Cây nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng (xã Hương Vĩnh) có chiều cao hơn 27m, chu vi thân 8,2m, tán rộng 40m. Do đã trải qua nhiều thế kỷ nên cây trôi có hệ rễ to khỏe và tán lá rộng lớn che hết cả khuôn viên nhà văn hóa thôn.
Theo ông Lê Khắc Long - Trưởng thôn Vĩnh Thắng, cây trôi này gắn bó với người dân ở đây từ bao đời nay. Dưới tán cây trôi thường là nơi nghỉ ngơi của dân làng sau những giờ phút làm việc đồng áng mệt mỏi. Về mùa Hè, đây là địa điểm hóng mát cho nhiều người già và trẻ nhỏ trong thôn.
Ông Trần Văn Thị, Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh cho biết, cây trôi ở thôn Vĩnh Thắng có tuổi đời khoảng 800 năm, là loài cây thuộc họ của cây quéo, muỗm, xoài. Người dân Hương Vĩnh tự hào có cây trôi cổ thụ là biểu tượng gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của xã và luôn nêu cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
Tháng 9 vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã ra quyết định công nhận cây trôi ở thôn Vĩnh Thắng là Cây di sản Việt Nam. Việc công nhận cây di sản giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật và quảng bá lịch sử văn hóa địa phương.
Ông Trần Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Thời gian qua, huyện tập trung nhiều giải pháp gìn giữ, phát huy giá trị của cây trôi. Thời gian tới, chúng tôi xác định cây trôi là điểm đến du lịch, biểu tượng để phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng. Vì thế, khi xây dựng tour tuyến du lịch, sẽ có điểm dừng chân tại cây trôi”.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Xem thêm: Nghề bảo tiêu trong lịch sử Trung Hoa có giống như trên phim?
(Consonkiepbac.org.vn) - Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến.
“Hoàng Hoa sứ trình đồ” là tác phẩm quý hiếm và độc đáo, có giá trị nhiều mặt: địa lý, lịch sử, chính trị, ngoại giao, văn hoá, phong tục, nghệ thuật... và là cuốn sách độc đáo hiếm gặp về hành trình đi sứ mà một dòng họ lưu giữ được. Ngày 30/5/2018, tác phẩm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Phát hiện gần đây về một số đỉnh núi có hình dạng tựa như kim tự tháp ở huyện Anlong, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã gây xôn xao, khiến cư dân mạng phải kinh ngạc.