Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Dạo chơi ngôi làng cổ kỳ lạ có duy nhất

09/08/2024383

Giethoorn được bao quanh bởi những dòng kênh xanh biếc, không có lối đi cho xe cộ, người ta di chuyển bằng thuyền hay đi bộ.

Làng cổ Giethoorn nằm cách thủ đô Amsterdam khoảng 120km về phía Đông Bắc, tỉnh Overijssel (Hà Lan). Ngôi làng được phát hiện từ những năm 1230 sau Công nguyên bởi một nhóm người Địa Trung Hải di cư. Tuy nhiên, thị trấn cổ tích này chỉ thực sự trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Fanfare” cùa nhà làm phim Hà Lan Bert Haanstra ra mắt năm 1958.

Làng Giethoorn khác biệt so với các làng khác ở Hà Lan hay thành phố Venice, Italy là không có đường đi bộ vào làng. Những ngôi nhà mái tranh được xây dựng dọc theo các con kênh uốn lượn và liên kết với nhau bởi hơn 170 cây cầu gỗ. Làng Giethoorn không có xe hơi, phương tiện di chuyển chính là thuyền bè. 

Ngôi làng có khoảng 2.600 cư dân sinh sống trong các ngôi nhà ngập tràn hoa tươi ở sân. Tại đây, vẫn còn những căn nhà cổ hơn 200 năm tuổi, với đường sá là kênh đào, phương tiện đi lại là những chiếc thuyền nhỏ nhẹ lướt… Nơi này yên tĩnh tới mức âm thanh lớn nhất mà bạn có thể nghe được là tiếng kêu của các loài chim sinh sống tại đây.

Vào sáng sớm, những làn sương mỏng manh sẽ bao phủ ngôi làng cô tích Giethroon, một không gian huyền ảo trong tiết trời hơi se lạnh như chốn bồng lai sẽ hiện ra trước mắt. Mặt trời càng lên cao càng lộ ra những khung cảnh đẹp đến lạ thường, những ngôi nhà được thiết kế đơn giản nhưng vẫn rất độc đáo với những dàn cây mọc kín những bức tường hay những ngôi nhà vô cùng mộc mạc. Bao quanh là những màu sắc sặc sỡ của cỏ cây và hàng ngàn loài hoa đang khoe sắc.

Buổi trưa ánh nắng chan hòa phản chiếu trên mặt nước và những mái lá. Buổi chiều, Giethoorn mang nét đẹp lãng mạn khi mặt trời đổ bóng hoàng hôn. Giethoorn cũng thật tuyệt vời khi đêm xuống, nó mang nét quyến rũ mê hoặc dưới ánh trăng.

Ngoài hệ thống kênh dài khoảng 7 km, Giethoorn còn nhiều hồ và ao nông, được hình thành từ hoạt động khai thác than bùn trước đây của cư dân. Đến Giethoorn, du khách có thể trải nghiệm chèo thuyền kayak, ngồi canô hay “thuyền thì thầm”, một loại xuồng máy chạy bằng điện không gây ồn và ô nhiễm cho ngôi làng.

Khai thác du lịch từng bị cho rằng ảnh hưởng đến khu nhà cổ, nhưng hầu như không có quá nhiều thứ thay đổi. Các hộ dân tại đây đều rất vui khi được góp phần quảng bá cho nét văn hoá truyền thống, bằng cách để cho du khách tự do nhìn ngắm khi dạo quanh làng Giethoorn.

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng khung cảnh thơ mộng của Giethoorn, du khách có thể ghé thăm những bảo tàng. Trong đó là Het Olde Maat Uus, một trang trại ghi dấu lịch sử của Giethoorn trong thế kỷ 20, hoặc bảo tàng Oude Aarde và Schelpengalerie Gloria Maris. 

Nguồn: tcdulichtphcm.vn

Xem thêm: Tới Italia ghé thăm Ponte Vecchio, cây cầu đá lâu đời nhất ở châu Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác

Xem thêm
Lễ hội Nghinh Ông: Nguồn gốc, ý nghĩa văn hoá làng chài
Tin tức khác23/01/2025

Lễ hội Nghinh Ông: Nguồn gốc, ý nghĩa văn hoá làng chài

Ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng và là lễ hội dân gian lâu đời của người dân miền biển.

Những thị trấn kỳ lạ nhỏ nhất thế giới mà bạn chưa biết đến sự tồn tại của chúng
Tin tức khác10/05/2024

Những thị trấn kỳ lạ nhỏ nhất thế giới mà bạn chưa biết đến sự tồn tại của chúng

Những điểm đến này rất kỳ lạ nhưng lại đẹp đến mức bạn cần phải ghé thăm ít nhất một lần bất cứ khi nào có cơ hội.

Dấu tích cảng bến - Thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát thực địa và tư liệu văn hóa) (Tiếp theo và hết)
Địa chí15/09/2023

Dấu tích cảng bến - Thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát thực địa và tư liệu văn hóa) (Tiếp theo và hết)

2. Vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII - XVIII qua tư liệu văn bia. Văn bia vùng hạ lưu sông Thái Bình được chúng tôi lựa chọn phân tích bao gồm 266 tấm bia (21) của 140 xã thôn bên bờ các dòng sông Luộc, sông Mía, sông Thái Bình, sông Văn Úc thuộc các huyện Tiên Minh, An Lão, Nghi Dương, Tứ Kỳ của trấn Hải Dương thời Lê (tương đương khu vực thuộc các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay). Như vậy, trung bình mỗi xã ở khu vực này có 1.9 bia. Nếu chỉ tính các làng xã có văn bia thì trung bình có 3.8 bia/1 đơn vị làng xã (con số này ở Kinh Bắc chỉ có 3.2) (22). Trong tổng số các đơn vị hành chính, số làng xã có văn bia chiếm gần 50% (trong khi đó trên toàn bộ trấn Kinh Bắc số làng xã có văn bia chỉ chiếm 28,4%) (23) tổng số các đơn vị xã thôn.