Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Hệ thống dẫn nước tinh vi của người Arab cổ đại

17/10/202415

Nabataea, một vương quốc Arab cổ đại, đã xây dựng hệ thống thu gom và phân phối nước vẫn còn sử dụng được sau hàng nghìn năm.

Hồ chứa nước do người Nabataea xây dựng ở thành phố cổ đại Hawara. Ảnh: Larry W. Mays

Người Nabataea sinh sống ở phía bắc Arab và phía nam Levant vào thời cổ đại (từ năm 168 trước Công nguyên đến năm 106). Khí hậu sa mạc khiến họ gặp nhiều khó khăn trong trồng trọt, nhưng họ đã tạo ra một hệ thống thu gom nước tinh vi, góp phần xây dựng nên vương quốc hùng hậu ở trung tâm Arab.

Do môi trường khô nóng, người Nabataea phải tìm cách đảm bảo có đủ nguồn cung cấp nước cho cư dân và tưới tiêu cho cây trồng. Một phương pháp để thu thập nước là trồng một cây ăn quả giữa khu vực hình phễu nông. Khi trời mưa, tất cả nước đổ vào trung tâm phễu. Vùng phễu này sẽ được bịt kín bằng đất hoàng thổ để lưu giữ nước. Nhưng công nghệ dẫn nước của người Nabatea còn bao gồm nhiều công trình khác như xây cầu dẫn nước, đê đập, bồn nước và bể chứa kết hợp các phương pháp thu thập nước mưa, nước lũ, nước ngầm và suối tự nhiên.

Với hệ thống phức tạp trên, những người dân Nabataea có thể đảm bảo nguồn cung cấp nước liên tục quanh năm. Họ hiểu rõ mọi nguồn nước sẵn có và biết cách tốt nhất để theo dõi, khai thác, duy trì và sử dụng.

Ở khu vực không có nước, người Nabataea đào giếng ở các địa điểm thuận tiện và giữ bí mật với mọi người ở quốc gia khác. Nhờ đó, họ luôn có nước uống dồi dào, theo nhà sử học người Hy Lạp Diodorus. Họ cũng chuẩn bị những bể chứa nước dưới lòng đất và che phủ bằng vữa. Sau khi đổ đầy nước mưa vào bể chứa, họ bịt kín miệng bể, khiến chúng bằng phẳng với nền đất xung quanh và để lại ký hiệu mà chỉ người dân trong cộng đồng mới có thể nhận ra.

Người Nabataea còn phát triển hệ thống đường ống dẫn nước. Thiết kế của hệ thống tận dụng những chỗ trũng nhiều sỏi đá để lọc nước chảy qua. Hiểu biết sâu rộng về thủy lực cho phép họ tạo ra một hệ thống tối đa hóa tốc độ dòng chảy đồng thời giảm thiểu rò rỉ.

Những công trình thu gom nước của người Nabatea dường như vô hình với người qua đường và chỉ có thể được tìm thấy bởi người biết tới sự tồn tại của chúng. Hệ thống phức tạp này thu thập nước từ các ngọn núi. Người Nabatean đẽo đá thành các gờ để thu thập dòng nước ban đầu, đồng thời đào kênh dẫn ở sườn núi, đưa nước vào bể chứa và đập để sử dụng sau. Để giữ cho nước mát và ngăn bay hơi, họ còn xây những bức tường và cột đá để tạo bóng râm. Các bể chứa đều trát một hỗn hợp chống thấm, ngăn nước rò rỉ. Một số bể vẫn được sử dụng ngày nay.

Nabataea là ví dụ hoàn hảo về nền văn minh đi trước thời đại. Nhờ trí tuệ và sự sáng tạo, họ có thể tạo ra hệ thống thu thập và phân phối nước cho phép vương quốc phát triển thịnh vượng suốt nhiều năm.

An Khang (Theo Ancient Origins)

Xem thêm: Những ngọn núi thiêng: Núi Quyết, vùng đất tứ linh

Các bài viết khác

Xem thêm
Sự thật về tàn tích quần thể bí ẩn bị nhấn chìm hàng chục mét dưới nước
Tin tức khác24/09/2024

Sự thật về tàn tích quần thể bí ẩn bị nhấn chìm hàng chục mét dưới nước

Quần thể kiến trúc này đã gây nhiều tranh cãi trong suốt hơn 30 năm qua vì giới chuyên gia chưa thể lý giải được cách nó hình thành dưới đáy biển Thái Bình Dương ra sao.

Son Bá Mười -
Tin tức khác06/05/2024

Son Bá Mười - "người đẹp ngủ trong rừng" Pù Luông

Son Bá Mười là ba bản vùng cao vẫn còn giữ cho mình vẻ đẹp hoang sơ ở vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa).

Cách phiên chuyển địa danh tiếng Pa Cô - Tà Ôi ở Thừa Thiên - Huế sang tiếng Việt, Nghiên cứu và Phát triển số 4 (81), 2010
Địa chí03/07/2023

Cách phiên chuyển địa danh tiếng Pa Cô - Tà Ôi ở Thừa Thiên - Huế sang tiếng Việt, Nghiên cứu và Phát triển số 4 (81), 2010

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và văn hóa. Trong đó, người Kinh chiếm đại đa số nên tiếng Việt được xem là tiếng phổ thông, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các cộng đồng tộc người trong quốc gia đa dân tộc thống nhất. Vì vậy, vấn đề tiếp xúc và vay mượn giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số là phổ biến và tất yếu, hay nói cách khác, là một hiện tượng ngôn ngữ học-xã hội đặc biệt quan trọng.