Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã ở Việt Nam

26/07/2023599

Hiện nay, số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã ở Việt Nam là bao nhiêu? – Thành Nhân (TPHCM).

Quy định về đơn vị hành chính theo Hiến pháp

Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Cụ thể hóa quy định tại Hiến pháp, Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

Dưới xã còn có ấp/làng/ thôn/ bản/buôn/sóc/,… dưới phường/ thị trấn sẽ có tổ dân phố/khu phố/khu vực/khóm/ấp. Tuy nhiên, việc phân chia thành thôn, ấp, khu phố chỉ phục vụ cho mục đích là quản lý dân cư và không được xem là cấp hành chính.

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Phân loại đơn vị hành chính tại Việt Nam

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

Theo đó, đơn vị hành chính được phân loại như sau:

- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

Số lượng các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh

Hiện tại cả nước có 05 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh:

An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cao Bằng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hậu Giang • Hòa Bình • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Ninh Bình • Nghệ An • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện

Huyện nằm ở cấp hành chính thứ hai trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

Đến tháng 04/2023, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố thuộc tỉnh (trong đó có 1 thành phố đảo), 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện (trong đó có 11 huyện đảo).

Số lượng đơn vị hành chính cấp xã

Tính đến tháng 04/2023, Việt Nam có 10.598 đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) trong đó có 614 thị trấn, 1.737 phường.

Nguồn: Thư viện pháp luật

Xem thêm: Làng Việt - quá trình hình thành và biến đổi trong lịch sử

Các bài viết khác

Xem thêm
Cảm ơn báo VIETNAMNET - Đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông viết về chúng tôi:
13/07/2023

Cảm ơn báo VIETNAMNET - Đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông viết về chúng tôi:

Dự án Trung tâm khảo cứu và biên soạn địa chí Việt Nam ra đời với mục tiêu tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tình yêu gia đình, dòng tộc, quê hương.

Cảm ơn báo THỂ THAO VĂN HOÁ trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin về chúng tôi
11/07/2023

Cảm ơn báo THỂ THAO VĂN HOÁ trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin về chúng tôi

Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam ra đời nhằm tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tình yêu gia đình, dòng tộc, quê hương.

Cảm ơn báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI - Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa tin về Trung tâm
13/07/2023

Cảm ơn báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI - Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa tin về Trung tâm

(GDTĐ) - Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc.