Ponte Vecchio trong tiếng Ý có nghĩa là “cây cầu cổ”, đây là một trong những biểu tượng cổ kính và nổi tiếng nhất của thành phố Florence, Italia. Ban đầu, nó được xây dựng bằng gỗ và là cây cầu gỗ đầu tiên bắc qua sông Arno. Nó có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại và là một trong những cây cầu có kiến trúc đặc biệt nhất thế giới. Ponte Vecchio cũng là cây cầu duy nhất còn xót lại của thành phố sau trận ném bom năm 1944 của Đức trong Thế chiến thứ 2. Bởi vậy, nó không khác gì một nhân chứng lịch sử đối với người dân địa phương.
Có lịch sử lâu đời nên cầu Ponte Vecchio cũng đã từng nhiều lần bị hư hại bởi hoả hoạn và lũ lụt. Nó từng bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 1333 bởi một trong những trận lũ lụt thảm khốc nhất trong lịch sử Italia. Cây cầu được xây dựng lại vào năm 1345 bởi Taddeo Gaddi. Thiết kế mới trên ba mái vòm vững chắc khiến cho cây cầu có khả năng nâng đỡ và chống lại dòng đẩy của nước tốt hơn. Nhờ thiết kế này mà cầu Ponte Vecchio có thể chống chọi lại nhiều trận lũ lụt thảm khốc và tồn tại đến ngày nay.
Nếu nhìn từ xa, rất khó để nhận ra Ponte Vecchio là một cây cầu bởi nó không có thành cầu, cũng không có xe cộ chạy qua mà chỉ có 2 dãy nhà cổ vắt ngang qua dòng sông. Trên cầu là hệ thống những của hàng lớn nhỏ, nhộn nhịp khiến du khách dường như lạc vào một trung tâm mua sắm.
Nguồn gốc của những dãy cửa hành này đã có từ rất lâu đời. Vào giữa những năm 1400, có rất nhiều thương nhân tập trung trên cầu để buôn bán thịt, cá và rau quả, … cho người dân địa phương. Bởi vậy họ được phép xây dựng các của hàng nhỏ trên cầu để thuận tiện cho việc buôn bán và tránh làm ảnh hưởng đến những khu dân cư. Sau đó, Ponte Vecchio nhanh chóng trở thành nơi buôn bán tấp nập tại Ý.
Đây cũng chính là nơi đầu tiên xuất hiện cụm từ “phá sản” (bankrupt) trong kinh tế. Khi một thương nhân tại Ponte Vecchio làm ăn thua lỗ và không thể trả nổi tiền thuê mặt bằng đắt đỏ trên cầu, cảnh sát sẽ đến và đập gãy chiếc bàn họ dùng để bán hàng hoá. Chiếc bàn là biểu tượng của việc buôn bán, nếu như mất chiếc bàn bạn sẽ không thể kinh doanh được nữa.
Thành tựu kiến trúc lớn nhất của Ponte Vecchio chính là Hành lang Vasari. Năm 1565, Công tước Cosimo I de Medici đã giao cho kiến trúc sư Giorgio Vasari nhiệm vụ xây dựng một con đường trên cây cầu để làm lối đi nối từ Cung điện Pitti đến Uffizi. Ở chính giữa cầu Ponte Vecchio, được thiết kế có hàng loạt cửa sổ lớn để nhìn ra toàn cảnh sông Arno. Con đường dài khoảng 1km này được xây dựng trong vòng năm tháng để gia tộc Medici có thể tự do di chuyển giữa nơi ở của mình tới cung điện. Bởi vậy các cửa hàng bán thực phẩm trên cầu Ponte Vecchio đã bị dời đi để tránh làm mùi hôi thối ảnh hưởng đến gia đình Công tước. Sau đó, các người thợ kim hoàn và thợ bạc đã đến thay thế và bắt đầu buôn bán mặt hàng trang sức. Cho đến ngày nay, đồ nữ trang vẫn là một mặt hàng buôn bán chủ yếu của cầu Ponte Vecchio. Du khách có thể mua nhẫn, vòng tay, vòng cổ và nhiều món trang sức quý giá khác tại những cửa hàng ở nơi đây.
Ngoài mang trong mình những giá trị lịch sử to lớn, cầu Ponte Vecchio cũng có những ý nghĩa rất lãng mạn. Những cặp đôi từ khắp nơi trên thế giới khi tới đây thường mang theo một cái ổ khoá, bên trên ghi tên của hai người. Cặp đôi sẽ móc ổ khoá vào cầu và ném chìa khoá xuống sông. Họ tin rằng, nếu làm như vậy thì tình yêu của họ sẽ mãi mãi bền chặt.
Cầu Ponte Vecchio là một cây cầu đặc biệt không chỉ về mặt kiến trúc mà còn mang những ý nghĩa lịch sử, văn hoá vô cùng to lớn. Nơi đây vừa mang không khí cổ kính lại vừa lãng mạn, thơ mộng, tràn đầy sự thú vị, hấp dẫn. Khi tới đây, được chứng kiến vẻ đẹp của cây cầu cùng với thiên nhiên của nước Ý chắc chắn sẽ là một trải nghiệm mà không ai có thể quên.
Nguồn: baogiaothong.vn
Xem thêm: Quốc gia nào có không khí sạch nhất thế giới?
Được hình thành cách đây 2.500 năm, nằm trên độ cao 2.000m so với mực nước biển, cách thủ đô Tehran khoảng 300km, ngôi làng cổ Abyaneh được xây bằng gạch bùn và đất sét. Điều đặc biệt là cả ngôi làng đều có màu đỏ nên còn được gọi là làng Đỏ. Những người dân sinh sống trong ngôi làng này rất hiền hòa, hiếu khách và mặc trang phục đặc trưng theo Hồi giáo và Bái hỏa giáo.
Khi bước chân đến “lâu đài bông” Pamukkale ở Thổ Nhĩ Kỳ, du khách không chỉ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng mà còn mê mải tìm hiểu về câu chuyện đằng sau những tầng tầng bảng trắng như tuyết. Đó là một tuyệt tác của sự hòa quyện giữa nước nóng khoáng và thạch anh, tạo nên một khung cảnh huyền bí, làm say đắm lòng người từ cái nhìn đầu tiên. Hãy cùng chúng tôi khám phá hành trình kỳ diệu đến với điểm đến này, nơi mà thiên nhiên hội tụ để tạo ra một bức tranh đẹp như mơ.
Doméa đơn thuần là một bến neo đỗ tàu (anchoring place) hoặc bến cảng (harbor), đồng thời là nơi lưu trú tạm thời của thủy thủ đoàn (đa số sống và sinh hoạt trên boong tàu mặc dù có đôi khi lên bờ sinh sống) trong khoảng 2-3 tháng để chờ nhận hàng và khởi hành đi Nhật Bản hoặc các cảng Đông Nam Á. Doméa đồng thời là nơi bốc hàng hóa xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ Đàng Ngoài) lên tàu và dỡ hàng hóa nhập khẩu (hương liệu, vải vóc, bạc, đồng.....) xuống ghe thuyền địa phương để đưa lên Kẻ Chợ/Phố Hiến.