Việt Nam sở hữu một dãy núi được mệnh danh hùng vĩ nhất Đông Dương về tầm vóc và đa dạng sinh học. Nếu tính về chiều dài, nó dài khoảng 1.100 km, nếu tính về tổng diện tích thì tầm 22 triệu hecta. Dãy núi được nói đến chính là dãy Trường Sơn. Nó được mệnh danh là “xương sống” của bán đảo Đông Dương hay “Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương”.
Dãy Trường Sơn nằm giữa Việt Nam, Lào, Campuchia. Nó là biên giới tự nhiên của ba nước, được phân chia thành thành 2 vùng chính Bắc và Nam. Atlat Địa lý Việt Nam cho biết, Trường Sơn chạy qua 21 tỉnh, thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… Dãy núi này còn có nhiều khối núi hùng vĩ hàng đầu Đông Dương như: Hoành Sơn, Bạch Mã, Kẻ Bàng, Ngọc Linh, Chư Yang Sin…
Điểm đầu của dãy Trường Sơn là sông Cả, điểm cuối giáp miền Đông Nam Bộ. Nó được chia làm hai phần Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ranh giới giữa 2 phần thuộc địa phận Đà Nẵng – Quảng Nam. Trong đó, địa thế Trường Sơn Bắc cao sừng sững, đỉnh núi cao thường đạt từ 1.500 – 2.000 mét trở lên. Trong khi đó, địa thế núi Trường Sơn Nam thì khá thấp, dần chuyển tiếp về gò đồi và cao nguyên hình dạng sóng.
Giới khoa học toàn cầu đến nay vẫn không ngừng ngạc nhiên về sự đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn. Nơi đây được xem như kho báu lớn của nhân loại. Riêng Bắc Trường Sơn có 115 loài thú, 416 loài chim, 87 loài bò sát – lưỡng cư, 119 loài cá nước ngọt, 760 loài động vật không xương sống và khoảng 1.500 loài thực vật. Dự đoán nơi đây còn hơn 1.500 loài thực vật chưa được phát hiện.
Dãy Trường Sơn không chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý, sinh học với nước ta mà còn có dấu ấn đậm nét trong lịch sử. Thời kỳ chiến tranh, đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng chạy sát bên dãy núi Trường Sơn có vai trò vô cùng quan trọng.
Dưới thời Pháp thuộc, dãy Trường Sơn được gọi là dãy Trung Kỳ. Lý do bởi nó chủ yếu chạy trên địa phận Trung Kỳ theo cách phân chia hành chính của người Pháp.
Theo SHTT&ST
Xem thêm: Quốc đảo Maldives: Những điều thú vị
Trong đợt khai quật khảo cổ vừa qua, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm Ai Cập tại khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long. Phát hiện mới này đang đặt ra nghi vấn về việc có hay không mối giao thương giữa Đại Việt và khu vực Tây Á?
Với khung cảnh tuyệt vời và vẻ đẹp hoang sơ, hòn Phụ Tử trở thành địa điểm lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu và thư giãn.
Làng của người Việt đã có quá trình hình thành và biến đổi hàng ngàn năm nhưng luôn luôn có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa…