Vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên, một nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập. Các vị vua Ai Cập cổ đại, còn được gọi là Pharaoh, sở hữu quyền lực tối cao, họ đã dành nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để xây dựng những lăng mộ cho riêng mình. Pharaoh tin rằng: "Cuộc sống chỉ là thời gian ngắn ngủi, và sau khi chết mới thực sự được tận hưởng vĩnh viễn".
Theo quan điểm hiện đại, độ khó của việc xây dựng các Kim tự tháp Ai Cập cách đây 5 đến 6 nghìn năm quả thực là rất cao. Nhưng về quy mô xây dựng, thì 110 kim tự tháp lớn nhỏ ở Ai Cập (được phát hiện đến thời điểm này) có tổng quy mô xây dựng chưa bằng Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.
Người Ai Cập đã tận dụng lợi thế địa hình dọc sống Nile để giảm đáng kể nhân lực và vật lực trong quá trình xây dựng Kim tự tháp. Các phương tiện kênh đào có thể dẫn trực tiếp đến vùng lân cận của địa điểm xây dựng. Đá cự thạch được vận chuyển bằng sông Nile, rồi nâng lên từ việc xếp chồng trên các sườn dốc dài.
Đa số các kim tự tháp xây dựng theo cách này và thời gian hoàn thành lâu nhất kéo dài vài thập kỷ.
Trong khi đó, việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành không phải trên địa hình bằng phẳng mà là trên những ngọn núi cao ngất, chiếm hầu hết vùng hiểm trở, với mục đích phòng thủ thành lũy. Tần Thủy Hoàng không phải là người đầu tiên cũng như kết thúc xây dựng công trình này.
Tuy nhiên, ông lại là người mở đường cho công trình phát triển bằng việc nối tường thành hai nước Triệu và Hán sau khi thống nhất Trung Hoa. Các triều đại nhà Hán, nhà Đường, nhà Minh và nhà Thanh tiếp theo, đã tiếp tục gia cố và xây dựng tường thành, tổng thời gian hoàn chỉnh công trình kéo dài 2000 năm.
Người ta ước tính, tổng khối lượng công trình Vạn Lý Trường Thành khoảng 100 triệu tấn, gấp rất nhiều lần so với khối lượng xây Kim tự tháp.
Chỉ có điều, độ khó của việc xây dựng Kim tự tháp và Vạn Lý Trường Thành vẫn không thể so sánh được, do sự sai khác về thời điểm và kỹ thuật xây dựng như đã nêu ở trên.
Nguồn: danviet.vn
Xem thêm: Độc đáo kênh đào Corinth - Công trình tuyệt đỉnh của nhân loại
2. Vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII - XVIII qua tư liệu văn bia. Văn bia vùng hạ lưu sông Thái Bình được chúng tôi lựa chọn phân tích bao gồm 266 tấm bia (21) của 140 xã thôn bên bờ các dòng sông Luộc, sông Mía, sông Thái Bình, sông Văn Úc thuộc các huyện Tiên Minh, An Lão, Nghi Dương, Tứ Kỳ của trấn Hải Dương thời Lê (tương đương khu vực thuộc các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay). Như vậy, trung bình mỗi xã ở khu vực này có 1.9 bia. Nếu chỉ tính các làng xã có văn bia thì trung bình có 3.8 bia/1 đơn vị làng xã (con số này ở Kinh Bắc chỉ có 3.2) (22). Trong tổng số các đơn vị hành chính, số làng xã có văn bia chiếm gần 50% (trong khi đó trên toàn bộ trấn Kinh Bắc số làng xã có văn bia chỉ chiếm 28,4%) (23) tổng số các đơn vị xã thôn.
Cách đây hơn 4.000 năm, tại đất nước Ai Cập, các pharaon đang xây các Kim tự tháp thì tại vùng đất ẩm ướt ở California nảy mầm những hạt giống sequoia đầu tiên. Cây lớn lên, phát triển… tới 2.000 năm sau, khi đế chế La Mã đến hồi cực thịnh, sequoia đã trở thành loài cây khổng lồ - gần như vĩnh cửu.
Tế Giao là cuộc lễ tế trời đất, có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại rồi lan truyền sang một số nước trong khu vực. “Giao” là vùng đất bên ngoài kinh thành, người xưa cử hành lễ tế trời ở Nam Giao vào ngày đông chỉ và tế đất ở Bắc Giao vào ngày hạ chí. (Lý Hồng Phúc (biên tập), Khang Hy tự điển, Hán ngữ đại từ diễn xuất bản xã, Thượng Hải, 2005, tr. 1257). Tế Giao được thực hành theo quan niệm và nghi thức Khổng giáo, trong đó, vua được xem là “thiên tử”, đại diện dân để cúng tế trời đất và cầu xin được ban cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Ở Việt Nam, Tế Giao được tiếp thu và thực hành lần đầu tiên dưới thời Lý (1010-1225). Chỉ riêng thời Trần không cử hành lễ Tế Giao, các triều đại quân chủ Việt Nam còn lại đều coi đây là đại lễ và cử hành nghi lễ một cách trọng thế. Cách thức Tế Giao thay đổi ít nhiều theo từng triều đại, khi thì phân tế, khi thì hợp tế cả trời và đất ở Nam Giao. Cuộc lễ phản ánh một cách đầy đủ những quan niệm, tư tưởng, các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của cung đình Việt Nam trong lịch sử.