Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Hành trình khám phá suối cá thần Cẩm Lương cực thú vị

30/09/2024121

Nằm cách trung tâm Thanh Hóa chưa tới 80km, suối cá thần Cẩm Lương là một điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. Đặc biệt, đây là nơi sở hữu đàn cá thần đông đúc nổi tiếng được người dân địa phương hết mực tôn kính và gìn giữ.

1. Truyền thuyết ly kỳ về suối cá thần Cẩm Lương

Suối cá thần Cẩm Lương, tọa lạc tại bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, là một địa điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ. Bên cạnh việc sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp từ mẹ thiên nhiên, dòng suối còn mang cho mình truyền thuyết ly kỳ và bí ẩn về Thần Rắn của người Mường nơi đây.

Xưa kia, tại ngôi làng nọ có hai vợ chồng hiếm muộn dù tuổi đã cao. Một hôm, khi đang bắt tôm cá ngoài thửa ruộng bên suối, người vợ nhặt được một quả trứng có hình dáng lạ. Bà lão liền đặt quả trứng xuống nước và tiếp tục bắt cá. Kỳ lạ thay, dù cho bà lão có thả quả trứng bao nhiêu lần đi nữa, quả trứng vẫn cứ xuất hiện trong rổ của bà. Thấy vậy, hai vợ chồng cùng bàn nhau đem trứng về ấp thử.

Không lâu sau, quả trứng nở ra một con rắn. Người chồng hoảng sợ nên đã nhiều lần đưa rắn con thả về suối Ngọc, những cứ tối đến là rắn lại tìm đường trở về nhà. Lâu dần, rắn sống trong nhà như những vật nuôi khác. Tuy vậy, kể từ khi có rắn, dân làng lúc này cũng có đủ nước tưới tiêu và không còn chịu cảnh hạn hán kéo dài như trước, đời sống người dân cũng trở nên no đủ và hạnh phúc hơn.

Ngày nọ, sau một đêm mưa to gió lớn, người ta tìm thấy xác rắn trôi dạt vào chân núi Trường Sinh. Tin rằng rắn đã đánh nhau với thủy quái để bảo vệ làng, người dân liền lập đền thờ ngay tại chân núi nhằm ghi nhớ công ơn to lớn của thằn Rắn. Cũng từ đó, dòng suối Ngọc trước đền xuất hiện một đàn cá hàng ngàn con ngày đêm canh gác. Dân làng cũng bắt đầu gọi là suối cá thần và có lệ không bao giờ ăn cá này.

2. Những điều thú vị tại suối cá thần Cẩm Lương

Đàn cá thần hàng ngàn con tại suối Ngọc

Đến với suối cá thần Cẩm Lương, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến và chiêm ngưỡng đàn cá hàng ngàn con tung tăng bơi lội ở suối Ngọc. Một điều thú vị là, đàn cá chỉ bơi xung quanh một đoạn suối khoảng 100m. Mỗi khi trời mưa lớn, cá cũng không bơi đi mà chỉ trốn vào hang, hốc đá, cá nhỏ cũng biết đường tự quay trở lại suối. Vì thế đàn cá lúc nào cũng đông đúc và sống động.

Với bốn bề xung quanh là núi đá vôi, dòng suối Ngọc có chiều dài khoảng 100m, rộng 3 - 4m với độ sâu khoảng 30 - 50cm, có thể nhìn rõ đàn cá từ trên cao. Mặc dù mật độ đàn cá rất đông nhưng nước ở suối luôn trong vắt cũng như không hề có mùi tanh, người dân nơi đây còn dùng nước này cho việc nấu nướng và sinh hoạt thường ngày.

Du khách tham quan suối cá thần Cẩm Lương có thể mua thức ăn cho cá được dân làng bán. Những con cá ở đây có hình dáng đa dạng, màu sắc lấp lánh, nặng từ 2kg đến 8kg, hay cá chúa thậm chí nặng đến gần 30kg như lời kể của người dân. Đàn cá rất dạn người, bạn cũng có thể thử đưa tay xuống nước để vuốt ve cá. Theo dân truyền thuyết, ai được chạm tay vào cá thần sẽ nhận được nhiều may mắn trong tương lai.

Tham quan đền Ngọc - động Cây Đăng

Dọc hai bên đường tham quan suối Ngọc, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn sơ đặc trưng cho bản làng của đồng bào dân tộc Mường. Khung cảnh bình yên giữa không gian hùng vĩ của núi rừng chắn chắc sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm sâu sắc và khó phai.

Ngoài việc tham quan suối cá thần, bạn cũng có thể ghé thăm đền Ngọc thờ Tứ Phủ Long Vương, hay khám phá động Cây Đăng trên núi Trường Sinh. Bên trong động là hàng ngàn lớp thạch mũ lấp lánh, huyền ảo với nhiều hình dáng lung linh tuyệt đẹp. Lòng động sâu vút, không có điểm dừng càng thể hiện sự linh thiêng của vùng đất nơi đây.

Bên cạnh đó, du khách cũng có thể ghé thăm những ngôi làng xung quanh suối để giao lưu văn hóa, tìm hiểu thêm những nét đẹp về phong tục, tập quán và lễ hội của người dân nơi đây, đồng thời thưởng thức những món ăn đặc sản ấn tượng tại địa phương.

3. Thời điểm lý tưởng để tham quan suối cá thần Cẩm Lương

Theo như kinh nghiệm từ khách du lịch, suối cá thần Cẩm Lương nhộn nhịp và sôi động nhất vào tháng Giêng âm lịch, ngay sau Tết Nguyên Đán và đặc biệt là khoảng tháng 5, tháng 6 trong mỗi dịp hè. Đây là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn nên thu hút và tập trung nhiều khách du lịch nhất trong năm.

Hằng năm, mùa khai hội rước Rắn Thần sẽ được tổ chức vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Đến với suối thần trong thời điểm này, du khách sẽ có dịp tham gia, trải nghiệm không khí lễ hội vui tươi, của người dân bản xứ. Đặc biệt, khi vào hè, nước dâng cao, dòng suối trở nên trong và mát hơn. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể ngắm nhìn đàn cá thần dưới khung cảnh rõ nét và lung linh dưới ánh mặt trời.

4. Cách di chuyển đến suối cá thần Cẩm Lương

Đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vỹ tại suối Cẩm Lương, chắc chắn khiến lữ khách không khỏi xao xuyến và muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ở nơi đây. Để có thể đặt chân di chuyển đến vùng đất Thanh Hoá này, hãy điểm qua một số phương thức di chuyển như sau:

  • Di chuyển từ thành phố Thanh Hóa: Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc xe hơi theo các tuyến đường quốc lộ 45, quốc lộ 47 hay tỉnh lộ 217 trong khoảng thời gian 2 tiếng. Vì suối cách thành phố khoảng 80km về hướng Tây Bắc, nên việc di chuyển theo các cung đường này vô cùng tiện lợi cho những ai muốn đến nơi đây.
  • Di chuyển từ thành phố Hà Nội: Cách suối cá thần khoảng 135km, nên bạn sẽ mất tầm 3 giờ đồng hồ để di chuyển đến đây. Bạn có thể lựa chọn đi theo đường quốc lộ 21B, tiếp đến, đi thẳng về đường mòn Hồ Chí Minh là sẽ gặp điểm đến.

5. Những món đặc sản Thanh Hoá mà bạn không nên bỏ qua khi đến suối cá thần

Nếu như bạn có dịp đặt chân đến Thanh Hóa, đừng bỏ qua những món ăn sau đây.

Cơm lam kế hợp cùng gà nướng thơm ngon

Khi nhắc đến xứ Thanh, ai cũng biết đến cái nôi văn hoá ẩm thực đa dạng. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này vừa có đầy đủ núi và biển. Vì vậy, hiếm có thành phố nào trên dải đất hình chữ S này sở hữu đặc sản phong phú như ở nơi đây.

Khi du lịch tại suối cá thần, hãy thưởng thức này món cơm lam ăn kèm cùng gà nướng chấm muối ớt ăn kèm cơm lam. Với cơm gạo dẻo cùng miếng thịt gà đậm vị, thơm phức, chấm cùng muối ớt tiêu, chắc chắn sẽ khiến thực khách không khỏi ngây ngất trước món ăn này.

Nem chua xứ Thanh

Được làm từ bì lợn, thịt sống và các gia vị khác như tỏi, tiêu, ớt, sau đó cho lên men đến khi chín, nem chua Thanh Hoá thu hút đông đảo khách du lịch trải nghiệm nhờ vị chua đậm đà khi ăn. Người dân nơi đây đã sáng tạo ra muôn vàn phương thức chế biến khác nhau so với chiếc nem truyền thống, như nem oản, nem dài, nem vuông, nem cối,...

Mỗi loại nem sẽ khác nhau ở khối lượng và hình thức bên ngoài, tuỳ vào thị hiếu của khách du lịch và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của món nem vẫn được giữ nguyên vẹn. Bên cạnh đó, để tăng trải nghiệm khách hàng, nem được biến tấu theo nhiều cách khác nhau như nem rán, nem nướng, nem thính, nem cuốn,...

Chả tôm Thanh Hóa

Nét đặc biệt làm nên món chả tôm hấp dẫn đó chính là ở khâu chế biến vô cùng kỳ công, so với các loại chả thông thường. Tôm nõn được giã nhuyễn, kế tiếp sẽ được cho ít bột gấc để màu đẹp hơn, và trộn cùng thịt ba chỉ, tiêu, hành phi. Sau đó, chả sẽ được đem đi gói cùng bánh phở và đặt nướng ở trên than hoa.

Để tăng thêm hương vị thêm phần trọn vẹn, khách du lịch có thể ăn kèm cùng với rau sống, cũng như nước chấm chua ngọt khi thưởng thức. Nhanh tay bỏ túi ngay món đặc sản này khi du lịch tại suối cá thần Cẩm Lương bạn!

Bánh lá răng bừa

Loại bánh này chính là biểu tượng của một nông cụ quen thuộc tại người dân xứ Thanh. Vì vậy, chiếc bánh này mang trọn hồn quê bình dị, và đây cũng là thứ quà được nhiều khách du lịch yêu thích khi đặt chân đến suối cá thần.

Bánh được gói từ lá chuối hoặc lá dong, cùng với nhân bánh bao gồm mộc nhĩ, thịt ba chỉ, tiêu và hành khô đã xào qua. Khi vừa mới luộc, chiếc bánh toả ra hương khói nghi ngút, làm dậy mùi thơm của hành, nên khi thưởng thức sẽ cảm thấy rất mềm và vừa miệng. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn bỏ túi cho mình những điều cần thiết khi du dịch tại suối cá thần Cẩm Lương.

Nguồn: traveloka.com

Xem thêm: Sự thật về tàn tích quần thể bí ẩn bị nhấn chìm hàng chục mét dưới nước

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguồn: Internet
Lễ Hội05/08/2023

Ý nghĩa lễ tế giao xưa và nay, Nghiên cứu và Phát triển số 2 (79), 2010

Tế Giao là cuộc lễ tế trời đất, có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại rồi lan truyền sang một số nước trong khu vực. “Giao” là vùng đất bên ngoài kinh thành, người xưa cử hành lễ tế trời ở Nam Giao vào ngày đông chỉ và tế đất ở Bắc Giao vào ngày hạ chí. (Lý Hồng Phúc (biên tập), Khang Hy tự điển, Hán ngữ đại từ diễn xuất bản xã, Thượng Hải, 2005, tr. 1257). Tế Giao được thực hành theo quan niệm và nghi thức Khổng giáo, trong đó, vua được xem là “thiên tử”, đại diện dân để cúng tế trời đất và cầu xin được ban cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Ở Việt Nam, Tế Giao được tiếp thu và thực hành lần đầu tiên dưới thời Lý (1010-1225). Chỉ riêng thời Trần không cử hành lễ Tế Giao, các triều đại quân chủ Việt Nam còn lại đều coi đây là đại lễ và cử hành nghi lễ một cách trọng thế. Cách thức Tế Giao thay đổi ít nhiều theo từng triều đại, khi thì phân tế, khi thì hợp tế cả trời và đất ở Nam Giao. Cuộc lễ phản ánh một cách đầy đủ những quan niệm, tư tưởng, các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của cung đình Việt Nam trong lịch sử.

Làng Việt - quá trình hình thành và biến đổi trong lịch sử
Tin tức khác21/06/2023

Làng Việt - quá trình hình thành và biến đổi trong lịch sử

Làng của người Việt đã có quá trình hình thành và biến đổi hàng ngàn năm nhưng luôn luôn có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa…

Lễ thức tế thần của người Việt Quảng Trị - Nhìn từ góc độ tín ngưỡng tâm linh
Lễ Hội22/06/2023

Lễ thức tế thần của người Việt Quảng Trị - Nhìn từ góc độ tín ngưỡng tâm linh

Đời sống tâm linh của người Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cho nên trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nghi thức cúng tế thần linh diễn ra với nhiều mục đích và ý nghĩa khác nhau...