Kênh đào Corinth cắt qua eo đất Corinth ở Hy Lạp, nối liền biển Ionian với Aegean và biến bán đảo Peloponnese thành một hòn đảo hoàn chỉnh. Nó cũng tạo ra một một trung tâm hàng hải quốc tế làm thay đổi hoạt động hàng hải ở miền nam châu Âu.
Nhờ có con kênh này, quãng đường mà những chuyến tàu chở hàng phải đi được rút ngắn và giúp chúng tới được những cảng khác một cách nhanh chóng cùng an toàn hơn.
Kênh có tổng chiều dài là 6,4 km và rộng 21,3 mét. Vách đá hai bên con kênh có nơi cao nhất đạt đến 63 mét.
Vào năm 602 trước Công nguyên, bạo chúa xứ Corinth có tên là Periander đã quyết định nối Vịnh Corinth với Vịnh Saronic. Mục đích của ông ta là cố gắng mở một con kênh ở eo đất Corinth để tránh việc phải đi vòng quanh Peloponnese và rút ngắn tuyến đường lại.
Tuy vậy, dự án đã bị bỏ hoang sau khi Pythia, nữ tư tế của Đền thờ Apollo và là người truyền tin của thần, tuyên bố rằng một nỗ lực như vậy sẽ gây ra "cơn thịnh nộ của các vị thần". Thay vào đó, Periander làm một con đường kéo tàu thuyền trên bộ, đặt tên là Diolkos (đá mặt đường) từ một phía của eo đất. Nó làm thay đổi ý tưởng ban đầu của vị bạo chúa, đồng thời khiến chi phí của dự án vô cùng tốn kém. Chứng tích của nó vẫn còn tồn tại bên cạnh con kênh đào hiện đại ngày nay.
Khoảng 300 năm sau, Demetrius I Poliorcetes (hay còn biết tới với cái tên “Kẻ Bao Vây”) đã khơi gợi lại mối quan tâm về việc xây dựng một kênh đào. Nhưng sau đó, ông đã rút lui khi những kỹ sư đưa ra lời khuyên sai lầm rằng việc tạo ra một dòng nước sẽ làm ngập các hòn đảo ở Vịnh Saronic, do bề mặt nơi này thấp hơn Vịnh Corinth.
Sau đó, một số hoàng đế La Mã bao gồm Julius Caesar và Caligula cũng được cho là đã cân nhắc về ý tưởng này. Nhưng chỉ tới khi Nero, hoàng đế thứ năm của thành Rome lên ngôi vào năm 54 Công Nguyên, dự án mới thực sự được bắt đầu.
Các nhà sử học nói rằng chính hoàng đế đã khởi công dự án đầy tham vọng này vào năm 67 Công Nguyên, chỉ với một cây cuốc bằng vàng.
Theo các tài liệu lịch sử, Hoàng đế Nero đã bắt đầu xây dựng kênh đào với một nhóm 6.000 nô lệ, chủ yếu là tù nhân chiến tranh Do Thái, đập vỡ khoảng 3.000 mét đá ở phía Vịnh Corinthian. Các công nhân đã đào các rãnh rộng ở cả hai phía và một số người trong số họ được giao nhiệm vụ khoan các trục sâu để hiểu chất lượng của đá.
Quá trình khai quật được diễn ra nhanh chóng, nhưng cuối cùng nó phải dừng lại sau khi Nero trở về Rome để dẹp tan một cuộc nổi loạn và qua đời chỉ một năm sau đó. Cho tới nay, du khách trên thuyền vẫn có thể chiêm ngưỡng một bức phù điêu cổ xưa được khắc vào tảng đá khổng lồ tôn vinh vị hoàng đế.
Sau thời đại của Nero, cuộc thảo luận về kênh đào được đưa ra vào năm 1687, khi người Venice khởi xướng kế hoạch sau cuộc chinh phục Peloponnese của họ. Nhưng kế hoạch đã bị hủy bỏ vì nhiều người cho rằng nó quá khó khăn.
Vào năm 1830, sau sự sụp đổ của Đế chế Ottoman, thống đốc Hy Lạp mới được bổ nhiệm Ioannis Kapodistrias đã lại lần nữa trỗi dậy ý tưởng về kênh đào Corinth. Ông giao dự án cho kỹ sư người Pháp Virle d’Uct. Nhưng dự án đã bị ngưng vì chính phủ mới của Hy Lạp không có khả năng chi trả chi phí xây dựng ước tính là 40 triệu franc vàng.
Do đó, vào năm 1869, chính phủ do Thủ tướng Thrasyvoulos Zaimis đứng đầu đã cho phép doanh nghiệp tư nhân của Áo thuộc sở hữu của Etienne Tyrr - Tổng tư lệnh Áo lúc bấy giờ, khởi công xây dựng kênh đào. Mặc dù công trình đã bắt đầu triển khai vào năm 1882, công ty phải đối mặt với khủng hoảng khi các ngân hàng Pháp từ chối cho vay tiền sau khi công ty xây dựng kênh đào Panama bị phá sản. Điều này dẫn đến việc các công trình xây dựng phải tạm dừng.
Tới năm 1890, một doanh nhân Hy Lạp đã giúp đầu tư 5 triệu franc vào công trình. Cuối cùng, kênh đào Hy Lạp cuối cùng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động vào ngày 28 tháng 10 năm 1893, sau khi vượt qua rất nhiều trở ngại và khó khăn.
Kênh đào Corinth đã trải qua trận động đất vào năm 1923, khiến khoảng 40.000 mét khối tường bao quanh kênh bị chìm xuống nước. Các mảnh vỡ tích tụ mất khoảng hai năm để được dọn sạch hoàn toàn, sau đó tàu thuyền mới có thể di chuyển trở lại an toàn. Con kênh cũng trải qua những hư hại nghiêm trọng trong Thế chiến II vì đây là một trong những địa điểm có tầm quan trọng chiến lược.
Theo các tài liệu chiến tranh, năm 1941, quân đội Đức đã cố gắng chiếm cây cầu chính bắc qua kênh khi quân đội Anh và Đức Quốc xã tham chiến trong Trận chiến Hy Lạp. Mặc cho người Anh đã ra sức bảo vệ, cây cầu vẫn bị quân Đức chiếm trong một cuộc tấn công bất ngờ.
Năm 1944, khi các lực lượng Đức rút khỏi Hy Lạp, họ đã sử dụng chất nổ trong các chiến dịch “thiêu đất” để ngăn chặn hoạt động của con kênh và cản trở công việc sửa chữa. Sau một vài năm đóng cửa, con kênh đã được mở lại cho tất cả các phương tiện giao thông qua lại vào tháng 9 năm 1948.
Mặc dù đây vẫn là một tuyến đường hàng hải quan trọng, nhưng chiều rộng của kênh ở mực nước biển là 24,6 mét và ở đáy là 21,3 mét, cùng vách đá thẳng đứng hai bên tạo ra khoảng cách quá hẹp cho những tàu thuyến lớn đi qua. Cũng từ đó, con kênh được mệnh danh là "kênh đào hẹp nhất thế giới".
Trong nỗ lực tiếp nhận các tàu thuyền chuyên trở, du lịch lớn hơn và cũng để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước, các nhà chức trách đã đề xuất một dự án mở rộng kênh đào Corinth trong Kế hoạch Chiến lược và Hoạt động 2013-2016.
George Zouglis, Tổng giám đốc của Corinth Canal SA, chia sẻ với trang CNN về việc chia đôi eo đất, “Đây là một công việc cực kỳ phức tạp và đầy thử thách. Không hề nghi ngờ gì, đây là một trong những thành tựu kỹ thuật vĩ đại nhất được áp dụng công nghệ hiện đại của thời bấy giờ”.
Giờ đây, kênh đào Corinth trở thành một trong những địa điểm được tham quan nhiều nhất tại Hy Lạp, theo như ông Zouglis cho biết. Thống kê có tới 12.000 tàu thương mại và du lịch của gần 60 quốc gia đi qua kênh này.
Những du khách không đi tàu thuyền có thể sử dụng cầu đường sắt và đường cao tốc để băng qua kênh, với hai cây cầu nối ở hai đầu cho phép giao thông qua lại thuận lợi. Nhưng dù bạn băng qua Kênh đào Corinth theo cách nào, bạn cũng sẽ có cơ hội ngắm nhìn cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ trước mặt.
Minh Châu (theo CNN, Marine Insight)
Theo giới nghiên cứu sử học, từ thế kỷ XVII tư bản Pháp đã có ý đồ chiếm Côn Đảo nhưng không thực hiện được, vì bị lép vế trước thế lực của tư bản Anh. Năm 1702, Công ty Anh ở Ấn Độ đem quân đến chiếm Côn Đảo nhằm xây dựng một căn cứ chiến lược và sử dụng 200 quân Mã Lai canh giữ pháo đài ở Cỏ Ống.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (Unesco) đã công nhận Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2000.
Hàn Quốc và Việt Nam có không ít điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Thử nhìn vào những biến động chính trị làm ví dụ, vào năm 918, ở bán đảo Hàn, triều Cao Ly được dựng lên thì chẳng bao lâu sau, vào năm 939, Việt Nam giành lại nền độc lập từ ách thống trị của Trung Quốc sau gần một nghìn năm. Lại nữa, vào năm 1392, vương triều Triều Tiên diệt Cao Ly thì 36 năm sau, tức năm 1428, tại Việt Nam, nhà Lê đánh đuổi thế lực nhà Minh lập triều đại mới. Về phương diện văn hóa cũng vậy, vương triều Cao Ly sùng bái Phật giáo thì cùng thời kì này, dưới triều Lý (1009-1225) và triều Trần (1225-1400), ở Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo là tuyệt đối. Mặt khác, đồng thời với sự thành lập vương triều Triều Tiên và triều Lê, Phật giáo suy yếu dần, Nho giáo trở thành hệ ý niệm chi phối.