Trong những hình ảnh được chụp lại, những cái cây thân gỗ to lớn, trên bề mặt phủ chật kín những đồng tiền đôi khi khiến người xem nổi da gà. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều người thích thú và tò mò về nguồn gốc thật sự của loài cây có thể mọc ra tiền này.
Jones cho biết: "Vào thế kỷ 18, người Anh tin rằng nếu một bệnh nhân đập đồng xu vào cây thì bệnh tật của họ sẽ bị cây lấy đi”. Ngoài ra còn có nhiều lời đồn đại khác như đập đồng xu vào thân cây để cầu nguyện cho một chuyến đi bình an; Những người yêu nhau đập đồng xu vào thân cây với hy vọng tình yêu bền lâu; Người bệnh đập đồng xu vào thân cây vì tin rằng nó có thể mang lại sức khỏe.
Năm này qua năm khác, một số lượng lớn đồng xu bị đập vào những cái cây lớn này. Theo thời gian, những cây nhỏ lớn lên thành cây lớn, những đồng xu này bị cây lớn đẩy lên trên bề mặt thân cây, tạo nên "Cây tiền" ngày nay.
Người ta tin rằng vào dịp Giáng sinh, xã hội phương Tây có truyền thống trang trí cây thông Noel, gắn liền với phong tục đập đồng xu vào thân cây.
Nét văn hóa lâu đời của người dân nơi đây vô tình tạo nên một cảnh quan vô cùng ấn tượng và thú vị. Bởi hình ảnh "cây tiền" không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn là biểu tượng cho sự may mắn, giàu có và sức khỏe.
Theo: Minh Quân
Xem thêm: "Cây thần linh" nghìn năm tuổi ở cổng trời được theo dõi đặc biệt
Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh thiên. Vì vậy không ngạc nhiên khi vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh này ở vị trí thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của đất Thần kinh. Nơi đây, vào tháng 3 năm Đinh Dậu, 1837 vua Minh Mạng khi trùng kiến chùa đã dụ rằng: "Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng tàn lụi, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau Huống gì những cảnh quan nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền" [4: 305]. Đây cũng là một trong những ngôi quốc tự được chọn làm trai đàn cầu an cũng như các lễ trọng khác của triều đình.
2. Vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII - XVIII qua tư liệu văn bia. Văn bia vùng hạ lưu sông Thái Bình được chúng tôi lựa chọn phân tích bao gồm 266 tấm bia (21) của 140 xã thôn bên bờ các dòng sông Luộc, sông Mía, sông Thái Bình, sông Văn Úc thuộc các huyện Tiên Minh, An Lão, Nghi Dương, Tứ Kỳ của trấn Hải Dương thời Lê (tương đương khu vực thuộc các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay). Như vậy, trung bình mỗi xã ở khu vực này có 1.9 bia. Nếu chỉ tính các làng xã có văn bia thì trung bình có 3.8 bia/1 đơn vị làng xã (con số này ở Kinh Bắc chỉ có 3.2) (22). Trong tổng số các đơn vị hành chính, số làng xã có văn bia chiếm gần 50% (trong khi đó trên toàn bộ trấn Kinh Bắc số làng xã có văn bia chỉ chiếm 28,4%) (23) tổng số các đơn vị xã thôn.
Trong lịch sử Việt Nam, đối với các triều đại trước thời Nguyễn, mà tiêu biểu là dưới thời Lê, sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích, quý tộc, quan lại, chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình (tức Lễ phục và Tế phục).