“Hoàng Hoa sứ trình đồ” (Hành trình đi sứ Trung Hoa) là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu (nay thuộc xã Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.
Phần chính của cuốn sách là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ 18 do Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765 – 1768, từ các tư liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan đến chuyến đi sứ năm 1766 - 1767 do ông làm Chánh sứ.
Tư liệu quý này bao gồm các bản đồ được vẽ với 3 loại màu trên giấy dó cùng các ghi chép bằng chữ Hán với nội dung chính là: Bản đồ về hành trình đi sứ từ biên giới giữa Việt - Trung qua các châu, phủ, huyện, dịch trạm tới điểm cuối là huyện Tân Thành, Bắc Kinh; ghi chú rõ ràng về quá trình đi sứ: thời gian và địa điểm qua các nơi dừng nghỉ theo lộ trình thủy bộ chiều đi và chiều về; ngày lưu trú và các hoạt động của đoàn sứ bộ; chiều dài của mỗi dịch trạm, chiều dài toàn bộ đường thủy bộ đi sứ; cấu trúc, thời gian xây các cửa cung của Yên Kinh; cùng các ghi chép tỉ mỉ về địa hình sông núi, phong cảnh, con người, và nghi lễ ngoại giao khi qua các địa phương Trung Quốc và Việt Nam.
Với kích thước 30x20cm, dày 2cm, sách bao gồm 7 phần, trong đó phần chính là bản đồ hành trình gồm 204 trang ghi chép cụ thể và miêu tả về thiên nhiên, con người, thành, làng, các di tích, danh thắng, các hoạt động giao tiếp của sứ bộ với người dân và chính quyền.
“Hoàng Hoa sứ trình đồ” được công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là dịp để nhân dân Hà Tĩnh tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân, tự hào hơn về những giá trị văn hóa - lịch sử mà người xưa để lại, qua đó nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của quê hương và dân tộc.
Lê Minh (tổng hợp)
Nguồn: scov.gov.vn
Xem thêm: Vườn quốc gia Gunung Mulu
Những doi đất ở vùng hạ lưu sông Gianh (Quảng Bình), tức Linh Giang, chỉ giới tự nhiên phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài trong quá khứ, giờ đang ôm ấp hàng vạn mảnh đời. Trên sông Gianh có nhiều cồn, dài nhất khoảng 3,8 km, rộng nhất khoảng 0,8 km. Giữa bốn bề sóng nước, cư dân vẫn kiên cường bám trụ hết đời này sang đời khác và không thôi ấp ủ những giấc mơ.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan: Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu để cầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".
Có thể che khuất tượng Nữ thần tự do, được xem là cây cao nhất châu Á, nằm sâu trong dãy núi rất khó có thể tiếp cận được. Đây là cây nguy hiểm nhất thế giới, con người không thể chạm vào, chặt hay đốt, ngay cả các chuyên gia cũng không thể làm gì được