Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản còn có tên gọi khác là lễ hội Hanami. Hanami có nghĩa là ngắm hoa, thưởng hoa, được ghép từ Hana (có nghĩa là hoa) và mi (có nghĩa là ngắm nhìn). Đây được xem là một trong những lễ hội lâu đời nhất của người Nhật.
Hanami đã xuất hiện ở Nhật từ hàng nghìn năm trước, trong thời kỳ Nara. Và không lâu sau đó, đến thời kỳ Heian, hoa anh đào trở nên khá phổ biến, được sử dụng nhiều trong các cung điện Nhật Bản.
Và mãi sau này, đến thời Edo (1600-1867), hoa anh đào mới thật sự phổ biến trong toàn dân. Điều này xuất phát từ tình yêu mãnh liệt của Yoshimune - Shogun thứ tám của dòng tộc Tokugawa với loài hoa này.
Ông đã cho trồng rất nhiều trong cung điện hoàng gia và đồng thời khuyến khích người dân trồng loại hoa này ở ngoài đường phố. Cũng từ đó, lễ hội hoa anh đào được tổ chức thường xuyên và trở nên phổ biến trong xã hội Nhật Bản.
Nếu như hoa đào ở Việt Nam thường nở rộ vào mùa xuân thì anh đào của Nhật bản cũng đua nhau khoe sắc vào khoảng tháng 3, do vậy thông thường lễ hội hoa anh đào Nhật Bản sẽ được diễn ra trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5.
Đây là khoảng thời gian mà hoa anh đào nở rộ và ngập tràn khắp các đường phố Nhật Bản, mang lại một khung cảnh đẹp như tranh vẽ, yên bình và vô cùng lãng mạn.
Đến với lễ hội hoa anh đào Nhật Bản, ngắm hoa tất nhiên là hoạt động không thể bỏ qua. Đây cũng là hoạt động chính ở lễ hội Hanami.
Bạn có thể đi dạo hoặc lựa chọn đi thuyền ở những nơi có sông, hồ để có thể thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này. Có đến hơn 50 giống anh đào với rất nhiều màu sắc khác nhau, khiến bạn như đang lạc vào chốn tiên cảnh.
Đến với Hanami, bạn hoàn toàn có thể tự chọn cho mình một không gian trống, đẹp để có thể tổ chức các buổi picnic với gia đình, bạn bè.
Thưởng trà cũng là một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật. Ngồi dưới một khung cảnh tuyệt đẹp, nhâm nhi một tách trà nóng sẽ là một trải nghiệm mà bạn khó có thể quên được.
Trong lễ hội hoa anh đào Nhật Bản còn có một hoạt động nữa đó là thưởng thức ẩm thực. Thông thường những người đến tham quan, tổ chức picnic sẽ tự chuẩn bị cho mình những món ăn đậm chất Nhật bản như sushi, cơm nắm, bánh mochi… ...và còn cả rượu sake hấp dẫn.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những món ăn truyền thống được làm từ chính hoa anh đào cũng là một sự hấp dẫn du khách. Một vài món ăn truyền thống có thể kể đến như:
Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản thường không được tổ chức ở một địa điểm cố định nào bởi loài hoa này nở rộ trên hầu hết đất nước Nhật. Tuy nhiên trong văn hóa của mình, người dân ở đây bắt đầu tổ chức Hanami khi gốc cây hoa anh đào ở đền Yasukuni bắt đầu nở rộ.
Những thành phố lớn với lưu lượng người đông sẽ là những địa điểm ngắm hoa lý tưởng. Hãy cùng điểm qua một vài địa điểm ngắm hoa và vui chơi được yêu thích nhé:
Địa điểm đầu tiên được nhiều người lựa chọn để thưởng hoa đó là thủ đô Tokyo. Du khách có thể ghé qua đền Yasukuni, cung điện hoàng gia Imperial hay dọc các con sông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nhiều hoạt động vô cùng thú vị.
Osaka cũng là một lựa chọn hợp lý. Bạn có thể ngắm hoa ở sông Okawa hay lâu đài Osaka, công viên Hirakata, dạo bộ hoặc đi thuyền trên sông để thưởng thức khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Đến với Kyoto, du khách có thể lựa chọn chùa, đền, thành hoặc các con sông bởi đây đều là những địa điểm hấp dẫn nhiều người và có khung cảnh yên bình không nên bỏ qua. Đừng quên thuê Kimono và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại lễ hội hoa anh đào Nhật Bản.
Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản diễn ra chỉ mỗi năm một lần, nên nếu có cơ hội, hãy cùng VietAIR du lịch và khám phá những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp này của đất nước mặt trời mọc.
Nguồn: vietair.com.vn
Xem thêm: Đặc sắc các nghi lễ ở Đền Trần Nam Định
Điện Thái Hòa và Điện Cần Chánh (Cần Chính) là hai công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành (Hoàng Cung) tại Kinh đô Huế thời Nguyễn (1802-1945).
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan: Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu để cầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".
(ĐCSVN) - Cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 10 km, cầu kính Bạch Long (cầu kính Mộc Châu Island) thuộc khu du lịch Mộc Châu Island, một tổ hợp khu vui chơi nghỉ dưỡng phức hợp trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Cầu kính Bạch Long có thiết kế hiện đại, đường đi bộ bằng kính dài 632 m, đón du khách tham quan, trải nghiệm đúng vào dịp diễn ra SEA Games 31.