Dưới đây mời các bạn chiêm ngưỡng 10 di sản tiêu biểu nhất đã được công nhận tại Châu Phi.
Memphis là thủ đô của Ai Cập từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên. Phế tích của Memphis cách Cairo 19 km về phía nam, bên bờ tây của sông Nil.
Thành phố này được thành lập khoảng năm 3100 trước Công nguyên bởi ông vua huyền thoại Menes, người thống nhất hai vương quốc của Ai Cập và khai sinh Ai Cập; với khoảng 30.000 dân, đây là khu định cư lớn nhất thế giới từ khi thành lập đến năm 2250 trước Công nguyên và từ 1557 đến 1400 trước Công nguyên.
Các địa điểm cổ đại tại vùng Memphis gồm các địa điểm tại Giza, cùng với các địa điểm tại Saqqara, Dahshur, Abu Ruwaysh, và Abusir, được tuyên bố chung là một Địa điểm di sản Thế giới năm 1979
Thung lũng M’zab nằm ở phía Bắc sa mạc Sahara, nơi có nhiều ngôi nhà cổ xưa được xây dựng như những giếng trời với lối kiến trúc độc đáo. Thung lũng M’zab thuộc tỉnh Ghardaïa ở miền Đông Algeria.
M'zab được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1982.
Khu phế tích Loropéni là một thị trấn nằm ở phía tây của Burkina Faso. Nơi đây bao gồm các phế tích đá trước khi người châu Âu đặt chân tới đây mà người ta hiện biết rất ít về chúng. Khu phế tích này trải dài trên diện tích 11.130m2 với những bức tường đá tuyệt đẹp; là địa danh đầu tiên của Burkina Faso được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 2009.
Nhà thờ tạc đá Lalibela nằm ở thành phố Lalibela, Ethiopia. Các nhà thờ này được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13. Được tạc trong đá, nhà thờ này bao gồm 12 giáo đường, chia thành 4 nhóm. Các nhà thờ này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.
Vườn quốc gia núi Kenya là một vườn quốc gia được thiết lập năm 1949 để bao vệ các khu vực xung quanh núi Kenya ở Kenya. Ban đầu nó là một khu bảo tồn rừng trước khi trở thành vườn quốc gia.
Hiện nay vườn quốc gia này nằm tron khu bảo tồn rừng bao quanh nó. Tháng 4 năm 1978, khu vực này đã được UNESCO đưa vào danh mục khu dự trữ sinh quyển. Vườn quốc gia này đã được đưa vào danh mục di sản thế giới UNESCO năm 1997.
Tuy Tsingy de Bemaraha là một trong những công viên quốc gia lớn và nổi tiếng, nhưng việc khai thác du lịch là rất hạn chế, chỉ có những nhà khoa học được sự bảo hộ của những tổ chức uy tín thế giới mới được phép tiếp cận sâu bên trong. Vì được quản lí chặt chẽ như vậy nên hầu như rừng đá vẫn còn giữ được nguyên trạng.
Nổi tiếng nhất trong công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha là Rừng đá Tsingy với những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có nơi cao tới 50m. Trong suốt hàng triệu năm, những lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển và qua thời gian đã kết thành một khối đá vôi duy nhất. Khoảng 100 triệu năm sau, các chuyển động của trái đất đã đẩy những khối đá vôi khổng lồ này lên khỏi mặt biển. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay.
Với kích thước khoảng 186 dặm (khoảng 300 km), hố thiên thạch Vredefort Dome tại Nam Phi là hố thiên thạch lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Và với tuổi ước tính vào khoảng 2 tỷ năm. Ngày nay, những dấu vết ban đầu của vụ va chạm này đã bị xói mòn đi rất nhiều, và những gì còn lại chỉ là bụi đá granite, di tích từ những miệng hố được hình thành từ vụ va chạm.
Công viên quốc gia hồ Turkana (Kenya). Là hồ nước mặn lớn nhất châu Phi, Turkana là một phòng thí nghiệm tự nhiên cho các nghiên cứu về thực và động vật. Nó là điểm dừng chân của chim nước di cư và là nơi sinh sản quan trọng của cá sấu sông Nile, hà mã, nhiều loài rắn độc.
Đảo Gorée, Senegal được công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1978. Đảo Gorée nằm ngoài khơi Senegal đối diện với cảng Dakar (Senegal), là địa điểm mang tính tưởng niệm của người châu Phi da đen. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất bên bờ biển châu Phi. Ngày nay đảo Gorée trở thành biểu tượng của sự bóc lột tàn bạo của các nước thực dân và sự hòa hợp dân tộc.
Đảo Gorée chỉ cách bờ biển Senegal có 3km nhưng vùng nước rất sâu xung quanh cộng với những cục kim loại nặng 5kg luôn khóa chặt vào chân các nô lệ khiến chẳng ai dám tìm cách trốn. Bất cứ ai nhảy xuống biển đều bị đại dương nuốt gọn.
Với chiều dài 150km, cao hơn 500m, vách đá Bandiagara (Mali) là một trong những vách núi hùng vĩ nhất ở châu Phi.
Nguồn: Theo Lan Trinh (Yeudulich)
Xem thêm: Bàu trắng - ốc đảo giữa sa mạc
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan: Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu để cầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".
Tại vùng Jehanabad của Bihar, Ấn Độ, có một di tích bí ẩn của một nền văn minh cổ đại - Hang Balabar. Hang động này không chỉ gây chấn động thế giới về quy mô và thiết kế mà còn làm dấy lên vô số phỏng đoán bởi sự khéo léo tuyệt vời của người xưa và mục đích khó hiểu của nó.
Trong hàng triệu năm, sự xói mòn đã tạo nên những núi đá có hình thù kì lạ đẹp đến ngỡ ngàng nằm trong công viên quốc gia Bryce Canyon ở Mỹ.