Được biết đến là một vườn quốc gia có hệ thống hang động vô cùng độc đáo, Vườn quốc gia Gunung Mulu nằm ở Sarawak, giáp với biên giới Brunes. Có thể nói đây là một trong những vườn quốc gia có cảnh quan thiên nhiên với những sáng tạo kỳ thú nhất của tự nhiên.
Tổng diện tích của Vườn quốc gia Gunung Mulu vào khoảng 52.865 ha rừng nhiệt đới nguyên sinh nơi có những con sông quanh năm chảy xiết và những dòng suối trong veo. Gunung Mulu còn được bao bọc bởi ba ngọn núi hùng vĩ là núi Mulu cao 2.376m, núi Api cao 1.750m và núi Benarat 1.585m. Nhưng điểm lôi quấn nhất của Vườn quốc gia Gunung Mulu là hệ thống hang động đá vôi lớn nhất thế giới nằm ẩn sâu trong rừng xanh.
Hệ thống hang động rộng lớn ở Vườn quốc gia Gunung Mulu mang vẻ đẹp nguyên sơ của các cột nhũ đá - kết quả của quá trình phong hóa đá tự nhiên từ hàng triệu năm nay. Một số hang động trong hệ thống đang giữ kỷ lục của thế giới và của khu vực, gồm hang Deer - hang động có thể đi xuyên qua lớn nhất thế giới và là nơi trú ngụ của hàng triệu con dơi, hang Sarawak hang ngầm tự nhiên lớn nhất thế giới và hang Nước trong - hang dài nhất ở Đông Nam Á. Dù đã có đến gần 300km hang động được khám phá và nghiên cứu nhưng hệ thống hang động này vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học vì con số đó chỉ chiếm khoảng 30 -40% tổng số thực tế.
Hang động ở Gunung Mulu có cấu trúc vào loại hoàn hảo nhất với sự kết hợp của các lớp đá vôi tinh khiết, những thác nước cao. Toàn bộ diện tích các hang động ở Vườn quốc gia Gunung Mulu vào khoảng 11.000m2. Trong các hang động này có có sự sinh sống của hàng chục nghìn con dơi, hang động lâu đời nhất ở Vườn quốc gia Gunung Mulu bắt đầu hình thành từ 5 triệu năm trước, khi chuyển động nghiêng của trái đất đã dẫn đến sự hình thành của hai dãy núi đá vôi và sa thạch nằm san sát. Trải qua hàng nghìn năm với những cơn mưa lớn trút xuống, đã hình thành những con suối chảy xiết và tạo thành hệ thống hang động đá ngầm như hiện nay. Và đến tận bây giờ, diễn biến thời tiết vẫn đang tiếp tục tạo hình cho hệ thống hang động kỳ bí này. Nước mưa không ngừng nhỏ giọt tạo ra những hình thù đá phong phú, bên cạnh đó hàng loạt những cọc đá sắc nhọn cũng là một trong những sản phẩm được thiên nhiên kỳ thú tạo ra.
Theo tiếng địa phương, Mulu đồng nghĩa với hang động. Tuy nhiên, đến với vườn quốc gia Gunung Mulu, người ta không chỉ được trải nghiệm những kỳ tích dưới lòng đất, mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp miên man của núi rừng nhiệt đới nguyên sơ với hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng.
Theo con số thống kế chưa đầy đủ, vườn quốc gia Gunung Mulu là nơi sinh trưởng của hơn 4.000 loài nấm, 1.700 loài rêu, 3.500 loại cây, trong đó có đến 1.500 loài cây có hoa đang sinh trưởng và phát triển nơi đây. Những con số vô cùng ấn tượng về một hệ thực vật đa dạng và nhiều màu sắc của vườn quốc gia.
Đấy là về hệ thực vật còn những con số thống kê về động vật hoang dã cũng ấn tượng không kém. Các nhà khoa học đã ước tính có đến 75 loài động vật có vú, 262 loài chim, 74 loài ếch, 47 loài cá, 281 loài bướm, 52 loài bò sát, 458 loài kiến và 20.000 loài động vật không xương sống. Trong số đó có 08 loài chim mỏ sừng quý hiếm và độc đáo được tìm thấy ở Sarawak.
Còn một điều vô cùng kỳ bí khác đó là một khu vực nghĩa địa có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm cũng được tìm thấy trong những hang động sâu thẳm. Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về khu nghĩa địa này nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều xương người và những lọ gốm tại đây. Đến nay, khu vực này vẫn đang được bảo vệ nghiêm ngặt để tiến hành các cuộc khảo sát, nghiên cứu khoa học.
Vườn quốc gia Gunung Mulu là một địa điểm rất hấp dẫn những du khách yêu thiên nhiên và mạo hiểm, đã có nhiều những dự án đầu tư cho khách sạn, du lịch, nhà hàng để phục vụ khách du lịch song Chính Phủ Malaysia có quy định rất rõ ràng để việc kinh doanh du lịch không làm ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như hệ sinh thái chung của vườn.
Nguồn: khoahoc.tv
Xem thêm: Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Địa danh gắn liền với quá trình lịch sử, truyền thống văn hóa, nguồn gốc cư dân của từng địa phương. Qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có được nguồn tư liệu gốc để nghiên cứu lịch sử hình thành, biến đổi và phát triển của mỗi địa phương, của từng tộc người.
Hát bóng rỗi là loại hình nghệ thuật tổng hợp có chức năng thực hành nghi lễ tại cơ sở tín ngưỡng nữ thần ở Nam Bộ. Trong cuốn Gia Định thành thông chỉ của Trịnh Hoài Đức biên soạn đầu thế kỷ XIX có đề cập tới thói quen: “tin việc đồng bóng, kính trọng nữ thần như bà Chúa Ngọc, bà Chúa Động; quen gọi các phu nhân tôn quý bằng bà: bà Thủy Long, bà Hỏa Tình, cô Hồng, cô Hạnh…” (1) của người Gia Định. Còn sách Đại Nam nhất thống chí viết: ở tỉnh Định Tường thường “hay dùng cô đồng mùa hát, lấy làm vui thích”. (2)
Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vừa được Tạp chí du lịch Wanderlust của Anh đưa vào Top các Di sản ấn tượng nhất Đông Nam Á để du khách ghé thăm.