Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Những thị trấn kỳ lạ nhỏ nhất thế giới mà bạn chưa biết đến sự tồn tại của chúng

10/05/2024271

Những điểm đến này rất kỳ lạ nhưng lại đẹp đến mức bạn cần phải ghé thăm ít nhất một lần bất cứ khi nào có cơ hội.

Giethoorn, Hà Lan

Đây là một thị trấn độc đáo và ấn tượng ở tỉnh Overijssel. Điểm đến này rất thanh bình và điều nổi bật của nơi này là không có đường đi. Thay vào đó, mọi người ở đây đều di chuyển bằng kênh rạch, thậm chí ngay cả người đưa thư. Địa điểm xinh đẹp này có biệt danh là Venice thu nhỏ. Vì quá xa xôi và yên tĩnh, nhiều du khách cho biết âm thanh lớn nhất mà người ta có thể nghe thấy là tiếng vịt kêu.

Nagoro, Nhật Bản

Ẩn mình trong các thung lũng của Shikoku, Nagoro là một ngôi làng hẻo lánh đáng lẽ chỉ tồn tại như một dấu chấm nhỏ trên bản đồ nếu Ayano Tsukimi, một thợ làm búp bê lành nghề không ở đây. Theo lời kể của người dân địa phương, khi Ayano trở về nhà, cô đã rất buồn khi chứng kiến ​​khu dân cư sôi động một thời đang mất đi sức hấp dẫn khi mọi người rời đi đến các thành phố lớn để tìm việc làm và không bao giờ quay trở lại. Vì vậy, cô bắt đầu làm những con búp bê có kích thước như người thật đưa vào ngôi làng, nơi số lượng cư dân đang giảm dần. Những sản phẩm búp bê có kích thước thật này mang hình dáng của tất cả mọi người. Ayano đặt những con búp bê này ở những nơi cô nhớ nhất - câu cá trên sông, làm việc trên cánh đồng... tuy nhiên, đối với nhiều người ngoài, cảnh tượng này vô cùng rùng rợn.

Đảo Kihnu, Estonia

Đây là một trong những nơi duy trì xã hội mẫu hệ cuối cùng trên thế giới, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ở biển Baltic. Điểm nổi bật của nơi này là phụ nữ ở đây quản lý 600 cư dân trong nhiều thế kỷ. Theo báo cáo, đàn ông trên đảo thường ra khơi nhiều tháng vì họ chủ yếu là ngư dân và để lại phụ nữ ở lại để bảo vệ truyền thống, quản lý hòn đảo và truyền lại văn hóa cho trẻ em.

Santa Cruz del Islote, Colombia

Đây được coi là hòn đảo đông đúc nhất thế giới với 1.200 cư dân chen chúc ở nơi chỉ rộng hơn 8.000m2. Hòn đảo này không có nước sinh hoạt, bệnh viện, hệ thống thoát nước, cảnh sát hoặc điện. Một lý do nữa khiến hòn đảo này càng kỳ lạ là vì nó có mật độ dân cư đông đúc, được cho là không có bạo lực, tội phạm...

Shani Shingnapur, Ấn Độ

Đó là một ngôi làng Ấn Độ kỳ lạ, nơi những ngôi nhà không có cửa trước, không có chìa khóa, không ổ khóa nhưng mọi người đều cảm thấy an toàn ở đây. Lý do đằng sau điều này là dân làng ở đây tin rằng Chúa Shani là người bảo vệ ngôi làng, người sẽ trừng phạt bất cứ ai dám trộm cắp. Điều thú vị là ngay cả đồn cảnh sát cũng không có cửa trước, thậm chí bạn sẽ tìm thấy một ngân hàng đã mở chi nhánh "không khóa" đầu tiên ở nơi này.​

Theo ĐỨC MINH (Theo timesofindia) (Tri thức & Cuộc sống)

Nguồn: www.24h.com.vn

Xem thêm: Chùa Mèo Lang Chánh – điểm đến linh thiêng và sự tích “Miêu thần cứu Chúa”

 

 

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguồn: Internet

Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Việt Nam, Nghiên cứu Lịch sử, số 9.2009

Viện Viễn Đông Bác Cổ (còn gọi Trường Viễn Đông Bác Cổ) là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học nhân văn lớn trên thế giới, nghiên cứu về các dân tộc vùng Viễn Đông dược ra đời theo Nghị định ngày 15-12-1898 nhưng đến tháng 1-1900 mới có tên gọi chính thức và ngày 20-11-1901, Viện được thể chế hóa do Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ban hành. Trong giai đoạn 1900-1957, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị lớn đối với lịch sử văn minh Đông Dương và Đông Á.

Đền Đồng Bằng - Một di sản văn hóa nổi tiếng

Đền Đồng Bằng - Một di sản văn hóa nổi tiếng

Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng đất Đào Động xưa, thời Hùng Vương thuộc về bộ Thang Tuyền; thời Lý - Trần thuộc phủ Long Hưng, cuối thời Trần thuộc Hà Côi, phủ An Tiêm; thời Lê thuộc tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, phủ Thái Bình. Từ năm 1890, thuộc về huyện Phụ Dực. Năm 1969, theo quyết định phân chia lại làng xã của UBND tỉnh, Đào Động thuộc về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Một cây cổ thụ hơn 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, dân gọi là cây Thiết Lim
Tin tức khác02/12/2024

Một cây cổ thụ hơn 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, dân gọi là cây Thiết Lim

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng già, biểu thị cho sức sống mãnh liệt, sự cố kết bền vững của cộng đồng dân cư.