Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Mộc bản Trường học Phúc Giang

18/03/202468

Mộc bản Trường học Phúc Giang là những cổ vật quý hiếm, duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam. Năm 2016, Mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Mộc bản Trường học Phúc Giang được các thầy giáo dòng họ Nguyễn Huy biên soạn và khắc in thành các tập sách để phục vụ việc dạy và học của Trường học Phúc Giang - một trường tư được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh lập tại làng Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh vào giữa thế kỷ 18.

Mộc bản Trường học Phúc Giang là tập tư liệu gốc, hiện còn 383 bản được làm từ gỗ cây thị lâu năm, kích thước dài 25 - 30cm, rộng 15 - 18cm, dày 1 - 2cm. Mỗi bản khắc là một cổ vật quý hiếm, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được khắc tinh xảo. Chữ viết trên Mộc bản là chữ Hán ngược, được khắc đẹp, thanh thoát, với nhiều dạng chữ như: lệ thư, thảo thư, giản tự, dị tự, tục tự, cổ tự, chữ kiêng húy… hàm chứa nhiều giá trị.

Nội dung tư liệu Mộc bản phong phú, được chắt lọc từ tinh hoa Nho giáo, văn hóa giáo dục của khu vực, kết hợp nhuần nhuyễn với văn hóa bản địa. Các soạn giả đã bổ sung nhiều tư liệu của Việt Nam, như phần lịch sử các triều đại Việt Nam từ thời Đinh đến thời Trần cùng với các nhận xét, đánh giá các vị vua. Một số tư tưởng của Khổng giáo đã được tiếp thu có phê phán, ví như trong Kinh Xuân Thu, Trịnh Bá thì đề cao việc hiếu với mẹ trên đất nước, nhưng Nguyễn Huy Oánh thì lại đặt sự hiếu với đất nước lên trên. Mộc bản Trường học Phúc Giang là minh chứng cho việc kế thừa và phát huy Nho giáo.

Đặc biệt, khi soạn sách giáo khoa, các soạn giả đã tham khảo 9 bộ sách của nhiều danh sĩ và tác giả văn học, trong đó có 3 người từng đi sứ Trung Hoa: Nguyễn Tông Quai, Vũ Khâm Thận và Đỗ Huy; góp phần đào tạo được 5 sứ thần nổi tiếng: Nguyễn Duy Hoành, Ngô Thì Nhậm, Lê Hữu Dụng, Đỗ Huy Diễn và Nguyễn Đường, làm tăng cường các mối quan hệ trong sự nghiệp bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Lịch sử Hà Tĩnh, cho hay Mộc bản Trường học Phúc Giang được xem là một trong những tư liệu độc bản, duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, được dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ gần 250 năm nay.
Việc UNESCO ghi danh Mộc bản Trường học Phúc Giang đã làm lan tỏa giá trị Mộc bản Trường học Phúc Giang không chỉ ở phạm vi dòng họ Nguyễn Huy và nhân dân cả nước, mà còn trên phạm vi toàn cầu về tinh thần hiếu học và nét đẹp văn hóa truyền thống con người Việt Nam.

Phương Linh (tổng hợp)

Nguồn: quehuongonline.vn

Xem thêm: Thành phố lịch sử Ayutthaya

Các bài viết khác

Xem thêm
Bí ẩn ngôi chùa cổ sừng sững giữa con sông dài nhất Trung Quốc
Tin tức khác14/05/2024

Bí ẩn ngôi chùa cổ sừng sững giữa con sông dài nhất Trung Quốc

Nhờ thiết kế tinh tế và vững chắc, ngôi chùa giữa lòng con sông dài nhất Trung Quốc vẫn đứng vững dù hứng chịu vô số trận đại hồng thủy suốt hàng trăm năm qua.

Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Tin tức khác27/02/2024

Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống

Kéo co - một trong những trò chơi dân gian truyền thống có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương - được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cộng đồng, là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tập quán của cộng đồng từ lâu đời. Năm 2013, Tổng cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc đã có lời mời Việt Nam và một số nước khác cùng tham dự xây dựng Hồ sơ di sản đa quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo co”.

Nguồn: Internet
Lễ Hội29/07/2023

Lễ hội và di tích Phủ Dầy, 10 năm nhìn lại, Tạp chí Di sản Văn hóa số 7 (năm 2004)

Năm 1994, trong khung cảnh đổi mới đất nước, lễ hội Phủ Dầy sau nhiều năm bị gián đoạn, được thể nghiệm hồi phục. Đến nay, sau 10 năm, chúng ta đã có đủ điều kiện cần thiết để nhìn nhận lại những gì đã và đang làm, nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, để lễ hội và di tích Phủ Dầy xứng đáng là một trong những di tích và lễ hội lớn nhất và tiêu biểu nhất của đời sống tín ngưỡng - văn hóa của nhân dân ta.