Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Abyaneh – Ngôi làng cổ nhất Iran

24/09/2024205

Được hình thành cách đây 2.500 năm, nằm trên độ cao 2.000m so với mực nước biển, cách thủ đô Tehran khoảng 300km, ngôi làng cổ Abyaneh được xây bằng gạch bùn và đất sét. Điều đặc biệt là cả ngôi làng đều có màu đỏ nên còn được gọi là làng Đỏ. Những người dân sinh sống trong ngôi làng này rất hiền hòa, hiếu khách và mặc trang phục đặc trưng theo Hồi giáo và Bái hỏa giáo.

Abyaneh là ngôi làng cổ nhất Iran. Đất nước Iran ẩn chứa trong mình vô vàn những nét cổ kính của một trong những nền văn hóa lâu đời nhất thế giới mà bất kỳ du khách nào cũng muốn ghé thăm. Iran là một trong 10 nước đẹp nhất thế giới về cảnh đẹp tự nhiên cùng với những di tích lịch sử thời Ba Tư cổ đại. Cùng với làng đá nổi tiếng thế giới Kandovan (ngôi làng đá cổ nằm trên dãy núi Sahand cách trung tâm Tabriz khoảng 60km), ngôi làng cổ Abyaneh là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch.

Làng cổ Abyaneh nằm giữa Natanz và Kashan, trên sườn núi Karkas thuộc tỉnh Isfahan. Làng nằm cách đường quốc lộ không xa, nhưng bất cứ du khách nào khi bước chân đến thăm ngôi làng tĩnh mạch này đều có cảm giác như được sông lùi lại vài thế kỷ trước. Với một sắc màu đỏ duy nhất, Abyaneh là ngôi làng cổ thu hút rất nhiều khách bản địa và khách du lịch nước ngoài, đặc biệt trong trong các dịp lễ truyền thống và nghi lễ. Trong ngôi làng Abyaneh có nhiều điểm thăm quan thú vị như nhà thờ Hồi giáo Jameh được xây dựng từ thế kỷ XII, thành cổ và những lâu đài hoang phế nằm trơ trọi trên đỉnh đồi.

Hai tín ngưỡng là Hồi giáo và Bái hỏa giáo cùng song song tồn tại trong ngôi làng. Có thể nhận biết được hai đạo này thông qua trang phục của những người phụ nữ sống tại ngôi làng. Những người phụ nữ mặc áo choàng, trùm đầu khăn đen là tín đồ Hồi giáo, những người phụ nữ mặc áo hoa là tín đồ Bái hỏa giáo (phụ nữ theo đạo Bái hỏa không bị buộc phải choàng khăn đen, chỉ cần trùm kín tóc.

Một điều đặc biệt là ngôi làng này thu hút một lượng khách du lịch rất đông hàng năm nhưng trong làng không có chút tiện nghi nào cho khách.

Theo các nhà nghiên cứu sử học, làng cổ Abyaneh được coi là lối vào của văn hóa Iran. Để tiếp tục có những nguồn sử liệu vật thật chứng minh cho những giá trị văn hóa vật thể của ngôi làng, trong năm 2005, Trung tâm Di sản Iran đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học có quy mô lớn tại ngôi làng nhằm xác định chính xác niên đại của ngôi làng thông qua địa tầng khảo cổ học. Đồng thời Chính phủ Iran cũng đã tiến hành xây dựng và gửi hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận làng cổ Abyaneh là Di sản Văn hóa Thế giới.

Bùi Thị Thu Phương
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội

Xem thêm: Chúa Trịnh tái thiết thành Đại La

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, tác gia bách khoa thư Việt Nam thời trung đại. Việc biên soạn mục từ “Nguyễn Trãi” góp phần giúp các nhà biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam có thêm một kênh tham khảo trong khi biên soạn các mục từ nhân danh (tác giả và nhân vật).

Nguồn: Internet
Địa chí09/08/2023

Côn Đảo những năm 20 của Thế kỉ XVIII qua bức thư của một giáo sĩ Pháp, Nghiên cứu Lịch sử, số 6.2005

Theo giới nghiên cứu sử học, từ thế kỷ XVII tư bản Pháp đã có ý đồ chiếm Côn Đảo nhưng không thực hiện được, vì bị lép vế trước thế lực của tư bản Anh. Năm 1702, Công ty Anh ở Ấn Độ đem quân đến chiếm Côn Đảo nhằm xây dựng một căn cứ chiến lược và sử dụng 200 quân Mã Lai canh giữ pháo đài ở Cỏ Ống.

Hải cảng miền đông bắc và hệ thống thương mại đàng ngoài thế kỷ XVII
Địa chí14/06/2023

Hải cảng miền đông bắc và hệ thống thương mại đàng ngoài thế kỷ XVII

Doméa đơn thuần là một bến neo đỗ tàu (anchoring place) hoặc bến cảng (harbor), đồng thời là nơi lưu trú tạm thời của thủy thủ đoàn (đa số sống và sinh hoạt trên boong tàu mặc dù có đôi khi lên bờ sinh sống) trong khoảng 2-3 tháng để chờ nhận hàng và khởi hành đi Nhật Bản hoặc các cảng Đông Nam Á. Doméa đồng thời là nơi bốc hàng hóa xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ Đàng Ngoài) lên tàu và dỡ hàng hóa nhập khẩu (hương liệu, vải vóc, bạc, đồng.....) xuống ghe thuyền địa phương để đưa lên Kẻ Chợ/Phố Hiến.