Nằm bên dưới vùng nước ven biển ở đảo Yonaguni của Nhật Bản là quần thể kiến trúc bằng đá bí ẩn. Nơi này còn được gọi là "thành phố Atlantis Nhật Bản", bị chìm sâu khoảng 30m dưới nước.
Nó được cho là hình thành vào cuối Kỷ Băng hà cách đây chừng 10.000 năm khi khu vực này còn trồi lên trên mặt biển. Hình dáng và cấu trúc đối xứng kỳ lạ đã dẫn tới những cuộc tranh luận gay gắt về nguồn gốc thực sự của nó.
Nơi này được phát hiện khoảng 35 năm trước (Ảnh: BBC).
"Khi lần đầu tiên phát hiện ra và chiêm ngưỡng tận mắt, tôi bị dựng tóc gáy, có cảm giác nổi da gà. Mọi thứ thật sự choáng ngợp", ông Kihachiro Aratake, người tìm thấy quần thể Yonaguni, cho biết.
Khoảng 35 năm trước, khi đang tìm kiếm địa điểm lặn, ông Aratake tình cờ phát hiện ra nơi này. Ngay lúc đó, ông biết rằng, nơi này sẽ trở thành "báu vật quý giá" của đảo Yonaguni.
Sau khi được ông Aratake phát hiện ra, nhóm các chuyên gia do Giáo sư Masaaki Kimura đến từ Đại học Ryukyu dẫn đầu tiến hành nghiên cứu quần thể bằng đá bí ẩn dưới nước. Theo nhận định ban đầu, rất khó giải thích nguồn gốc quần thể là hoàn toàn tự nhiên do nhiều dấu vết cho thấy con người có tác động lên những cấu trúc này.
Tiếp đến, hai chuyên gia của Đại học Ryukyu đi cùng ông Aratake tiếp tục việc nghiên cứu. Họ chưa thể tuyên bố "thành phố Atlantis Nhật Bản" là công trình tự nhiên hay nhân tạo bởi cả hai đều có những cách lý giải riêng.
Thứ khiến người ta tin rằng quần thể này do con người tạo ra là phần cầu thang xoắn ốc. Giáo sư Masaaki khẳng định, đây là "sản phẩm của người cổ đại bởi có nhiều cấu trúc nhân tạo cùng đồ gốm, công cụ bằng đá vôi là lò sưởi cổ". Trong trường hợp được tuyên bố là công trình do thiên nhiên tạo ra, là một di chỉ khảo cổ, thì các thợ lặn sẽ không được tiếp cận nơi này nữa.
Anh Kenzo Watanabe, một thợ lặn chuyên nghiệp, cũng là người muốn tìm được câu trả lời. Anh tập trung một nhóm thợ lặn lành nghề và thân thiết để cùng nhau khám phá.
Khi xuống ở độ sâu cả chục mét, anh Kenzo cho rằng, có thể đây là quần thể nhân tạo.
"Cảnh tượng bên dưới rất choáng ngợp với nhiều hình dạng đối xứng và bề mặt khác nhau. Tôi thắc mắc không hiểu nó được tạo ra thế nào. Những cấu trúc này khiến tôi liên tưởng tới các loại công cụ mà người xưa từng sử dụng", anh nhận xét.
Đây là địa điểm bí ẩn với nhiều trải nghiệm mới lạ với các thợ lặn (Ảnh: Daily).
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà địa chất, đa số cho rằng quần thể này nhiều khả năng là "một cấu trúc tự nhiên khác thường".
"Những khối đá trong quần thể có nhiều đường nứt dọc đan xen lẫn nhau. Có thể nói, những đường nứt là do tự nhiên tạo ra. Sóng và thủy triều làm xói mòn đá cát khiến nó có hình dạng giống như bậc thang", chuyên gia Robert Schoch đến từ Đại học Boston, nhận định.
Giáo sư Takayuki Ogata đến từ Đại học Ryukyu là người đưa ra quan điểm tương tự. "Tôi lần đầu thấy quần thể Yonaguni năm 2016. Khi đó, tôi biết cấu trúc này tương tự như trên mặt đất, nhưng chỉ khác là nó nằm dưới nước".
"Tôi đã khảo sát vài địa điểm và tiến hành các nghiên cứu thực địa, nhưng đây là lần đầu nhìn thấy một cấu trúc nối tiếp từ phần đất phía trên mặt nước. Cá nhân tôi tin rằng, cấu trúc này hình thành một cách tự nhiên", Giáo sư Takayuki nói.
Còn với các thợ lặn, đây là một địa điểm bí ẩn. Dù bằng chứng cho thấy quần thể Yonaguni có thể không phải là tàn tích của một nền văn minh thất lạc, nhưng được trải nghiệm lặn sâu ở đây vẫn rất ngoạn mục.
Nguồn: dantri.com
Xem thêm: Đàn Xã Tắc
Đến Philippines, du khách sẽ không khỏi bị cuốn hút bởi hòn đảo Palawan, nơi có những bãi biển hoang sơ và dòng sông ngầm Puerto Princesa hiền hòa, xanh trong, lững lờ trôi, ẩn mình trong hang đá.
Bài viết phân tích khái niệm tư tưởng làng xã, mối liên hệ giữa tư tưởng làng xã với văn hóa làng xã, tư tưởng làng xã với tư tưởng quan phương, tính chất và nội dung của tư tưởng làng xã.... Theo tác giả, tư tưởng làng xã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, có những đặc thù riêng. Tư tưởng làng xã đã và đang tồn tại lâu dài trong cư dân nông nghiệp, có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của nông thôn Việt Nam.
(Consonkiepbac.org.vn) - Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến.
DỊCH VỤ