Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924). Ông là con trai của Đinh Công Trứ - giữ chức Thứ sử châu Hoan (vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), thân mẫu là Đàm Thị hay còn gọi là Thiềm Nương.
Năm Canh Tuất (940), quan Thứ sử Đinh Công Trứ qua đời, tang lễ vừa xong thì tư dinh hỏa hoạn cháy sạch. Khi đó, Đàm Thị cùng con trai Đinh Bộ Lĩnh tìm đường về kinh đô Cổ Loa để xin mệnh của Ngô Vương (Ngô Quyền). Quãng đường dài hơn 1 tháng đầy gian khổ, hai mẹ con mới tới được kinh đô.
Nghĩ đến công thần triều đình đã qua đời, để lại vợ góa con côi khiến Ngô Vương ngậm ngùi. Ngô Vương ban cho mẹ con vàng lụa để về quê làm nhà tậu ruộng. Sau truyền Đinh Bộ Lĩnh đến gần ngai vàng, nhà vua xoa đầu hỏi: “Cháu có muốn xin ta điều gì không?”
Đinh Bộ Lĩnh liền tâu: “Tiểu thần xin nhà vua ban cho một thanh gươm ạ!”. Khi vua hỏi xin gươm để làm gì thì nhận được câu trả lời dứt khoát: “Đến khi thần khôn lớn sẽ dùng thanh gươm ấy phò tá nhà vua đánh dẹp bốn phương, định yên nước nhà”.
Nghe xong, Ngô Vương vui cười khen ngợi cậu bé tuổi nhỏ mà đã khí phách anh hùng, xứng danh dòng dõi nhà tướng rồi sai người hầu mang một thanh gươm quý cho Đinh Bộ Lĩnh.
Thanh gươm này được Đinh Bộ Lĩnh coi như báu vật, luôn gìn giữ bên người. Khi trưởng thành dấy cờ nghĩa dẹp loạn, thanh gươm ấy theo ông suốt quãng thời gian dài chinh chiến gian khổ cho đến khi thành nghiệp lớn.
Theo sử chép về Đinh Bộ Lĩnh, sau khi Đinh Công Trứ qua đời, Đàm Thị đưa con trai về quê cũ tại Hoa Lư, Ninh Bình ở. Đinh Bộ Lĩnh hằng ngày chơi với lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng, được mọi người tôn làm “chủ tướng”. Hễ cậu muốn đi đâu, bọn trẻ sẽ làm kiệu rước đi, lấy bông lau làm cờ rước kèm 2 bên. Bông lau còn được lũ trẻ dùng làm cờ lúc chơi đánh trận giả.
Khi đó, thanh gươm báu được Ngô Vương ban đã được Đàm Thị cất kỹ cẩn thận. Lúc chơi trận giả với đám trẻ mục đồng, Đinh Bộ Lĩnh dùng thanh gươm gỗ để tung hoành. Đây có lẽ là vũ khí đầu tiên của anh hùng động Hoa Lư.
Thanh gươm mà Đinh Bộ Lĩnh dùng để chơi trận giả được làm bằng gỗ sòi. Truyền tụng tại Hoa Lư có kể, khi tập trận cùng lũ trẻ Đinh Bộ Lĩnh thường đeo gươm gỗ, cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ đồng vô cùng oai phong. Sau mỗi buổi tập trận, lũ trẻ lại khoanh tay làm kiệu rước Đinh Bộ Lĩnh với bông lau làm cờ, nón làm lọng.
Nhiều người đồn rằng, có lẽ trong tay người có “mệnh Thiên tử” nên thanh gươm gỗ có khả năng đoạt mạng người. Tại ngọc phả đền Lăng (xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) có câu chuyện rằng: “Một hôm Đinh Bộ Lĩnh hứa với lũ mục đồng núi Mai Viên, nay mai ta sẽ mổ trâu khao thưởng, ngày ấy nếu ai vắng mặt sẽ bị chém đầu.
Đến ngày, ông sai mổ trâu của cậu mình khao quân. Có một tên mục đồng đến muộn. Người này vi phạm mệnh lệnh, Đinh Bộ Lĩnh cho lôi cổ ra dùng gươm gỗ chém đầu. Ai ngờ tên mục đồng chết ngay tại chỗ. Cả lũ sợ xanh mắt, vội mang xác tên này ra sườn núi chôn”.
Câu chuyện này cũng được nhắc lại y hệt trong thần phả Đinh Tiên Hoàng Đại thắng hoàng đế ở đền Đặng Xá (huyện Kim Bảng, Hà Nam). Sau khi bị chú (có thuyết nói là cậu) đuổi bắt vì bắt trâu giết “khao quân” và làm chết người, Đinh Bộ Lĩnh đã bỏ lại thanh gươm gỗ trong lúc chạy trốn.
Nguồn: songdep.com.vn
Xem thêm: Hai thành phố mất tích hàng thế kỷ 'lộ diện' dưới công nghệ mới
Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh thiên. Vì vậy không ngạc nhiên khi vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh này ở vị trí thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của đất Thần kinh. Nơi đây, vào tháng 3 năm Đinh Dậu, 1837 vua Minh Mạng khi trùng kiến chùa đã dụ rằng: "Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng tàn lụi, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau Huống gì những cảnh quan nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền" [4: 305]. Đây cũng là một trong những ngôi quốc tự được chọn làm trai đàn cầu an cũng như các lễ trọng khác của triều đình.
Nhà khảo cổ học biển thuộc Trung tâm khảo cổ học hàng hải Oxford vừa tiết lộ những bằng chứng đầu tiên về thành phố huyền thoại của Ai Cập bị nhấn chìm dưới đáy Đại Tây Dương.
Ngoài biển đảo, du khách có thể khám phá cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta, hoặc uống nước từ giếng cổ nhà Tây Sơn.