Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Kinh nghiệm khám phá hòn Phụ Tử từ A đến Z

11/06/202488

Với khung cảnh tuyệt vời và vẻ đẹp hoang sơ, hòn Phụ Tử trở thành địa điểm lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu và thư giãn.

Hòn Phụ Tử nằm trong vùng biển làng Ba Trại, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá khoảng 70km. Địa điểm này được ví như Vịnh Hạ Long của Kiên Giang.

Năm 1989, khu di tích thắng cảnh Hòn Chông và hòn Phụ Tử đã được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.

Danh thắng này thực chất là một hòn đảo nhỏ bằng đá vôi, có kết cấu dính liền nhau bằng bệ đá chung cao khoảng 5m. Hòn gồm 2 khối đá vôi: khối lớn (hòn Phụ) và khối nhỏ (hòn Tử). Với kết cấu đặc biệt này, nơi đây được xem là biểu tượng thiêng liêng về tình cảm cha con.

Hòn Phụ Tử hiện nay (Ảnh: Báo Kiên Giang)

Sự tích hòn Phụ Tử

Một trong những vấn đề được nhiều du khách quan tâm khi đến đây chính là sự tích hòn Phụ Tử. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia ở vùng biển này có một con thuồng luồng rất hung dữ, hay đ.ánh chìm thuyền bè nhằm ăn thịt ngư dân. Cạnh chùa Hang, bên chân núi có 2 cha con làm nghề chài lưới. Bất bình trước tình cảnh ấy, người cha đã quyết tâm t.iêu d.iệt thú dữ nhằm bảo vệ dân làng.

Sau khi xem xét và tính hết kế, ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới có thể hạ được con thuồng luồng. Vì vậy, người cha quyết định tẩm thuốc độc vào mình rồi nằm bên mép biển làm mồi cho thuồng luồng. Khi thấy cha mất, người con liền ôm lấy cha và khóc thảm thiết. Chất độc từ người cha ngấm vào khiến người con cũng trúng độc mà c.hết theo. Sau đó, trời nổi giông bão, mưa gió liền mấy ngày. Nơi 2 cha con nằm mọc lên 2 hòn đá lớn, nhỏ, sau này dân gian gọi là hòn Phụ Tử.

(Ảnh: znews.vn)

Thời điểm lý tưởng để đi hòn Phụ Tử

Khu du lịch hòn Phụ Tử thuộc quần thể thắng cảnh Hòn Chông là điểm dừng chân không còn xa lạ gì với các bạn yêu thiên nhiên. Nơi đây sở hữu phong cảnh non nước hữu tình, chiếm trọn trái tim của người lữ hành ngay từ lần đầu du lịch.

Giống với nhiều điểm tham quan tại vùng đất biên thùy, thời điểm lý tưởng nhất để vi vu khám phá Hòn Phụ Tử Kiên Giang rơi vào mùa khô, tức từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lúc này tiết trời nhiều nắng, ít mưa, biển vừa êm lại trong xanh, do đó sẽ cực kì thích hợp để bạn thưởng ngoạn cảnh đẹp cũng như trải nghiệm các hoạt động ngoài trời thú vị.

Hướng dẫn đường đi hòn Phụ Tử

Để đến Hòn Phụ Tử, du khách phải đi vào Hải Sơn Tự, hay còn được gọi là chùa Hang. Tên chùa Hang không hề là ngẫu nhiên, bởi cả không gian của chùa nằm trong lòng hang động của núi An Hải Sơn.

Hang đá tự nhiên này sâu khoảng 40m, khu vực chật chội nhất khoảng 1m, đủ cho 3 hay 4 người đi qua. Chùa có hai cửa, cửa chính hướng vào đất liền, trong khi cửa sau nhỏ hơn, mở ra biển.

Để di chuyển từ Hà Tiên hoặc Rạch Giá đến hòn Phụ tử du khách có thể tham khảo các tuyến đường sau đây:

Nếu xuất phát từ thành phố Rạch Giá, bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 80. Sau khi di chuyển khoảng 50km, bạn sẽ bắt gặp tấm biển chỉ dẫn đường đi đến khu du lịch Hòn Phụ Tử. Chỉ cần rẽ trái tại điểm này và tiếp tục hành trình thêm khoảng 30km nữa là đến.

Nếu xuất phát từ thành phố Hà Tiên, bạn di chuyển thẳng theo hướng quốc lộ 80 về địa phận huyện Kiên Lương. Sau khi qua Hòn Chông, bạn di chuyển theo biển hướng dẫn đường đi vào khu du lịch Hòn Phụ Tử Kiên Giang.

Khu du lịch hòn Phụ Tử có gì?

Bãi Dương

Bãi Dương là một bãi biển quyến rũ nằm trong quần thể danh thắng Hòn Chông. Bãi biển này dài khoảng 2 cây số. Trong đó, một nửa có cây dầu, nửa còn lại có cây dương cổ thụ nên người dân địa phương quen gọi là Bãi Dầu và Bãi Dương. Phía trước Bãi Dương có đảo Kiến Vàng tuyệt đẹp, cách bờ khoảng 500m.

Dưới ánh nắng mặt trời vàng ươm, Bãi Dầu và Bãi Dương chạy theo hình vòng cung ôm lấy biển, nước biển xanh lơ, bãi cát trắng mịn màng và hàng cây rì rào trong gió biển. Trong đó, bãi tắm không hề pha sỏi đá, rất mịn màng, du khách có thể thoải mái đi chân trần trên cát. Không chỉ vậy, nơi đây còn khá kín đáo, sóng nhỏ, nước nông bởi hàng cây, rừng cây tạp ngăn cách biển với đường xe chạy.

(Ảnh: heoheo.1311)

Chùa Hang

Ghé thăm địa danh này, du khách nên đến chùa Hang (hay còn gọi là Hải Sơn Tự). Ngôi chùa có tên như vậy vì toàn bộ không gian đều nằm trong hang động của núi An Hải Sơn. Hang đá tự nhiên này có độ sâu khoảng 40m, nơi hẹp nhất rộng khoảng 1m, ước chừng 3 – 4 người đi lọt. Ngôi chùa có 2 cửa chính, trong đó cửa nhỏ thông ra biển – nơi có hòn Phụ Tử và cửa lớn quay vào đất liền.

Bên trong chùa Hang hòn Phụ Tử có đặt tượng Phật Di Lặc màu trắng, làm từ đá nặng khoảng 22 tấn. Hai bên là 2 chú sư tử trắng uy nghiêm. Ngoài ra, áng thờ và lưu hương đều được làm bằng đá. Bên cạnh chùa Hang, bên trong hang động còn có hệ thống nhũ đá, thạch đá với hình dáng vô cùng độc đáo.

Thưởng thức những món ăn đặc sản Kiên Giang

Ngoài cảnh sắc tuyệt đẹp, danh thắng này còn nổi tiếng với những món ăn đặc trưng, ai thử một lần cũng nhớ mãi không quên. Một số món đặc sản Kiên Giang mà bạn nên thử tại đây bao gồm:

Hải sản: du khách có thể mua hải sản tươi rói tại bến thuyền rồi nhờ người dân địa phương hoặc đầu bếp nhà hàng chế biến.

Bánh xèo: mỗi chiếc bánh có kích thước nhỏ hơn bình thường song lại vô cùng chất lượng với nhân mực, tôm đầy ắp, giá cả siêu “hạt dẻ”.

Bánh xèo Kiên Giang. (Ảnh: foody.vn)

Thốt nốt: bạn có thể chứng kiến quá trình tách lấy cùi và thưởng thức ly nước thốt nốt mát lạnh, giải nhiệt cực đã.

Bánh canh ghẹ: món ăn gây ấn tượng bởi hải sản tươi, ngọt thịt hòa quyện với bánh canh mềm, dẻo và nước dùng đậm đà, hơi sánh.

Kinh nghiệm khám phá Hòn Phụ Tử chắc chắn sẽ góp phần mang đến bạn hành trình du lịch thuận lợi và suôn sẻ hơn. Nhanh tay lưu ngay những chia sẻ trên đây vào cẩm nang du lịch cá nhân để lên kế hoạch chu đáo cho chuyến đi sắp tới bạn nhé.

Nguồn: vietgiaitri.com

Xem thêm: Biên giới quốc gia nhỏ nhất thế giới chỉ dài 85 mét

Các bài viết khác

Xem thêm
Từ cải cách trang phục dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng Thống Nhất, tự chủ về Văn hóa

Từ cải cách trang phục dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng Thống Nhất, tự chủ về Văn hóa

Trong lịch sử Việt Nam, đối với các triều đại trước thời Nguyễn, mà tiêu biểu là dưới thời Lê, sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích, quý tộc, quan lại, chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình (tức Lễ phục và Tế phục).

Khu du lịch suối Lương Đà Nẵng
Tin tức khác03/08/2024

Khu du lịch suối Lương Đà Nẵng

Có dịp đi du lịch Đà Nẵng, nếu bạn muốn khám phá những điểm du lịch mới của thành phố biển này chỉ trong một buổi thì khu vực suối Lương là một lựa chọn thích hợp. Khu du lịch sinh thái Suối Lương nằm phía Nam hầm đèo Hải Vân, phường Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km về hướng Tây Bắc. Từ trung tâm thành phố, chạy dọc theo đường Điện Biên Phủ, qua ngã ba Huế, đến đường Nguyễn Lương Bằng, tiếp tục chạy thẳng đến gần sát đường dẫn lên đèo Hải Vân, rẽ trái chừng 3 km là bạn đã có mặt tại khu du lịch suối Lương chỉ mất khoảng 15-20 phút đi xe máy.

Nguồn: Internet

Thánh mẫu Liễu Hạnh, từ vị chúa đến thần chủ đạo mẫu Việt Nam, Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2010

Có lẽ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị Nữ thần - Thánh Mẫu được dân gian truyền tụng với nhiều huyền thoại, truyền thuyết và cũng là vị thần linh được các nhà văn, thơ Nho học để công san định thần tích, thần phả, thể hiện trên các bi ký, các tác phẩm viết bằng chữ Hán Nôm. Theo thống kê sơ bộ, đến nay có gần 100 đầu sách và tư liệu viết về Bà, trong đó có các tư liệu Hán Nôm, chữ quốc ngữ và các thứ ngôn ngữ nước ngoài, nhiều nhất là tiếng Pháp, Anh, trong đó đặc biệt quan trọng là các nguồn tư liệu cổ Hán Nôm (1).