Nếu như Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Lan Hạ từ lâu đã trở thành những địa chỉ nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam, thân thuộc với khách du lịch trong nước và quốc tế, thì Bạch Long Vĩ, đến nay, vẫn là một hòn đảo hoang sơ với rất nhiều những điều thú vị chưa được khám phá. Với vị trí địa lý quan trọng, là “phên dậu tiền tiêu” biên giới trên vùng biển vịnh Bắc Bộ của quốc gia, Bạch Long Vĩ không đơn thuần là một điểm tham quan du lịch. Bạch Long Vĩ không phải là nơi dễ đến, không phải cứ khoác ba lô lên đường là được tham quan một điểm đến mới lạ. Hành trình từ đất liền ra đảo với 6 -7 giờ lênh đênh trên biển, đối mặt với những cơn say sóng dữ dội, đối mặt với những khắc nghiệt từ thời tiết, từ thiên nhiên vẫn luôn là thử thách mà không phải ai cũng dũng cảm đối mặt. Nên ngay cả với những người con đất Cảng, Bạch Long Vĩ vẫn ẩn chứa những điều bí ẩn và kỳ diệu, thôi thúc sự khám phá, chinh phục của những người yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc và đau đáu với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc mình.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Vườn quốc gia Tongariro của New Zealand là Di sản thế giới thuộc danh mục hỗn hợp năm 1990.
Sau hơn 40 năm cất giữ, hai pháp khí đóa sen và con ốc trên tượng Bồ tát Tara đã được người dân bàn giao cho ngành văn hóa.
“Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” là một thư tịch chính thống khẳng định cương vực quốc gia, tỏ rõ ý thức độc lập của dân tộc Việt Nam tự cường đầu thế kỷ XIX.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanmar), Wat Phou (Lào), Angkor Wat (Campuchia) và Prasat Hin Phimai (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Hiện nay, số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã ở Việt Nam là bao nhiêu? – Thành Nhân (TPHCM).
Nhìn lại xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, không chỉ mấy ngàn năm vừa qua mà còn cả trong tương lai lâu dài mãi mãi về sau của nước nhà, làng của người Việt luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là biểu hiện cho sức sống của đất nước.
Bài viết phân tích khái niệm tư tưởng làng xã, mối liên hệ giữa tư tưởng làng xã với văn hóa làng xã, tư tưởng làng xã với tư tưởng quan phương, tính chất và nội dung của tư tưởng làng xã.... Theo tác giả, tư tưởng làng xã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, có những đặc thù riêng. Tư tưởng làng xã đã và đang tồn tại lâu dài trong cư dân nông nghiệp, có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của nông thôn Việt Nam.
Làng của người Việt đã có quá trình hình thành và biến đổi hàng ngàn năm nhưng luôn luôn có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa…
Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ Đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ Bắc với diện tích 1.553km² gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi.
Ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được Ủy ban Liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.