Pác Bó là vùng đất hoang sơ kỳ vĩ, nhưng cùng đẹp tựa tranh vẽ và đầy sắc màu của dòng chảy lịch sử Việt Nam. Đây là nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Lần đầu đến thăm vùng đất này, bạn không khỏi ấn tượng bởi thác nước đẹp mê hồn, những con suối trong vắt, mát rượi và những cánh đồng dưới thung lũng trù phú rực rỡ. Hãy cùng MIA.vn tìm hiểu về vùng đất thú vị này ngay dưới đây nhé!
Khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong văn hóa người Tày - Nùng, nơi Pác Bó có nghĩa là “đầu nguồn”. Đây cũng là nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa lãnh đạo cách mạng. Trải qua những dấu mốc vàng son sau ngần ấy năm lịch sử, nơi đây vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn các chứng tích và dấu ấn của cách mạng Việt Nam và Bác Hồ.
Pác Bó Cao Bằng gây ấn tượng cho những ai lần đầu đặt chân đến đây bởi nhiều dãy núi non hiểm trở, những thác nước như vẫy gọi vỗ về và rặng tre xanh mát cả vùng trời. Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, bạn còn có thể tham quan nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng như suối Lê Nin, Núi Các Mác, Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, hang Pác Pó… Ngược về miền núi Cao Bằng, bạn không những được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn cảm nhận được những giá trị lịch sử và văn hóa ẩn giấu bên trong vùng đất này.
Phong cảnh nên thơ hữu tình của Pác Bó Cao Bằng
Là nơi non nước hữu tình, mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng, tuy nhiên nếu muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của Pác Bó, bạn nên chọn đi vào tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Vào thời điểm này, tiết trời mát mẻ, không quá lạnh cũng không nắng gắt, ít mưa nên thuận lợi cho việc di chuyển đường núi gập ghềnh.
Đặc biệt, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp nên thơ của suối Lê Nin, nơi nổi tiếng với màu nước xanh ngọc đẹp ngây ngất. Lưu ý rằng, trong tháng 7 đến tháng 8, sẽ có mưa nhiều, nước chảy cuộn nên mặt nước không trong xanh, khó lòng để bạn thưởng ngoạn được cảnh đẹp trầm ấm của nơi từng in dấu chân Bác.
Mùa khô là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn làn nước trong vắt ở suối Lê Nin
Có rất nhiều phương tiện mà bạn có thể lựa chọn để đến được Pác Bó Cao Bằng. Phổ biến nhất là sử dụng máy bay, xe máy và xe ô tô.
Đây là phương tiện dành cho những du khách ở xa như miền Nam, miền Trung… Tuy nhiên, hiện nay Cao Bằng chưa có sân bay dân dụng nên bạn sẽ phải hạ cánh ở Nội Bài - Hà Nội. Sau đó tiếp tục sử dụng phương tiện khác như ô tô, xe khách để đến được Khu du lịch Pác Bó.
Đây là phương tiện dành cho những bạn muốn tự do trong lịch trình khám phá Pác Bó của mình. Từ thành phố Cao Bằng, bạn sẽ di chuyển khoảng 60km theo đường Quốc lộ 4A, rồi đến Quốc lộ 3. Khi đến vòng xoay di chuyển vào đường Hồ Chí Minh, tiếp tục đi theo biển chỉ dẫn trên đường sẽ nhìn thấy Khu di tích lịch sử Pác Bó. Mọi người có thể đi theo định vị của Google Map để thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển.
Phượt bằng xe máy là hình thức được nhiều bạn trẻ yêu thích
Suối Lê Nin ( trước kia là suối Khuổi Giàng) nằm trong Khu di tích lịch sử Pác Bó Cao Bằng. Nơi đây nổi tiếng với làn nước xanh vắt nhìn xuyên thấu tận đáy, tựa như mặt gương phản chiếu hình ảnh của đất trời. Con suối này được nhiều người yêu thích bởi không gian yên tĩnh, cảnh sắc thơ mộng, đầy trữ tình mà không một mỹ từ nào có thể diễn tả được hết.Theo dòng lịch sử, suối Lê Nin vẫn giữ được trọn vẹn nét đẹp như thuở sơ khai và ngày càng thu hút mọi người đến chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp đằm thắm, yêu kiều.
Suối Lê Nin có dòng nước xanh trong nhìn thấu tận đáy
Điểm tham quan tiếp theo trong hành trình chinh phục Pác Bó phải kể đến là núi Các Mác. giống với suối Lê Nin, ngọn núi này cũng được Bác đặt tên của hai nhà tư tưởng ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Núi Các Mác có rừng cây xanh thẳm với địa hình thông thoáng bên trong nhưng lại vô cùng hiểm trở bên ngoài. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên do ngọn núi được chọn làm căn cứ địa bí mật.
Núi Các Mác nằm ngay bên cạnh suối Lê Nin
Hang Pác Bó gắn liền với câu thơ nổi tiếng “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó”. Nơi đây còn có tên gọi khác là hang Cốc Pó, chỉ rộng khoảng 15m2 và là nơi sinh sống, làm việc thuở mới về nước của Người. Trong hang vẫn lưu giữ nguyên vẹn tấm phản gỗ nơi Bác nằm nghỉ, bếp lửa sưởi ấm giữa rừng thiêng nước đọng, bàn đá chông chênh, tảng đá bằng Bác hay ngồi câu cá… Tất cả những di tích vẫn còn đó, và đã trở thành dấu ấn đặc biệt trong Khu du lịch Pác Bó.
Hang Pác Bó gắn liền với câu thơ nổi tiếng miêu tả cuộc sống thường ngày của Bác lúc mới về nước
Đến Khu di tích lịch sử Pác Bó, đừng quên dành chút thời gian để viếng thăm đền thờ của Bác tọa lạc trên ngọn đồi Tiếng Chấy. Ngôi đền được hoàn thành vào tháng 5/2021 vào đúng dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đền được xây dựng với phong cách nhà sàn vô cùng quen thuộc với nếp sống của đồng bào nơi đây.
Không chỉ là điểm đến tham quan của nhiều người, đền thờ còn mang giá trị lịch sử, văn hóa, thể hiện sự tôn kính và tình cảm thiêng liêng của thế hệ sau đối với Bác Hồ - Vị anh hùng đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp độc lập dân tộc, toàn vẹn non sông.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích Pác Bó trên ngọn đồi Tiếng Chấy
Nằm cách hang Pác Bó khoảng 1km, Lán Khuổi Nặm là nơi Bác ở lâu nhất tại Cao Bằng. Đường đến lán khá dốc và quanh co do nằm gần chân núi. Hiện tại, Làn Khuổi Nặm cũng đã được tu bổ lát đá để dễ đi hơn. Lán khá nhỏ, chỉ khoảng 12m2 được dựng theo kiểu nhà sàn đơn sơ gần một dòng suối, thuận lợi cho việc quan sát và rút lui nếu có địch.
Lán Khuổi Nặm là nơi Bác sinh sống lâu nhất ở Cao Bằng
Khu di tích lịch sử Pác Bó mở cửa từ 8h - 17h mỗi ngày trong tuần với 3 hạng giá vé:
Người lớn: 20.000 VNĐ/vé
Trẻ em trên 10 tuổi: 15.000 VNĐ/ vé
Trẻ dưới 10 tuổi: Miễn phí
Ngoài ra, Pác Bó là điểm du lịch với cảnh sắc nên thơ, lãng mạn nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa lịch sử quan quan trọng, lưu giữ những dấu vết của Bác Hồ. Chính vì vậy, khi đến đây, mọi người cần lưu ý một vài điều như:
Không được tự ý chạm vào các hiện vật và tranh ảnh
Không vứt rác bừa bãi để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan xung quanh
Nên chọn trang phục thoải mái, thuận tiện di chuyển đường rừng núi
Đọc kỹ và tuân theo những nội quy của ban quản lý khu di tích lịch sử
Đến Pác Bó Cao Bằng, bạn không những được “mục sở thị” những dấu ấn lịch sử còn sót lại mà còn có cơ hội tìm hiểu về ý nghĩa của các di tích nơi đây. Mong rằng những chia sẻ được MIA.vn cung cấp sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong chuyến du lịch sắp đến.
Bảo Ngọc
Nguồn: Traveloka.com
Xem thêm: Tại sao xây dựng Vạn Lý Trường Thành khó gấp nhiều lần Kim tự tháp?
Vấn đề thuế đinh tại đảo Phú Quý từ xưa đến nay vẫn còn ghi lại nỗi đau lòng của đồng bào. Các sắc thuế ở hải đảo này đã phải chịu qua 3 thời kỳ gồm có: Thuế vảy đồi mồi, thuế mắm cơm và thuế vải Hòn, tất cả đều được đặt dưới hình thức của thuế đinh (thuế thân) lấy bài chỉ.
Nếu kinh đô Thăng Long xưa từ trong cung phủ đã có một lối hát cửa quyền có nguồn gốc dân gian - Hát cửa đình phát tán thành một thành phần cổ truyền chuyên nghiệp là hát Ả đào vẫn thịnh đạt dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, hoặc là đã từ trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong phát tán thành một lối gọi là Ca Huế (gồm cả ca và đàn). Vậy cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát Ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến trong tiến trình của một lối hát truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân-Huế...
Bà Tống Thị Lan (còn có tên là Liên), người huyện Tống Sơn (Thanh Hóa), con gái thứ ba của Quy quốc công Tống Phúc Khuông,(2) mẹ họ Lê, quê gốc xã Bùi Xá, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa); sinh ngày 25 tháng Chạp năm Tân Tỵ (19/01/1762).