chính trị học, kinh tế học, xã hội học, văn học đều tìm thấy tài liệu cho mình trong sách này. Qua đó, ta cũng thấy tác giả là một người giàu lòng thiết tha yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, không chỉ đơn thuần là một thần tử phụng mệnh vua thi hành nhiệm vụ được giao…
(29) Triều trước đây là Hiếu Minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), vì sách Đại Nam thực lục tiền biên chép: năm Tân Sửu (1721), chúa dựng chùa Hoàng Giác; xã Hiền Sĩ xưa đã có chùa, nổi tiếng linh ứng, chúa bèn nhân nền cũ, sai dựng chùa mới, chế biển vàng ban cho. Sách Đại Nam nhất thống chí viết rõ: “Chùa Hoàng Giác: ở xã Hiền Sĩ, huyện Phong Điền. Xưa có chùa, rất linh ứng, sau bỏ hư. Năm Tân Sửu, đời vua Hiển Tôn thứ 30 (1721), vua sai theo nền cũ làm lại, đặt tên là chùa Hoàng Giác, có làm biển vàng ban cho, nay vẫn còn. Một tấm khắc năm chữ: 御建皇覺寺 Ngự kiến Hoàng Giác tự (Vua dựng chùa Hoàng Giác). Một tấm khắc ba chữ: 繼聖堂 Kế Thánh đường (Nhà kế nối sự nghiệp các thánh). Một tấm khắc hai chữ: 鼓樓 Cổ lâu (Lầu trống), phía tả khắc tám chữ: 國主天縱道人御題 Quốc chủ Thiên Túng đạo nhân ngự đề (Bản dịch: Hoàng Văn Lâu. Sđd. Tập I. tr. 137). Việc chúa cầu tự chắc do dân gian thêm thắt, vì lúc này chúa đã già, có hàng chục con trai gái (38 công tử, 5 công nữ), đến năm 1721, ít nhất đã có trên 30 con trai, còn cầu tự nỗi gì!
(30) Trong sách Ô Châu cận lục, Dương Văn An ghi Minh Uy đại vương, và kể rằng thần là người xã U Cần (?), huyện Đan Điền, đánh trận thua, lui về tránh ở xã Cổ Bi đầu nguồn bản huyện và tự vẫn. Sau khi chết, ông hiển linh, dân địa phương lập miếu thờ. Như vậy, đây là di tích rất cổ.
TÓM TẮT
Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định là cuốn thông chí đầu tiên của triều Nguyễn ghi chép các tuyến đường giao thông trọng yếu của nước ta vào đầu thế kỷ XIX. Chỉ nói riêng về dinh Quảng Đức (tức tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay), tác giả đã cung cấp cho chúng ta toàn cảnh đường bộ và đường sông khá tường tận. Không chỉ là lộ trình, mà còn nhiều đối tượng khác nữa, nhất là di tích đền chùa, miếu vũ, kèm theo sự tích cụ thể đầu thế kỷ XIX, với những tên sông, tên núi, tên làng, tên chợ, tên đò... đã ra đời hàng chục, hàng trăm năm trước
mà Dương Văn An và Lê Quý Đôn từng nói đến trong Ô Châu cận lục và Phủ biên tạp lục, ngày nay hoặc còn, hoặc mất, hoặc đã thay đổi. Đó đều là những tư liệu quý giúp chúng ta hiểu rõ quê hương mình hơn, càng nghĩ đến công lao khai phá của cha ông đời trước to lớn như thế nào...
ABSTRACT
LÊ QUANG ĐỊNH AND GEOGRAPHY BOOK OF UNIFIED HOÀNG VIỆT (THE END)
Geography Book of Unified Hoàng Việt of Lê Quang Định was the first ones of the Nguyễn Dynasty that recorded the important traffic routes of our country in the early 19th century. Only about Quảng Đức Palace (now Thừa Thiên Huế Province), the author has provided us with in detail overview of the road and river way. Not only the route, but also many other objects, especially the relics of temples, pagodas, shrines, along with specific legends in the early 19th century, with their river names, mountain names, village names, market names, boat names. ... were born tens or hundreds of years ago that Dương Văn An and Lê Quý Đôn talked about in the works Ô Châu cận lục and Phủ biên tạp lục, today they are still, or lost, or changed. Those are all valuable documents that help us understand our homeland better, and think about how great the pioneering work of our ancestors was...
Xem thêm: Một cái tên trên bia tưởng niệm khởi nghĩa Yên Bái
Dư địa chí, còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí, Đại Việt địa dư chí, An Nam vũ cống, Nam Quốc vũ cống hoặc Lê triều cống pháp, là sách địa chí do Ức Trai Nguyễn Trãi, danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435. Cuốn sách viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Nara là thủ đô của Nhật Bản từ năm 710 đến năm 784. Di tích Lịch sử của Nara cổ bao gồm 8 công trình ở cố đô Nara, tỉnh Nara, Nhật Bản. Trong số này có năm công trình là chùa Phật giáo, một đền thờ Thần đạo (Shintō), một cung điện và một khu rừng nguyên sinh. Quần thể bao gồm 26 tòa nhà được Chính phú Nhật Bản chỉ định như là Quốc bảo của Nhật Bản và 53 tòa nhà được chỉ định là Tài sản Văn hóa Quan trọng của Nhật Bản.
Ottawa là thủ đô Canada và cũng là một thành phố lớn thứ 4 tại Canada và thứ 2 của bang Ontario. Trong bài viết này, ANA Immigration sẽ giúp bạn tìm hiểu những nét hấp dẫn của thành phố Ottawa trong mắt của các du học sinh quốc tế.