Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Truyền thống giáo dục xã hội của quê hương Vụ Bản

14/06/2023571

Giáo dục gia đình là cần thiết, rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con cái, "dạy con nên người". Nhưng vẫn chưa đủ điều kiện, nếu không có sự giáo dục của tập thể. Tập thể ở đây là khối cộng đồng xã hội, là làng xã nơi mình sinh sống, là quê hương đất nước, nói rộng ra là cả sự giao lưu quốc tế vì con người hiện nay đã tiếp thu nền văn hóa rất rộng lớn, phần nào chịu tác động của sự giáo dục chung đó.

Giáo dục gia đình là cần thiết, rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con cái, "dạy con nên người". Nhưng vẫn chưa đủ điều kiện, nếu không có sự giáo dục của tập thể. Tập thể ở đây là khối cộng đồng xã hội, là làng xã nơi mình sinh sống, là quê hương đất nước, nói rộng ra là cả sự giao lưu quốc tế vì con người hiện nay đã tiếp thu nền văn hóa rất rộng lớn, phần nào chịu tác động của sự giáo dục chung đó.

Môi trường giáo dục xã hội là giáo dục qua các hoạt động của xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, mà con người là thành viên cụ thể, tích cực tham gia những hoạt động xã hội và chịu sự giáo dục của tập thể đối với con người đó.

Thực hiện các phong tục tập quán của làng xã, nhất là thực hiện các hương ước, thúc ước của làng xã, đây là những quy tắc giáo dục con người cách ứng xử trong giao tiếp với nhau trong làng xã, tình cảm yêu thương, "tình làng nghĩa xóm, "đêm hôm tối lửa tắt đèn có nhau, "trong họ ngoài làng": Nghiên cứu Hương ước của các làng Quả Linh, Đồng Đội, Bảo Ngũ, Thi Liệu, Cố Bản, Phú La.. thấy rõ hương ước chính là toàn bộ những quy phạm, quy tắc giáo dục của cộng đồng làng xã trực tiếp tác động đến mọi thành viên của làng xã, buộc mọi người cùng bàn bạc và cùng thực hiện bằng cách hướng dẫn kiểm soát sự ứng xử hàng ngày của các thành viên của làng xã mà mọi người phải thực hiện. Nó góp phần giáo dục tích cực hình thành nhân cách, đạo lý làm người, cách sống đúng đắn của con người trong xã hội.

Qua các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng có tác dụng giáo dục lớn của tập thể xã hội. Việc thờ phụng các vị thần thánh, tổ tiên khai canh lập ấp của làng có tác dụng giáo dục lòng biết ơn các bậc tiên liệt, những người đã có công dựng làng giữ nước, trở thành niềm tự hào và truyền thống để các thế hệ sau tiếp nối vươn lên. Không chỉ có thế, hệ thống giáo lý của Phật giáo, Công giáo và cả Nho giáo cũng đều hướng tới lòng yêu thương nhân loại, nhân từ bác ái vì một xã hội hòa đồng trong sự yêu thương, chia sẻ.

Đặc biệt, nói đến giáo dục xã hội không thể không nhắc đến những ảnh hưởng của các lễ hội làng xã đối với việc hình thành nhân cách và mức độ cảm nhận cuộc sống của mỗi người dân trong cộng đồng dân cư.

Lễ hội không chỉ là dịp để các thế hệ người dân ôn lại truyền thống dựng làng giữ nước, bảo lưu những thuần phong mĩ tục của làng mình, hình thành nên bản sắc truyền thống để mỗi người con phải tự hào, nhung nhớ mỗi khi đi xa mà còn góp phần giáo dục mỹ cảm để mỗi người dân tham dự cảm nhận và thụ hưởng được cái hay, cái vui, cái đẹp ẩn chứa trong từng nghi thức tổ chức. Trước hết là, sự tôn nghiêm, trật tự, có nề nếp trong từng công đoạn rước tế.  Lễ hội làng nào cũng có bảng "tĩnh túc" nghĩa là im lặng, "trang nghiêm" hay "hồi tị" báo hiệu cần phải tránh đường khi đám rước đi qua. Lễ hội làng Gạo, làng Thi Liệu, làng Dương Lai, phủ Dầy, Bảo Ngũ...đều có đội rồng, đội sư tử dẹp đường để giữ trật tự. Làng Hồ Sơn có lệ "bầu quan một ngày" hay làng Phú Lão có lệ bầu "lềnh" một ngày để chi huy lễ hội. Những người được bầu làm lềnh đều không nhất thiết phải là quan chức nhưng chắc chắn là những bậc đức cao vọng trọng, có uy tín trong làng. Tất cả các chức sắc và dân làng đều phải tuân theo lệnh người đó phân công mà tham dự lễ hội, ai làm sai đều bị phạt.

Mặt khác, những thành viên làng xã tham gia lễ hội về hoạt động văn nghệ, thể thao chính là dịp nâng cao được ý thức và tri thức đức, trí, thể, mỹ, Lễ hiến xảo cũng là một hoạt động nâng cao kỹ thuật nghề nghiệp như rèn Bảo Ngũ, cót Vĩnh Lại, sơn mài Hổ Sơn trong dịp lễ Tổ sư, các trò chơi dân gian cũng là dịp tăng cường đoàn kết, kết nối của tập thể làng xã, tạo thành sức mạnh của cộng đồng, góp phần bảo vệ di sản văn hóa quý báu của địa phương.

Trong thời đại ngày nay, theo quan điểm giáo dục của Đảng, luôn kết hợp để phát triển giáo dục mang tính xã hội, "giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân", tiến hành song song và đồng thời phối kết hợp ở cả ba môi trường giáo dục gia đình, xã hội và nhà trường. Khi chưa có chữ viết thì giáo dục nhà trường và cộng đồng xã hội giữ vai trò chủ đạo đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Khi có chữ viết, có nhà trường thì môi trường giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo nhưng giáo dục gia đình và giáo dục xã hội vẫn song song phát triển truyền thống đó thành quan điểm giáo dục quốc dân phối kết hợp với ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, thời kỳ nào coi nhẹ giáo dục gia đình và xã hội thì rõ ràng đạo đức, kỷ luật trong xã hội có nhiều khiếm khuyết, việc hình thành nhân cách toàn diện cho con người gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã thể hiện rõ rệt trong lịch sử phát triển giáo dục của đất nước và địa phương Vụ Bản./.

Phòng VHTT sưu tầm,soạn và giới thiệu

Theo Địa chí Văn hóa huyện Vụ Bản

Link bài viết: https://vuban.namdinh.gov.vn/truyen-thong-lich-su-van-hoa-vu-ban/truyen-thong-giao-duc-xa-hoi-cua-que-huong-vu-ban-194861

Xem thêm:  Điện Thái Hòa và điện Cần Chánh thời Nguyễn nhìn từ góc độ Bố trí không gian nghi lễ, Nghiên cứu và phát triển số 4

Các bài viết khác

Xem thêm
Phúc thần của người Việt ở hải ngoại: trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản

Phúc thần của người Việt ở hải ngoại: trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản

Thú vị là trong câu chuyện mà Tâm kể, có xuất hiện một người là thầy ở Việt Nam (trước khi Tâm lên đường tới Nhật, người thầy này dặn là cần đến viếng mộ cụ Trần Đông Phong), và một nữ đồng nghiệp lớn tuổi gốc Hà Nội đang ở Tokyo (người đã sống ở Nhật trong 20 năm cùng với con trai), thì đó chính là hai người đàn anh đàn chị thuộc nhóm đầu 1990

Dấu tích cảng bến - Thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát thực địa và tư liệu văn hóa) (Tiếp theo và hết)
Địa chí15/09/2023

Dấu tích cảng bến - Thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát thực địa và tư liệu văn hóa) (Tiếp theo và hết)

2. Vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII - XVIII qua tư liệu văn bia. Văn bia vùng hạ lưu sông Thái Bình được chúng tôi lựa chọn phân tích bao gồm 266 tấm bia (21) của 140 xã thôn bên bờ các dòng sông Luộc, sông Mía, sông Thái Bình, sông Văn Úc thuộc các huyện Tiên Minh, An Lão, Nghi Dương, Tứ Kỳ của trấn Hải Dương thời Lê (tương đương khu vực thuộc các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay). Như vậy, trung bình mỗi xã ở khu vực này có 1.9 bia. Nếu chỉ tính các làng xã có văn bia thì trung bình có 3.8 bia/1 đơn vị làng xã (con số này ở Kinh Bắc chỉ có 3.2) (22). Trong tổng số các đơn vị hành chính, số làng xã có văn bia chiếm gần 50% (trong khi đó trên toàn bộ trấn Kinh Bắc số làng xã có văn bia chỉ chiếm 28,4%) (23) tổng số các đơn vị xã thôn.

Hát xoan Phú Thọ - Truyền thuyết & Lịch sử
Tin tức khác13/01/2024

Hát xoan Phú Thọ - Truyền thuyết & Lịch sử

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan: Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu để cầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".