Mặc dù là một điểm đến tâm linh văn hóa nổi tiếng của châu Á, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm nhưng sau hơn 25 năm “tranh đấu”, cuối cùng Thánh địa Bagan của Mynamar mới được UNESCO công nhận.
Quyết định này đã nâng tầm Bagan, nơi có hơn 10.000 bảo tháp, đền thờ, tu viện và các công trình khác được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 – và hứa hẹn sẽ mang lại tương lai tươi sáng cho ngành du lịch Myanmar.
Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.
Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Bagan.
Tầng lớp thượng lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên Bagan. Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Bagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo Phật.
Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga. Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến.
Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga. Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến.
Thành phố Bagan đã tồn tại từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13 trong vai trò kinh đô và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Bagan.
Vương triều Bagan khởi đầu từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua Anawrahta. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, là cơ sở cho công cuộc kiến thiết thành phố Bagan tráng lệ.
Trong thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, thuật giả kim, y học và pháp luật.
Bagan thu hút một số lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Ngắm bình minh và dạo chơi khinh khí cầu là hoạt động ưa thích nhất của khách du lịch.
Sự tồn tại của kinh đô Bagan chấm dứt vào năm 1287, khi đội quân Mông Cổ đánh chiếm thành phố. Cư dân Bagan ly tán đi khắp nơi, chỉ còn lại một nhóm nhỏ ở lại. Sau biến cố này, Bagan vẫn là điểm hành hương của các tín đồ Phật giáo.
Một số công trình đền đài ấn tượng vẫn tiếp tục được xây dựng. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 là giai đoạn thoái trào của Bagan, với việc xây dựng “nhỏ giọt” các công trình mới, với số lượng trên dưới 200 trong thời gian này. Chỉ còn một phần nhỏ chùa tháp được bảo trợ để duy trì hoạt động phục vụ người hành hương, hàng nghìn công trình còn lại đã bị bỏ hoang và hủy hoại theo năm tháng.
Trong số 10.000 chùa tháp từng tồn tại trong lịch sử ở Bagan, ngày nay chỉ còn lại khoảng 2.200 công trình được gìn giữ khá nguyên vẹn. Bên cạnh đó là hàng nghìn phế tích của những ngôi đền, chùa đã sụp đổ.
Chùa Ananda là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Bagan. Công trình được xây dựng vào năm 1105, biểu thị trí tuệ vô thượng vô biên của Phật. Chùa được làm bằng đá, có kiến trúc theo hình thập tự, ở trung tâm là khối lập phương và trên mỗi phía là tượng Phật đứng. Khối kiến trúc vươn lên với tận cùng là các đỉnh nhọn, vuốt thon búp măng, gọi là shikhara.
Đền Shwesandaw trông xa giống như một kim tự tháp, có 4 mặt, 5 tầng và một stupa (tháp hình quả chuông úp) trên đỉnh. Tương truyền, ngôi đền này được xây dựng bởi vua Anawrahta năm 1057 để lưu giữ một trong 8 sợi tóc của Phật Thích ca được đem về từ Ấn Độ.
Đền Thatbyinnyu được xây dựng vào giữa thế kỷ 12 là ngôi đền cao nhất ở Bagan và có thể được nhìn thấy tại mọi điểm ở vùng đất này.
Ở Bagan từng có những ngôi chùa được phủ vàng và những kiến trúc hoàng gia tráng lệ. Đáng tiếc rằng các cấu trúc bằng gỗ đã bị hủy hoại cùng thời gian và những mái chúa vàng không tồn tại nổi trước các hoạt động cướp bóc. Những công trình kiến trúc còn sót lại ở Bagan chính là hiện thân của một lối kiến trúc đã mất hẳn trong lịch sử.
Nhìn chung, các công trình chùa tháp ở Bagan có cấu trúc khá đồng nhất với phần trên cùng hình tháp tròn đặt trên ba tầng tháp vuông. Trong nhiều ngôi chùa còn lưu lại các tác phẩm điêu khắc giá trị mang chủ đề Phật giáo. Có thể nói mỗi một ngôi đền, chùa ở Bagan đều là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Đề xuất của Myanmar về việc liệt kê địa điểm này vào Di sản Thế giới được công nhận của UNESCO đã được phê duyệt tại một cuộc họp của cơ quan văn hóa Liên hợp quốc ở Baku, Azerbaijan.
Hội đồng Di tích và Cảnh quan Quốc tế đã đề nghị Chính phủ Myanmar thông qua luật di sản mới và lên kế hoạch để giảm tác động của các khách sạn và sự phát triển du lịch xung quanh các ngôi đền, bảo tồn được vẻ đẹp văn hóa xưa cũ và giảm thiểu các tác động của con người tới khu di tích.
Myanmar trước đây đã có nhiều can thiệp không phù hợp trong quá trình xây sửa và tu bổ lại khu di tích khiến cho thánh địa Bagan nhiều lần không được UNESCO công nhận. Bagan lần đầu tiên được đề cử là Di sản Thế giới vào năm 1995, nhưng đề cử đã bị từ chối.
Vào những năm 90, chính phủ Myanmar cố gắng trùng tu lại những công trình bị hư hại theo thiết kế ban đầu bằng những vật liệu hiện đại nhưng kế hoạch này đã bị các chuyên gia quốc tế phản đối vì không bảo đảm sự chính xác của kiến trúc nguyên bản.
Và phải 25 năm trôi qua, với rất nhiều nỗ lực chứng minh của Chính phủ cũng như các chuyên gia bảo tồn văn hóa phật giáo Myanmar, đề cử này mới được UNESCO phê duyệt.
Động đất cũng đã làm hỏng các công trình kiến trúc cổ, gần đây nhất là vào năm 2016 khi gần 200 ngôi đền tại Bagan bị hư hại bởi trận động đất 6,8 độ richter.
Nhà ngoại giao Myanmar, Kyaw Zeya, người đại diện phái đoàn Myanmar tại cuộc họp ở Baku, nói rằng, Bagan là một di sản sống, vô cùng quý báu nhưng đã chịu đựng mọi thách thức của thời gian, thiên tai, động đất trong hơn một nghìn năm qua.
“Ngày hôm nay, chúng tôi đang kỷ niệm khoảnh khắc vui vẻ của dòng thông báo Bagan đã được công nhận trong Danh sách Di sản Thế giới. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực bảo tồn và quản lý Bagan để di sản quý giá này sẽ tồn tại thêm một nghìn năm nữa”, ông Baku phát biểu.
Theo Chanel News Asia
Nguồn: viettimes.vn
Xem thêm: Bảo vệ, phát huy mạnh mẽ di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Trong nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu trước đây, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam, thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tập hợp được các chuyên gia đa ngành (cũng là thành viên từ các dòng họ Việt Nam) tự nguyện tham gia, đáp ứng các nghiên cứu và ứng dụng công tác theo tiêu chí UNESCO trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin truyền thông để tìm ra giải pháp lưu trữ, thống kê về hệ thống di sản vô cùng đồ sộ trong các dòng họ ở Việt Nam và các tiến hành bảo trợ, vinh danh, động viên các dòng họ hướng tới các phát triển hệ thống và bền vững do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phát động.
Thác nằm ở địa bàn thôn Lằn Sổ, xã Giao Thiện, cách trung tâm huyện 18 km. Thác gắn với truyền thuyết của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, cùng vẻ nguyên sơ sẽ lôi cuốn mọi du khách nếu có dịp ghé thăm.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng nổi tiếng và ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Nơi này không chỉ có giá trị địa lý, văn hóa và du lịch sinh thái, mà còn là nơi mà bạn có thể chạm tay vào biểu tượng quốc gia đầy tự hào. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn