Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Khám phá sông ngầm Puerto Princesa ẩn mình trong hang đá

08/04/20241.703

Đến Philippines, du khách sẽ không khỏi bị cuốn hút bởi hòn đảo Palawan, nơi có những bãi biển hoang sơ và dòng sông ngầm Puerto Princesa hiền hòa, xanh trong, lững lờ trôi, ẩn mình trong hang đá.

Sông ngầm Puerto Princesa được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, nằm trong vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa. Đây được coi là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Philippines. Dưới đây là những điều đã tạo nên sự độc đáo của sông ngầm Puerto Princesa mà hiếm thấy một nơi nào có được.


Dòng sông ngầm hiếm hoi này có dòng chảy trực tiếp ra biển sau khi chảy ngoằn ngoèo trong các động. Thủy triều ảnh hưởng đến mực nước ngầm với hơn 5km, nguồn nước lợ nằm ở phần dưới của sông do sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn.


Dòng sông ngầm dài 8km nằm dưới những hang đá vôi cực lớn, đầy những nhũ đá, măng đá hàng triệu năm tuổi. Muốn thám hiểm dòng sông ngầm này, du khách cần phải chèo thuyền vào sâu bên trong, qua những cửa hang tối, sâu hút. So với những dòng sông ngầm khác trên thế giới, Puerto Princesa là dòng sông ngầm dài thứ 2.

Tiến sâu vào động, du khách sẽ khám phá một hang lớn, mái vòm khổng lồ, hình thành những mỏm đá bất thường. Hàng triệu chim yến sống trên các vách đá cheo leo cùng với các loại động vật biển: rùa, vích, cá đuối, cá bơn, ... theo thủy triều vào hang. Nhiều sinh vật trong hang rất quý hiếm, vì có thể sống trái môi trường.

Ngoài ra, đây cũng là công viên trải rộng khắp vùng và đồng thời cũng là một điểm du lịch sinh thái mênh mông, nhà của 15 loài chim đặc hữu và 165 loài chim khác. Bên cạnh đó, ở đây cũng có 30 loài động vật có vú sinh sống từ lợn tới nhím, dơi, bò sát và lưỡng cư. Nhiều loài lưỡng cư chỉ có duy nhất ở đây.


Không gian hang ngầm chứa nguồn năng lượng lớn nhờ vị trí địa lý gần đường xích đạo cộng khí hậu siêu hải dương, khiến môi trường trong hang ấm áp. Ước tính dòng khí lưu thông phù hợp cho 150.000 lượt người ra vào mỗi ngày.


Hệ đá vôi của hang động bên trên sông ngầm là một ngoại lệ trên thế giới. Khoáng vật tự nhiên Robertsite mới được tìm thấy, hứa hẹn về việc tìm ra những khoáng sản trong hang động mới.
Dòng sông ngầm sở hữu những hình thái vĩ mô, vi mô đặc biệt của vùng đá vôi và sự hình thành hang động, giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn về sự thay đổi của trái đất.


Hóa thạch động vật biển có vú Sorenia (nay gọi là bò biển), được tìm thấy trong hang có tình trạng tốt. Hóa thạch 20 triệu năm tuổi này trồi ngay trên vách hang, do sự xói mòn của đá vôi trong hang.


Đối với người dân Palawan nói riêng và Philippines nói chung thì dòng sông ngầm Puerto Princesa là món quà kỳ diệu mà Thượng đế ban tặng. Đây cũng là một trong số rất ít những dòng sông ngầm mà du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng trên thế giới.

Nguồn: vyctravel.com

Xem thêm: Hoàng Hoa sứ trình đồ

Các bài viết khác

Xem thêm
Làng Việt - quá trình hình thành và biến đổi trong lịch sử
Tin tức khác21/06/2023

Làng Việt - quá trình hình thành và biến đổi trong lịch sử

Làng của người Việt đã có quá trình hình thành và biến đổi hàng ngàn năm nhưng luôn luôn có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa…

Cận cảnh dòng sông có hai màu nước độc đáo
Tin tức khác18/06/2024

Cận cảnh dòng sông có hai màu nước độc đáo

Sông Negro và Amazon hợp lưu trong đoạn 6 km, màu nước của chúng không hòa lẫn vào nhau và tạo thành hai mảng màu riêng biệt.

Nguồn: Internet
Lễ Hội05/08/2023

Ý nghĩa lễ tế giao xưa và nay, Nghiên cứu và Phát triển số 2 (79), 2010

Tế Giao là cuộc lễ tế trời đất, có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại rồi lan truyền sang một số nước trong khu vực. “Giao” là vùng đất bên ngoài kinh thành, người xưa cử hành lễ tế trời ở Nam Giao vào ngày đông chỉ và tế đất ở Bắc Giao vào ngày hạ chí. (Lý Hồng Phúc (biên tập), Khang Hy tự điển, Hán ngữ đại từ diễn xuất bản xã, Thượng Hải, 2005, tr. 1257). Tế Giao được thực hành theo quan niệm và nghi thức Khổng giáo, trong đó, vua được xem là “thiên tử”, đại diện dân để cúng tế trời đất và cầu xin được ban cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Ở Việt Nam, Tế Giao được tiếp thu và thực hành lần đầu tiên dưới thời Lý (1010-1225). Chỉ riêng thời Trần không cử hành lễ Tế Giao, các triều đại quân chủ Việt Nam còn lại đều coi đây là đại lễ và cử hành nghi lễ một cách trọng thế. Cách thức Tế Giao thay đổi ít nhiều theo từng triều đại, khi thì phân tế, khi thì hợp tế cả trời và đất ở Nam Giao. Cuộc lễ phản ánh một cách đầy đủ những quan niệm, tư tưởng, các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của cung đình Việt Nam trong lịch sử.