Đỉnh Pha Luông hay còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái có nghĩa là núi lớn) nằm trên địa phận xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, gần khu vực biên giới Việt - Lào, cách trung tâm thị trấn chừng 40 km. Đây được coi là một trong những điểm du lịch Tây Bắc đẹp hoang sơ mà nhiều người không thể bỏ lỡ.
Đỉnh Pha Luông không hấp dẫn bởi sắc trắng của hoa cải hay sắc hồng của hoa đào, hoa mận. Nơi đây được biết đến với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ giữa núi rừng và là điểm săn mây hết sức lý tưởng.
Trên đỉnh nóc nhà của Mộc Châu, như một thế giới khác biệt với xung quanh - một không gian bao la rộng lớn cùng những dãy núi uốn lượn quyện trong làn sương mây kỳ ảo, xa xa là cánh rừng trùng trùng điệp điệp, bát ngát.
Những vách núi đá với hình thù độc đáo như con cóc, con rùa, khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Đặc biệt, đứng từ trên cao, du khách hoàn toàn có thể quan sát toàn cảnh xung quanh và có cảm giác như chạm vào biển mây.
Thời gian đến Pha Luông thích hợp nhất là vào mùa khô, đặc biệt khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 (đầu xuân) để có thể kết hợp vui chơi và săn ảnh đẹp. Thường khám phá Pha Luông sẽ mất khoảng hai ngày nên có thể tận dụng kỳ nghỉ cuối tuần.
Để chinh phục đỉnh Pha Luông du khách cần chuẩn bị đồ ấm nhưng phải gọn nhất có thể, giày chuyên leo núi hoặc giày đi bộ có độ ma sát cao; mang theo các loại thuốc và những vật dụng nhỏ gọn, tiện dụng, phù hợp cho hoạt động leo núi và nhất là sức khỏe và tinh thần tốt để chinh phục đỉnh Pha Luông.
G.Minh(t/h)
https://dulich.petrotimes.vn/
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp ngỡ không có trên trần gian của công viên quốc gia Bryce Canyon (Mỹ)
Tuyên Vương Nguyễn Phúc Hạo 阮福昊, còn có tên là Hiệu, ông là con thứ 9 của đức Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và bà Hữu Cung tần Trương Thị Hoàng. Tuyên Vương sinh vào ngày 27 tháng 11 năm Kỷ Mùi (27/12/1739).
Hát bóng rỗi là loại hình nghệ thuật tổng hợp có chức năng thực hành nghi lễ tại cơ sở tín ngưỡng nữ thần ở Nam Bộ. Trong cuốn Gia Định thành thông chỉ của Trịnh Hoài Đức biên soạn đầu thế kỷ XIX có đề cập tới thói quen: “tin việc đồng bóng, kính trọng nữ thần như bà Chúa Ngọc, bà Chúa Động; quen gọi các phu nhân tôn quý bằng bà: bà Thủy Long, bà Hỏa Tình, cô Hồng, cô Hạnh…” (1) của người Gia Định. Còn sách Đại Nam nhất thống chí viết: ở tỉnh Định Tường thường “hay dùng cô đồng mùa hát, lấy làm vui thích”. (2)
Họ Phí ở Việt Nam - một dòng họ hiếm, có số lượng khiêm tốn so với một số dòng họ khác, nhưng có những đóng góp quan trọng cho đất nước trong nhiều thế kỷ qua. Họ Phí ngày nay có mặt ở khắp nơi trong nước cũng như nhiều nơi ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ Phí chỉ tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Thanh Hóa và các tỉnh thành khác: Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang... Họ Phí ở Việt Nam có từ khi nào? Ở đâu? Quá trình phân tán thế nào? Ai là ông tổ của họ?... Để có câu giải đáp thỏa đáng, đây thực sự là vấn đề khó khăn. Các công trình nghiên cứu về dòng họ này chưa từng có, mặc dù trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam có đề cập đến một số danh nhân họ Phí - chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau. Hiện nay, có một số ý kiến rất khác nhau về nguồn gốc họ này, ngay cả trong nội tộc họ Phí. Chúng tôi điểm qua vài nét như sau.