Ô nhiễm không khí tiếp tục là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ con người, gây ra khoảng 7 triệu cái chết mỗi năm. Hàng tỷ người trên Trái đất phải chịu ảnh hưởng do không khí ô nhiễm dẫn tới bệnh hen suyễn và bệnh phổi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng, 92% dân số toàn cầu phải hít thở không khí độc hại.
Được biết, quốc đảo Polynesia là nơi có không khí sạch nhất thế giới, tiếp theo là các quốc đảo Mauritius, Iceland, Grenada và Bermuda.
Trong số 134 quốc gia và khu vực được khảo sát trong báo cáo, chỉ có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như Polynesia, Mauritius, Iceland, Grenada, Bermuda, New Zealand, Australia, Puerto Rico, Estonia và Phần Lan đáp ứng các yêu cầu của WHO về mức độ các bụi mịn trong không khí do ô tô, xe tải và khu công nghiệp thải ra.
Nơi có chất lượng không khí thấp nhất thế giới là Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Tajikistan, Burkina Faso.
Báo cáo phân tích kết quả từ hơn 30.000 trạm giám sát trên toàn cầu, biến nó thành nền tảng tập trung lớn nhất thế giới để đo chất lượng không khí. Nó cũng dựa trên dữ liệu được thu thập từ hàng ngàn sáng kiến đo không khí sạch do chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, công dân, cộng đồng và công ty tư nhân quản lý.
Báo cáo cũng đưa ra bảng xếp hạng cho hàng nghìn thành phố trên thế giới. New Delhi từng gây chú ý vào năm 2020 khi chất lượng không khí được cải thiện đáng kể do các hạn chế được đưa ra bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thành phố này sớm quay trở lại như cũ khi khi tình trạng ô nhiễm đạt mức khẩn cấp vào tháng 11 năm 2020, khắp nơi bị bao phủ trong làn sương mù dày đặc độc hại.
Điều đáng nói là chỉ riêng Ấn Độ đã có 9 thành phố ô nhiễm không khí. Begusarai ở Ấn Độ là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới trong khi New Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.
Những thành phố ô nhiễm không khí nhất:
1. Begusarai, Ấn Độ
2.Guwahati, Ấn Độ
3.Delhi, Ấn Độ
4.Mullanpur, Ấn Độ
5.Lahore, Pakistan
6.New Delhi, Ấn Độ
7.Siwan, Ấn Độ
8.Saharsa, Ấn Độ
9.Goshaingaon, Ấn Độ
10.Katihar, Ấn Độ
Thành phố thủ đô ô nhiễm không khí nhất:
1. New Delhi, Ấn Độ
2. Dakha, Bangladesh
3. Ouagadougou, Burkina Faso
4. Tajikistan, Dushanbe
5. Bagdad, Iraq
6. Abuja, Nigeria
7. Jakarta của Indonesia
8. Hà Nội, Việt Nam
9. Islamabad, Pakistan
10. Cairo, Ai Cập
Nguồn: nguoiduatin.vn
Xem thêm: Khu du lịch suối Lương Đà Nẵng
“Hoàng Hoa sứ trình đồ” là tác phẩm quý hiếm và độc đáo, có giá trị nhiều mặt: địa lý, lịch sử, chính trị, ngoại giao, văn hoá, phong tục, nghệ thuật... và là cuốn sách độc đáo hiếm gặp về hành trình đi sứ mà một dòng họ lưu giữ được. Ngày 30/5/2018, tác phẩm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong hàng triệu năm, sự xói mòn đã tạo nên những núi đá có hình thù kì lạ đẹp đến ngỡ ngàng nằm trong công viên quốc gia Bryce Canyon ở Mỹ.
Năm 1722, vào dịp lễ Phục Sinh nhà hàng hải người Hà Lan Jacob Roggeveen tình cờ phát hiện và đặt tên cho hòn đảo này là đảo Phục Sinh. Đảo Phục Sinh nằm biệt lập phía Đông Nam Thái Bình Dương thuộc chủ quyền của Chile.