Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Hé lộ huyền thoại thành phố dưới nước của Ai Cập

26/12/202446

Nhà khảo cổ học biển thuộc Trung tâm khảo cổ học hàng hải Oxford vừa tiết lộ những bằng chứng đầu tiên về thành phố huyền thoại của Ai Cập bị nhấn chìm dưới đáy Đại Tây Dương.

Năm 2001, nhóm khảo cổ dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học biển người Pháp Franck Goddio tình cờ phát hiện một số di tích khi tìm kiếm các tàu chiến của Napoleon từ năm 1798 bị đánh bại bởi Nelson trong cuộc chiến sông Nile.

Ông đã phát hiện vô số tảng đá khổng lồ nằm sâu dưới đáy biển tại khu vực vịnh Aboukir, cách 20 dặm về phía đông bắc Alexandria. Đây được xem là phát hiện quan trọng nhất của thế kỷ 21.

Các nhà khảo cổ học cho biết thành phố này từng là một hải cảng của hai nền văn hóa Heracleion (của người Hi Lạp cổ đại) và Thonis (của người Ai Cập cổ).

Nhóm ông cùng với Trung tâm khảo cổ học hàng hải Oxford dành 12 năm làm việc dưới đáy đại dương để ghép các tảng đá lại với nhau trước khi đưa lên mặt đất. Trong số đó có bức tượng khổng lồ nữ thần Ai Cập Isis, thần Hapi và một pharaoh Ai Cập chưa xác định. Ngoài ra còn có hàng trăm bức tượng nhỏ của các vị thần Ai Cập.

Tất cả đều được bảo quản trong điều kiện tốt vì được lớp bùn bao phủ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy hàng chục chiếc quách có chứa các cơ quan của động vật được ướp xác và 64 chiếc tàu cổ với 700 cái neo.

Đặc biệt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy tấm bia khổng lồ được trang trí bằng chữ tượng hình, hé mở những bí mật về đời sống tôn giáo và chính trị của Ai Cập cổ đại.

Trong tương lai, các nhà khảo cổ hi vọng sẽ khám phá những bí mật lớn nhất từ thành phố cổ đại bị nhấn chìm dưới nước này.

Nguồn: tuoitre.vn

Xem thêm: Hai thanh gươm hai số phận làm nên cuộc đời truyền kỳ của Đinh Bộ Lĩnh

Các bài viết khác

Xem thêm
Tài liệu địa chí cổ với việc nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội
Địa chí14/06/2023

Tài liệu địa chí cổ với việc nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội

Trong kho thư tịch cổ viết về Thăng Long - Hà Nội hiện còn một mảng tư liệu đặc biệt quý giá dùng để nghiên cứu địa lý lịch sử, diên cách địa danh và nhiều mặt khác. Đó là các sách địa chí.

Nguồn: Internet
Lễ Hội05/08/2023

Ý nghĩa lễ tế giao xưa và nay, Nghiên cứu và Phát triển số 2 (79), 2010

Tế Giao là cuộc lễ tế trời đất, có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại rồi lan truyền sang một số nước trong khu vực. “Giao” là vùng đất bên ngoài kinh thành, người xưa cử hành lễ tế trời ở Nam Giao vào ngày đông chỉ và tế đất ở Bắc Giao vào ngày hạ chí. (Lý Hồng Phúc (biên tập), Khang Hy tự điển, Hán ngữ đại từ diễn xuất bản xã, Thượng Hải, 2005, tr. 1257). Tế Giao được thực hành theo quan niệm và nghi thức Khổng giáo, trong đó, vua được xem là “thiên tử”, đại diện dân để cúng tế trời đất và cầu xin được ban cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Ở Việt Nam, Tế Giao được tiếp thu và thực hành lần đầu tiên dưới thời Lý (1010-1225). Chỉ riêng thời Trần không cử hành lễ Tế Giao, các triều đại quân chủ Việt Nam còn lại đều coi đây là đại lễ và cử hành nghi lễ một cách trọng thế. Cách thức Tế Giao thay đổi ít nhiều theo từng triều đại, khi thì phân tế, khi thì hợp tế cả trời và đất ở Nam Giao. Cuộc lễ phản ánh một cách đầy đủ những quan niệm, tư tưởng, các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của cung đình Việt Nam trong lịch sử.

Nguồn: Internet
Gia phả16/08/2023

Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về con đường cứu nước ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, Nghiên cứu Lịch sử, số 4. 2009

Cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương châm của ông là nghiên cứu kỹ “quốc sử” (lịch sử dân tộc) và “quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời”. Với phương châm và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: nước Đại Nam muốn bảo vệ độc lập thì phải thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương và tiến hành canh tân đất nước.