Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Lịch sử các làng xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

14/06/2023283

Sau sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527), có 2 anh em kết nghĩa Từ Ngọc Tâm và Hoàng Văn Đức cùng vợ con từ ngoài Bắc vào phía Tây Nam Thanh Hóa lập nghiệp. Họ đi mãi đến bãi hoang rậm thuộc làng Trúc Bồi, xã Thăng Bình thì dừng lại.

1. Làng Đoài Đạo

Sau sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527), có 2 anh em kết nghĩa Từ Ngọc Tâm và Hoàng Văn Đức cùng vợ con từ ngoài Bắc vào phía Tây Nam Thanh Hóa lập nghiệp. Họ đi mãi đến bãi hoang rậm thuộc làng Trúc Bồi, xã Thăng Bình thì dừng lại. Tuy đất ở đây bằng phẳng, nhưng lại nhiều sình lầy, họ quyết định đi tiếp. Đến chỗ làng ở bây giờ thấy rừng rậm xen kẻ bãi sim, mua, đất đai màu mỡ liền ở lại lập nghiệp. Cư dân đến ngày càng nhiều thế là thành xóm, làng. Thuở ban đầu làng có tên là Đồng Môn(1) (Cửa Đông). Mùa xuân năm 1918, có các gia đình: ông Tuất, ông Tôn, ông Vinh (họ Từ), ông Nghi, ông Bon, ông Tường (họ Hoàng), ông Đênh, ông Cử, ông Bường, huyện Tĩnh Gia đến nhập làng. Năm 1920, làng Đồng Môn đổi tên thành làng Đồng Đạo. Năm 1943, phía Bắc làng Đồng Đạo hình thành làng Đoài Thôn. Năm 1947, làng Đoài Thôn sáp nhập với làng Đồng Đạo, lấy tên là làng Đoài Đạo.

Đoài Đạo là một làng có truyền thống văn hóa phát triển. Bên cạnh các hình thức văn nghệ dân gian, tập quán, lễ hội, trong làng còn có các công trình kiến trúc đặc sắc. Công trình lớn nhất của làng là ngôi đình 5 gianchạm trỗ long, ly, quy, phượng rất cầu kì. Đình vừa là nơi sinh hoạt của làng, vừa là nơi thờ thành hoàng. Làng có ngôi chùaSáp thờ lộ thiên trên núi Đoài, ngoài ra còn có 4 ngôi nghè gồm: Nghè Chính thờ Thượng thượng Đẳng thần Cao Sơn; nghè Đệ Nhị thờ Trung đẳng thần Thiên Cương (thần Độc Cước); nghè Đệ Tam thờ Trung đẳng thần Lý Vực; nghè Cửu Thần thờ Nguyệt Nga công chúa. Vào rằm tháng 3, làng tổ chức tế Kì phúc, đồng thời mở hội với các trò hát bội, trò chơi dân gian.

Trong lịch sử giữ nước của dân tộc, Đoài Đạo đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung. Đời vua Thiệu Trị, trong làng có ông Từ Ngọc Quy ềnh được bổ nhiệm làm quan án sát. Trong phong trào cần Vương chổng Pháp, nhân dân Đoài Đạo đã tham gia tích cực tại căn cứ Ôn Lâm. Khi phong trào cần Vương thất bại, thực dân Pháp đã tàn sát dã man những người tham gia nghĩa quân và hương lí 'trong vùng. Hai nhà thờ họ Từ và họ Hoàng cũng bị chúng đốt cháy. Trong làng có ông Hoàng Văn Nghi bị chém đầu, dân làng và gia đình đã đưa thi thể ông về chôn cất tại cầu Lườn thôn Tân Kỳ.

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Đoài Đạo đã có 87 người nhập ngũ, trong đó có 16 người đã hiến dâng tuổi xuân cho đất nước, 12 thương binh và 2 bệnh binh. Có mẹ Mạch Thị Lan là Mẹ Việt Nam anh hùng có một con trai duy nhất là liệt Sỹ. Ghi nhận thành tích của làng, Nhà nước đã tặng nhiều phần thưởng caoquý: danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, 107 huân chương, 34 huy chương, 74 Bằng khen và nhiều hình thức ghi công khác.

Hiện nay Chi bộ Đoài Đạo có 29 đảng viên đang trực tiếp lãnh đạo nhân dân xây dựng quê hương giàu mạnh, cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

2. Làng Hận Áng

Làng Hậu Áng là một trong các làng truyền thống của xã Công Liêm. Trong sách “Các tổng trấn danh bị ' lãm” đầu thế kỷ XIX từ Thanh Hóa trở ra, chưa có tên tổng Lạc Thiện, một sổ làng ở Công Liêm thuộc tổng Vạn Đồn, thấy có tên xã Tứ Ti Tinh Mễ, nhung không thấy tên làng Hậu Áng' (có thể lúc này làng có tên khác). Đến cuối thế kỷ XIX, trong cuốn Đồng Khánh địa chí dư, lũên soạn thời gian khoảng năm 1885 - 1888, làng Hậu Áng thuộc xã Tứ Ti Tinh Mễ thuộc xã Lạc Thiện, đứng thứ tự thứ 17-Trong bản thảo Lịch sử truyền thong của làng thì Hậu Áng là một làng được thành lập vào giữ thế kỷ XVII, cách đây khoảng 350 năm. Theo truyền thuyết của làng được các cụ cao niên kể lại thì người đến đây khai canh lập ấp đầu tiên là ông tổ họ Mạch, tự Huyền Tâm, quê ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ cho triều đình nhà Nguyễn, được nhà vua cho về quê, vốn là một nsười có tầm nhìn xa, trông rộng, ông cùng vợ con rời quê ra Thanh Hóa tìm nơi ở mới. Đến địa điểm làng Hậu Áng ngày nay, thấy đất đai màu mỡ có thể khai hoang làm ruộng rẫy, lại có nguồn lâm thổ sản phong phú từ rừng, ông cùng gia đình ở lại lập nghiệp. Ông bà cần mẫn làm lụng. Trời không phụ lòng người, lúa khoai ngày lên xanh tốt. Con cháu trong gia đình, .dòng Ịiọ ngày thêm đông đúc. Đất lành chim đậu, cư dân đến sinh sống ngày càng nhiều. Xóm thôn ngày càng lớn dần, đồng ruộng ngày một rộng ra, thế là nên xóm, nên làng. Nhớ ơn ông, dân làng đề nghị nhà vua phong ông làm thành hoàng làng và hương khói quanh năm.Cũng như các làng khác trong xã, nhân dân Hậu Áng sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Xưa kia, khi rìmg còn nhiều, sổ đông dân chúng vẫn sống dựa vào rừng, nên có nghề làm rẫy trồng chè xanh. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân trong làng đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Trong làng có đỉnh, đền thờ thành hoàng làng, chùa thờ phật cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Trong làng có gia đình đồng chí Mạch Văn Quỹ là nơi thành lập Chi bộ đầu tiên Đảng bộ xã Công Liêm. Gia đình đồng chí Quỹ là nơi hội họp của ủy ban khởi nghĩa huyện Nông Cổng. Đồng chí Nguyễn Thị Hiền vợ đồng chí Quỹ đã tự tay may 1 lá cờ búa liềm và 1 lá cờ đỏ sao vàng cho ủy ban khởi nghĩa huyện.

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, làng đã có 16 người đã hiến dâng tuổi xuân cho đầt nước, có Mẹ Việt Nam anh hùng Mạch Thị Thiện có 3 con là liệt sỹ. Làng lànơi chứa kho lương thực phục vụ chiến trường Miền Nam, nhân dân Hậu Áng đã đóng góp tích cực cho chiến trường, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Ghi nhận thành tích trên, Đảng, Nhà nước đã tặng nhân dân trong làng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen và nhiều hình thức ghi công khác.

Hiện nay, Chi bộ Hậu Áng có 32 đảng viên đang lãnh đạo nhân dân tiếp tục sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

3. Làng Lộc Tuy

Lộc Tuy là làng có truyền thống lịch sử lâu đời. Theo lịch sử truyền thống của làng thì từ thế kỉ thứ XIV đã có cư dân đến đây sinh sống. Làng Lộc Tuy với làng Tuy Yên trước chung một làng, mãi sau này mới được chia ra: làng Lộc Tuy ở xóm ngoài, làng Tuy Yên ở xóm trong. Chính vì vậy, hai làng có lịch sử truyền thống chung. Trong cuốn “Đồng Khánh địa chí dư” được xuất bản khoảng năm 1885 đến năm 1888, tổng Lạc Thiện (trước kia là tổng Vạn Đồn) có 20 xã, thôn, sở. Xã Lộc Tuy đứng sổ thứ tự 16 (giai đoạn này chưa tách Lộc Tuy và Tuy Yên).

Trong lịch sử truyền thống của làng Lộc Tuy, làng có 2 xóm: xóm trong có tên là Tuy Yên (làng Tuy Yên hiện nay), xóm ngoài có tên là Vĩnh Xuân (làng Lộc Tuy hiện nay). Người đầu tiên đến đây lập nghiệp là ông tổ họ Lê Viết đến từ năm 1353. Những dòng họ đến làng lập nghiệp sớm còn có ông họ Mai từ Tĩnh Gia lên, ông họ Tô từ Hoàng Hóa lên ở phía Bắc, ông họ Trần từ Tĩnh Gia (hay Quảng Xương), ông họ Nguyễn từ Hải Dương vào. Sau đó có thêm các dòng họ: Hoàng, Nguyễn Hữu, Hồ, Vũ, Ngô, Mạch, Bùi, Đoàn... đếnsinh sổng. Tên làng đầu tiên được xác định là làng Rọc, vì làng có 3 cái rọc sâu. Sau này làng đổi tên là Lộc Triền, năm 1843 kiêng chữ Triền (cận âm với tên húy vua Thiệu Trị), đổi lại là Lộc Tuy.

Đây là một làng có truyền thống phát triển, có nghề làm lúa nước lâu đời, đồng thời có nghề đốn củi và bán gỗ. Trong làng có những công trình kiến trúc độc đáo như: đình, chùa, có nghè(l) thờ lộ thiên (đa thờ) thờ Tham sung Tá quốc chàng út đại vương Thượng Đẳng'Thần (con trai út Lê Ngọc, người nổi binh chống lại nhà Đường); vừa là nơi sinh hoạt, vừa phản ánh tín ngưỡng của cư dân vùng lúa nước.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân trong xã, nhân dân Lộc Tuy đoàn kết một lòng góp phần xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới, Lộc Tuy đã có hàng trăm thanh niên nhập ngũ, đi thanh niên xung phong, dân công tiếp vận, dân công hỏa tuyến. Trong đó có 20 liệt sĩ, 4 thương binh đã hiến dâng tuổi xuân và một phần xương máu cho nền độc lập của Tổ quốc. Có Mẹ Việt Nam anh hùng Từ Thị Xuân có 2 con là liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng Tô Thị Ngang có 2 con là liệt sỹ.

Hiện Nay chi bộ Lộc Tuy có 34 đảng viên đang lãnh ' đạo nhân dân trong làng cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

4. Làng Tuy Yên

Làng Tuy Yên trước là xóm trong của làng Lộc Tuy. Theo Lịch sử truyền thống làng Tuy Yên, cũng như gia phả họ Trần Sỹ thì ông tổ họ Trần đến xóm trong, ông tổ họ Lê đến xóm ngoài của làng Lộc Tuy vào khoảng thế kỉ XIV. Sau đó cư dân đến sinh sống ngày càng nhiều, gồm các dòng họ chính: Tô, Hoàng, Hồ, Mai, Trần, Ngô, Vũ, Bùi, Đoàn... Trong cuốn “Đồng Khánh địa chí dư” được xuất bản vào năm 1885 đến năm 1888, tổng Lạc Thiện có 20 xã, thôn, sở. Xã Lộc Tuy(1) đứng số thứ tự 16 (giai đoạn này chưa tách Lộc Tuy và Tuy Yên).

Đây là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời. Có nghè Chợ thờ Thiên Cương tôn thần; Nghè Giếng thờ Thiên Phúc Chính thần; nghè cầu Nổ thờ Thiên trấn tôn thần. Ngoài ra, làng còn có một ngôi chùa thờ Phật và một ngôi đình thờ thành hoàng và là nơi sinh hoạt của làng.

Trong kháng chiến chống Pháp, chống' Mỹ và chiến tranh biên giới, Tuy Yên đã tiễn đưa hàng trăm thanh niên vào bộ đội, đi thanh niên xung phong, dân công(l). Trong đó 16 người đã hiến trọng tuổi xuân cho đất nước, 6 thương binh và 2 bệnh binh. Làng có Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Rặt có 3 con là liệt sỹ; Mẹ Việt Nam anh hùng Mai Thị Thẻ có 2 con là liệt sỹ. Ghi nhận thành tích của nhân dân trong làng, Đảng, Nhà nước đã tặng nhiều danh hiệu như: Mẹ Việt Nam Anh hùng, huân chương, huy chương, bằng khen và các hình thức ghi công khác.

Hiện nay Chi bộ Tuy Yên có 30 đảng viên, luôn đạt trong sạch vững mạnh, đang lãnh đạo nhân dân trong làng xây dựng quê hương ấm no, hạnh phúc.

5. Làng Sơn Thành

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phân bô lại dân cư, phát triên kinh tế miền núi, cuối năm 1970, Ban định canh, định cư của tỉnh và Ban định canh, định cư các huyện Hoằng Hóa, Nông cống, Hậu Lộc tổ chứccho nhân dân các huyện Hoàng Hóa, Hậu Lộc lên định cư tại xãCông Liêm.

Sau một thời gian chuẩn bị tích cực, được sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các xã sở tại và sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân xã Công Liêm, ngày 26 tháng 11 năm 1970, 52 hộ dân xã Hoàng Thái, 42 hộ dân xã Hoàng Thành (Hoằng Hóa) và 14 hộ dân xã Phú Lộc (Hậu Lộc) đến vùng đất phía Đông Bắc của xã xây dựng quê mới với tên gọi Sơn Thành.

Cùng với việc thành lập đơn vị mới, Chi bộ của làng cũng được thành lập gồm 17 đảng viên do đồng chí Nguyễn Đình Phết làm Bí thư. Các tổ chức đoàn thể cũng nhanh chóng được hình thành.

Để lãnh đạo nhân dân phát triển sản xuất, Đảng ủy, 'chính quyền xã Công Liêm quyết định thành lập HTX nông nghiệp ở cụm dân cư mới này, ông Nguyễn Đình Phết được bầu làm Chủ nhiệm.

Cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu trên vùng đất khó này diễn ra vô cùng quyết liệt. Sức kéo trâu bò không đủ, bằng đôi bàn tay chai sạn, với ý chí của những người nông dân vốn hiền lành, chịu khó nhưng cũng đầy nghị lực, với niềm tin “Bàn tay ta làm ra tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, đã san đồi, bạt núi, lấp trũng biển đồi núi hoang vu, những bãi sim mua, lau lách, nhũng đầm lầy ken dày năn lác thành những khu ruộng cấy lúa, trồng khoai.

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Son Thành luôn làm tròn nghĩa vụ của người ở hậu phương đối với tiền tuyến. Đã có 96 người con tham gia bộ đội, 6 ngườitham gia thanh niên xung phong và nhiều người tham gia dân công hỏa tuyến, công nhân quốc phòng. Trong đó có 6 liệt sỹ, 8 thương binh, 2 bệnh binh. Làng có Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Xoai có 2 con là liệt sỹ. Ghi nhận thành tích ấy, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen, giấy cho cán bộ và nhân dân trong làng.

Trong công cuộc đổi mới, nhân dân Sơn Thành lại tiếp tục lập được nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp(1)_.

6. Làng Phú Đa

Lịch sử truyền thổng của làng ghi lại, người đầu tiên đến khai phá vùng đất này là cụ Nguyễn Văn Khoai từ Tùng Lâm (Tĩnh Gia) lên lập nghiệp vào năm 1882. Với con mắt nhìn xa trông rộng, cụ thấy đây là vùng đất có thể lập nghiệp lâu dài được. Nhờ có sức khỏe, lại cần cù, chịu khó, Cụ cùng gia đình phát rẫy làm nương, lên rừng săn thú. Diện tích đất khai phá được cứ mở rộng dần theo năm tháng và tạo ra nhũng xứ đồng màu mỡ như: rọc ông Thạng, đồi ông Khoai, sau này quen gọi là rọc Kè. MùaXuân năm 1886, có thêm cụ Lê Văn Siêu quê ở làng Bảy, xã Tế Tân đưa anh em, con cháu vào đây khai khẩn đất hoang, lập nghiệp. Gia đình Cụ vừa chặt cây làm rẫy, cải tạo đồng ruộng để trồng lúa nước, số người đến ngày càng nhiều, chung tay tạo nên những cánh đồng như: đồng Bòn, đồng Re, đồng Bát, Sau Làng, cồn Lú, Bút Chỉ với tổng diện tích là 64 mẫu. Những dòng họ được coi là đến sớm của làng có: họ Lê Văn, họ Nguyễn Hữu, họ Trần Sỹ, họ Tô Sỹ. Đến năm 1889 ấp Phú Đa đã có 37 hộ với 148 nhân khẩu. Do dân số làng còn ít, cụ Lê Văn Siêu và cụ Nguyễn Doãn Văn làng Đồng Kỳ bàn bạc với nhau sáp nhập 2 làng Phú Đa và Đồng Kỳ lại thành làng Đồng Phú. Làng Đồng Phú tồn tại đến năm 1945. Nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, trồng sắn, khoai trên khu vực đồng Trùng, cấy lúa nước ở ruộng bậc thang, chủ yếu dựa theo nguồn sinh thủy khe rạch từ rừng núi chảy ra. Tháng 10 năm 1958, HTX Phú Đa được thành lập thu hút 50% hộ trong thôn tham gia. Năm 1960, Phú Đa, Đồng Kỳ, Cự Phú sáp nhập thành HTX Tam Đa. Năm 1963, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế miền núi, 37 hội với 125 nhân khẩu thuộc các làng: Thanh Tháp, Ngọ Vực, Vinh Quang, Vinh Chính, Vĩnh Thành của xã Trung Ý về đây định cư.

Cũng như nhiều làng trong xã, Phú Đa có truyền thống văn hóa đặc sắc.Trong làng có bốn ngôi nghè gồm:

Nghè Đệ Nhị, có 2 chánh tẩm, tiền đường 4 gian thờ vị tướng đời Lê; Nghè Mã San thờ thần núi Cao Son; Nghè Liếu Tiếuthờ tượng voi Yên Vị (nay ở làng Đồng Kỳ); đền thờ Lê Hữu.

Trong 2 cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chống sự xâm lược của bọn Pôn Pốt ở phía Tây Nam, bọn bành trướng Trung Quốc ở phía Bắc, cũng như công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, nhân dân Phú Đa đã lập được nhiều thành tích xuất sắc. Trong những năm kháng chiến, làng có 138 người vào bộ đội, 5 người đi thanh niên xung phong, 2 người đi dân công hỏa tuyến. Trong những trận chiến ấy đã có 13 người anh dũng hy sinh, 11 thương binh và 4 bệnh binh. Làng có Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Kiểm có 2 con là liệt sỹ.

Hiện nay Chi bộ Phú Đa có 12 đảng viên đang lãnh đạo nhân dân từngbước xây dựng quê hương theo hướng văn minh, hiện đại.

7. Làng Tân Kỳ

Theo Lịch sử truyền thống thì vào thời Nguyễn làng Tân Kỳ có tên là làng Đồng Phú. Đen đời Minh Mạng (1820 - 1840), làng được đổi tên là Đồng Kỳ(1). Người đầu tiên đến đây là ông Hoàng Văn Khanh có nguồn gốc từ Nghệ An, sau đó có thêm các ông Doãn Văn Sự,Nguyễn Doãn Văn đến khai canh lập làng. Từ năm 1890 lần lượt có nhiều dòng họ đến sinh sống, trong làng có các dòng họ đông người như: Hoàng, Đỗ, Bùi, Võ, Lê, Đào... Đông nhất vẫn là từ Nghệ An ra. Khi mới hình thành, diện tích làng có 59ha, ông Nguyễn Doãn Văn mua thêm cánh đồng Trầu của làng Phú Đa nên diện tích của làng lên đến 65ha. Làng có 2 ngôi đền ở đầu làng và chân núi Đông, giữa làng có ngôi đình to, được chạm trỗ long, ly, quy, phượng và những nét văn hoa tinh xảo, là nơi thờ thành hoàng và sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Vào đầu thế kỷ trước, làng Đồng Kỳ và làng Phú Đa họp nhất thành làng Đồng Phú. Làng Đồng Phú tồn tại đến năm 1945 thì được chia lại như cũ. Từ năm 1960, các HTX Cự Phú, Đồng Kỳ, Phú Đa họp nhất thành HTX Tam Đa. Khoảng tháng 2 năm 1962, do chính sách di dân phát triển kinh tế miền núi, 112 hộ gồm các làng: Hải, Đại, Bào, Bồi thuộc xã Quảng Hải, do ông Trần Trọng Nhật lên thành lập làng mới lấy tên là Hải Tân. Năm 1965, sáp nhập Đồng Kỳ, Hải Tân, Cự Phú thành HTX Tân Phú. Tháng 11 năm 1993, thực hiện chủ trương quy hoạch lại đơn vị thôn xóm, làng Đồng Kỳ và Hải Tân sáp nhập thành làng Tân Kỳ. Đó cũng là nguyện vọng chung của người dân sinh sống 2 bên bờ sông cầu Lườn. Khi mới thành lập làng mới, chi bộ có 7 đảng viên, đồng chí Trần Ngọc Oanh làm Bí thư, ông Nguyễn Đức Hùng làm thôn trưởng.

Tân Kỳ có một địa danh được ghi đậm nét vào lịch sử Thanh Hóa là cầu Lườn; có trung đội dân quân trực chiến và Trung đội pháo cao xạ đặt tại núi Đông. Trong 2 lần đánh phámiền Bắc bằng không quân, giặc Mỹ đã cho máy bay đánh phá 112 lần với hàng ngàn tấn bom đạn, làm 64 người chết và bị thương, 24 ngôi nhà bị cháy, hàng chục hét ta lúa, màu bị tàn phá. Tân Kỳ có Trạm thông tin liên lạc và Trạm máy kéo phục vụ cuộc kháng chiến chổng mỹ cứu nước đặt tại cầu Lườn.

Với tinh thần thi đua “3 nhất”, cùng với cả xã, nhân dân Tân Kỳ đào đắp hàng ngàn mét khối đất, san lấp, đảm bảo giao thông thông suốt. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Tân Kỳ đã có 84 người lên đường bảo vệ Tổ quốc, 18 thanh niên xung phong. Trong đó có 21 người đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, 8 thương binh đã để lại một phần xương máu ở chiến trường.

Do có nhiều thay đổi, hiện nay Chi bộ Tân Kỳ có 23 đảng viên đang lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh.

8. Làng Cự Phú

Vào thế kỷ XIII, có ông Trần Tất Vinh là quân dưới trướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã tham gia nhiều trận đánh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần. Thắng trận, đấtnước khải hoàn ca, vua Trần thực hiện chính sách cho quan quân về quê làm ruộng phát triển kinh tế, làm cho nước mạnh dân giàu. Trong một lần đi rong ruỗi đó đây, ông dừng chân trên đất làng Cự Phú ngày nay. Thời kỳ đó, đây còn là khu vực rừng rậm hoang vu, có nhiều thú dữ. Tuy nhiên, với bản lĩnh của một người từng xông pha trận mạc, với đôi mắt của một người tầm xa trông rộng, ông nhận thấy đất đai màu mỡ, lại có rừng thuận tiện cho việc dựng nhà cửa, khai thác lâm thổ sản liền ở lại lập nghiệp.

Theo chân ông, cư dân từ mọi miền đến sinh sống ngày càng nhiều. Lúc mới lập ấp, làng có tên là Cự Triền. Năm 1843, kiêng chữ Triền cận âm với tên húy vua Thiệu Trị, nên đổi thành Cự Phú(1). Khi tuổi cao, sức yếu, ông Trần Tất Vinh qua đời, con cháu, dòng họ và dân làng chôn cất ông trên ngọn đồi phía Tây của làng. Để tưởng nhớ ông là người có công khai canh, lập làng, ông được phong là thành hoàng làng. Hàng năm, vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch là ngày mất của ông, dân làng thường tổ chức tế lễ, cũng là ngày hội của làng Cự Phú.

Từ năm 1960, các HTX Cự Phú, Đồng Kỳ, Phú Đa hợp nhất thành HTX Tam Đa. Năm 1963, có 25 hộ từ Tân Thọ, 50 hộ từ Quảng Xương lên định cư lập làng mới là Họp Phú. Năm 1965, 4 HTX gồm: Cự Phú, Hợp

Phú, Đồng Kỳ, Hải Tân hợp nhất thành HTX Tân Phú. Đến năm 1994, thực hiện quyết định của tỉnh, Cự Phú và Hợp Phú hợp lại lấy tên là làng Cự Phú.

Cự Phú là một làng có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong làng có 4 ngôi đền gồm: đền Nghĩa Cả, đền Nghĩa Nhị, đền Nghĩa Tam, đền Nghĩa ;Tứ. Trong đó có đền Nghĩa Cả có sắc phong của nhà vua thờ vọng Trần Hưng Đạo (nghè làng bây giờ).

Suốt chiều dài lịch sử của mình, nhân dân Cự Phú đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoài xâm. Trong kháng chiến chống Pháp, chổng Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới, Cự phú đã có hàng trăm thanh niên nhập ngũ. Trong đó có 21 liệt sỹ và hàng chục thương bệnh binh. Trong kháng chiến chống Mỹ làng Cự Phú đã bị một trận bom bi vào ban đêm tại gia đình nhà ông cẩn đã làm chết hai vợ chồng và hai con. Làng có Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Mau có 2 con là liệt sỹ và Mẹ Việt Nam anh hùng Mạch Thị Gái có một con trai duy nhất là liệt Sỹ. Ghi nhận thành tích trên, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng 28 huân chương, nhiều huy chương và các hình thức ghi công khác cho các gia đình, cá nhân trong làng.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ (có 17 đảng viên), nhân dân trong làng đang đoàn kết một lòng, cùng nhau xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

9. Làng Hậu Sơn

Theo Lịch sử truyền thống của làng thì Hậu Sơn được hình thành từ năm 1955. Sau sự kiện hỏa hoạn

(năm 1955) của xóm Hậu Đức, làng Hậu Áng, ông Mạch Văn Dinh đem 7 hộ với 35 khẩu lên đây sinh sống (nay thuộc đất công sở, sân bóng, trạm y tế). Năm 1964, 1965 máy bay Mỹ đánh phá, dân làng Hậu Áng và các làng lân cận đến đây sinh sống càng nhiều. Xóm Quán Thúy ngày ấy được kéo dài từ đất nông trường xuống chợ Trầu, vào đến Mũi Sặt (cạnh đập số 3). Dân cư đông dầnxóm Quán trở thành một đội sản xuất của HTX nông nghiệp. Năm 1987, làng Hậu Son được sáp nhập với làng Trung Son, đến năm 1993, lại chia thành 2 làng như cũ. Từ năm * 1994, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa

thành lập các thôn (làng) trên cơ sở các đội sản xuất của HTX nông nghiệp trước đây, làng Hậu Sơn chính thức được thành lập. Theo Lịch sử truyền thống của làng lí giải: sở dĩ có tên là Hậu Sơn vì làng ở vị trí sau núi, phía Bắc giáp làng Đoài Đạo, phía Đông giáp tỉnh lộ 505, phía Nam giáp làng Trung Sơn, phía Tây giáp đội Mỹ Châu của nông trường Yên Mỹ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hậu Sơn là địa bàn cư trú đón tiếp nhân dân một số làng trong xã đến cư trú. ủy ban nhân dân xã cũng từng sơ tán về đây. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân trong làng đẩy mạnh thi đua sản xuất, sẵn sàng lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tô quốc. Trong 3 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và chiến tranh biên giới, làng có 6 Liệt Sỹ, 10 thương binh để lại một phần xương máu ở chiến trường.

Hiện nay Chi bộ Hậu Sơn có 20 đảng viên luôn gương mẫu đi đầu cùng cấp ủy, Ban thôn, các tố chức đoàn thể xây dựng khối đại đoàn kểt toàn dân, chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh, phát huy truyền thống của quê hương, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Theo: http://congliem.nongcong.gov.vn/web/trang-chu/tong-quan/lich-su-cac-lang-xa-cong-liem.html

Xem thêm: Đôi nét về sự hình thành làng xã ở Khánh Hòa từ 1653 đến đầu thế kỷ XX

 

Các bài viết khác

Xem thêm
Thánh địa Mỹ Sơn
Tin tức khác12/08/2023

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanmar), Wat Phou (Lào), Angkor Wat (Campuchia) và Prasat Hin Phimai (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Các Thái - giám của Triều đình Huế, Nghiên cứu và Phát triển số 8 (162)
Gia phả29/06/2023

Các Thái - giám của Triều đình Huế, Nghiên cứu và Phát triển số 8 (162)

Thái giám hay hoạn quan là những nam nhân bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục (do bẩm sinh hay bị cắt bỏ) được tuyển vào cung để hầu hạ vua chúa, hậu phi và làm những việc tạp dịch hàng ngày. Dù bị xem là hạng nô bộc nhưng lịch sử cho thấy, việc tin dùng hoạn quan và đam mê tửu sắc chính là nguyên nhân làm suy yếu hay sụp đổ nhiều triều đại. 

Khám phá quần thể kim tự tháp Giza - Kì quan bậc nhất thế giới
Tin tức khác07/03/2024

Khám phá quần thể kim tự tháp Giza - Kì quan bậc nhất thế giới

Kim tự tháp Giza là công trình lâu đời nhất trong danh sách Bảy kỳ quan thế giới cổ đại và cũng là công trình duy nhất còn sót lại gần như nguyên vẹn. Kim tự tháp Giza là một tuyệt tác kiến trúc xây dựng của con người. Kích thước và quy mô của Giza thách thức bất kỳ công trình nào được xây dựng trong vòng vài trăm năm qua. Việc xây dựng Giza luôn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận giữa các học giả bởi vì kích thước khổng lồ và tỷ lệ gần như hoàn hảo của nó.