Di tích Cánh đồng Chum được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với hơn 2.000 chiếc chum bằng đá đủ hình dạng và kích thước, có niên đại từ khoảng năm 500 Trước công nguyên tới năm 500 sau Công nguyên. Những chiếc chum đá nằm rải rác tại nhiều nơi ở Xieng Khouang, tuy nhiên, hiện mới chỉ có 3 điểm quanh thị xã Phonsavan được đưa vào khai thác du lịch; địa điểm thứ nhất có khoảng 250 chum, địa điểm thứ hai với 100 chum và địa điểm thứ ba có hơn 100 chum. Các khu vực còn lại vẫn đang được nghiên cứu vì còn nhiều bom mìn chưa được rà phá triệt để.
Những chiếc chum cao trung bình 1 - 2m, có chiếc cao tới 3,5m, nặng hàng chục tấn. Phần lớn các chum đều không có nắp, cái thì trồi lên mặt đất, cái thì chìm một phần dưới đất, miệng chum hình elip, vuông, tròn...Chiếc chum to nhất có bán kính 2,5m cao 2,75m, nặng vài tấn.
Điều lạ lùng là xung quanh khu vực này không có núi đá. Người cổ đại đã đục đẽo chế tác ra những chiếc chum khổng lồ này ở đâu và vận chuyển bằng cách nào tới Xieng Khouang, đến nay đó vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra như những chiếc chum được tạo ra để đựng rượu ăn mừng chiến thắng trong triều đại vua Khun Cheung.
Có ý kiến cho rằng vì vào mùa khô hạn, ở Xieng Khouang thiếu nước trầm trọng nên người xưa đã làm những chiếc chum khổng lồ này để tích nước. Các nhà khảo cổ lại tin rằng đây là những bình đựng di cốt liên quan đến nghi thức an táng thời tiền sử khi phát hiện ra nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.
Năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.
Cánh đồng Chum nằm ở nơi giao nhau giữa hệ thống sông Mekong và sông Hồng nên có điều kiện thuận lợi trong việc giao thương và trao đổi văn hóa, sự phân bố của các chum đá khắp Xieng Khouang được cho là gắn liền với các tuyến đường bộ buôn bán trao đổi và chúng là bằng chứng nổi bật nhất của nền văn minh thời đại đồ sắt.
Ngay sau thời điểm Cánh đồng Chum được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2019), Chính phủ Lào đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá để người dân Lào và bạn bè trên thế giới biết đến di sản văn hóa độc đáo này. Qua đó, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm văn hóa Lào, góp phần phát triển kinh tế.
Mới đây, Đại sứ quán Mỹ tại Lào cho biết, thể hiện cam kết của Mỹ trong việc tăng cường hợp tác lĩnh vực văn hóa với Lào, Chính phủ Mỹ sẽ tài trợ 129.000 USD để sử dụng vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu; xây dựng hệ thống quản lý về danh mục các chum đá; củng cố, nâng cao năng lực quản lý trong công tác bảo tồn cho cán bộ, nhân viên Lào.
Nguồn: baodantoc.vn
Xem thêm: Mộc bản Trường học Phúc Giang
Hương ước đã xuất hiện từ thời Lê Thánh Tông, nó tồn tại tương đối phổ biến trong các làng Việt ở đồng bằng trung du Bắc bộ. Đây là nguồn sử liệu quý giúp chúng ta nghiên cứu về phương thức quản lý nông thôn truyền thống khá hiệu quả của cha ông để suy nghĩ các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Hương ước gồm các điều ước về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội, bảo vệ an ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, những quy ước đã được tuân thủ qua nhiều thế hệ để trở thành thông lệ phương hướng, luật tục của từng cộng động cư dân ở nông thôn.
Ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được Ủy ban Liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vấn đề thuế đinh tại đảo Phú Quý từ xưa đến nay vẫn còn ghi lại nỗi đau lòng của đồng bào. Các sắc thuế ở hải đảo này đã phải chịu qua 3 thời kỳ gồm có: Thuế vảy đồi mồi, thuế mắm cơm và thuế vải Hòn, tất cả đều được đặt dưới hình thức của thuế đinh (thuế thân) lấy bài chỉ.