Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Lễ hội Đền Hùng – 1 trong 5 lễ hội văn hóa tâm linh lớn nhất Việt Nam

18/06/2024171

Lễ hội Đền Hùng ở đâu? Cùng khám phá ngay thông tin chi tiết cùng giới thiệu về Lễ hội Đền Hùng hấp dẫn trong bài viết dưới đây.

Lễ hội Đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) là một trong những sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Vào ngày 06/12/2012, Lễ hội Đền Hùng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Đây là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết của đất nước ta.

1. Nguồn gốc Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ

Theo các bài thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng, truyền thuyết kể lại rằng Kinh Dương Vương sinh ra một người con trai là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ xinh đẹp và sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con.

Sau này, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển. Con trưởng Hùng Vương được Lạc Long Quân phong làm vua, đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu là Văn Lang. 18 đời Vua Hùng đã có công dựng nước và xây dựng nền tảng cho đất nước Việt Nam.

Để ghi nhớ công an khai thiên lập địa của các Vua Hùng, vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông đã đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 – 12 tháng 3 Âm lịch là ngày hội Đền Hùng (ngày Giỗ Tổ Hùng Vương). Đến triều nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ 2, ngày 10 tháng 3 Âm lịch được chọn làm ngày tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở về truyền thống biết ơn nguồn cội.

2. Ý nghĩa của lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương

Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng – một trong các lễ hội ở Việt Nam là gì? Đây là ngày nhắc nhở con cháu nhớ về công ơn của những người đi trước. Hằng năm, cứ đến ngày 10/03 Âm lịch, mọi người dân Việt Nam dù đang ở đâu thì vẫn cùng nhau hướng về nguồn cội của dân tộc.

Không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, Lễ hội Đền Hùng còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế khi “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Năm 2007, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được công nhận là quốc lễ của người Việt.

3. Thời gian & địa điểm tổ chức Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở đâu và bao giờ? Sự kiện này được diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10/03 Âm lịch. Ngày chính hội của Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10/03.

Lễ hội được tổ chức tại khu di tích Đền Hùng, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Việc tế lễ trang nghiêm được bắt đầu bằng lễ dâng hương có sự tham gia của Nhà nước tại đền Thượng – nơi xưa kia từng được Vua Hùng tế trời đất.

4. Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào?

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ trang trọng và phần hội với nhiều trò chơi thú vị. Với những hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

4.1. Phần lễ tiến hành theo nghi thức truyền thống

Phần lễ của Lễ hội Đền Hùng được cử hành trong không khí vô cùng trang nghiêm. Các nghi thức đều có sự tham gia của nhiều vị chức sắc trong làng cùng chính khách ở Trung ương.

Lễ vật dùng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương bao gồm: bánh chưng, bánh dày, bò, dê, lợn. Khi tiếng nhạc cất lên cũng là lúc vị chủ tế sẽ đọc lời nguyện để báo công và cầu phước.

Sau mỗi lời tế là kèm theo một hồi trống, chiêng hiệu. Tiếp theo, đoàn tế lễ tiến lên phía trước và quỳ lại tại tiền đường rồi dần lùi về sau. Nghi thức tiếp tục diễn ra cho đến khi vị chủ tế đọc hết lời nguyện.

Những đoàn kiệu hoa và ô lọng rực rỡ sắc màu, cỗ kiệu lộng lẫy được sơn son thiếp vàng cùng từng đoàn rước gồm các nam thanh nữ tú của làng khiến khung cảnh lễ hội thêm phần náo nhiệt, thú vị. Những vị cao niên chức sắc sẽ mặc lễ phục giống quan triều đình thời xưa với áo quan, quần thụng cùng khăn xếp hoặc mũ cánh chuồn, chân đi hài.

4.2. Phần hội hấp dẫn với nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Đền Hùng có những trò chơi gì? Phần hội của Lễ hội Đền Hùng luôn được rất nhiều người mong chờ. Phần hội này thường diễn ra từ mùng 08/03 Âm lịch.

Đi trẩy hội Đền Hùng, bạn sẽ được tham gia vào những hoạt động náo nhiệt, đậm chất văn hóa dân gian. Trong ngày hội sẽ có thi hát Xoan – loại âm nhạc cổ của người Phú Thọ, hát ca trù tại đền Hạ. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi như đi cầu tre, ném còn, đấu vật, chơi đu, chọi gà, gói bánh thi, bắt vịt… Hòa mình trong tiếng hò reo, cổ vụ và không gian vui nhộn của hội Đền Hùng chắc chắn sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên.

5. Một số hình ảnh ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Những hình ảnh thú vị, đầy hấp dẫn về Lễ hội Hùng Vương dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt này:

Lễ hội Đền Hùng là sự kiện vô cùng quan trọng trong tâm thức của từng người dân đất Việt. Đây là dịp để mọi người cùng nhau nhớ về nguồn cội, biết ơn công lao của những thế hệ đi trước và góp phần quảng bá du lịch Việt Nam đến toàn thế giới.

Nguồn: vinwonders.com

Xem thêm: Cận cảnh dòng sông có hai màu nước độc đáo

Các bài viết khác

Xem thêm
Một cái tên trên bia tưởng niệm khởi nghĩa Yên Bái
Gia phả15/06/2023

Một cái tên trên bia tưởng niệm khởi nghĩa Yên Bái

Cách đây 90 năm, ngày 10 tháng Hai, 1930, Tổng khởi-nghĩa Yên-báy (viết như tên gọi thời đó) của Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) do Đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo – nhằm lật đổ chính quyền thuộc địa tại Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp) – bùng nổ.

Nguồn: Internet

Đền Đông Cuông - Một điểm khởi đầu của tục thờ nữ thần Việt, Số 3 (16) - 2006 - Di sản văn hóa vật thể

Vượt qua “thời gian chiêm bao” mà tư duy con người còn chìm trong không gian hoang dã với hiện tượng thờ các lực lượng "hồn nhiên" như cây cỏ, đất đá, một khúc của ngã ba sông,... để rồi con người tiến lên xây dựng một tổ chức mang tính xã hội. Trên đường đi đó dần dần con người định hình nhân dạng cho các thần linh mà trong đó một vị thần linh cơ bản đầu tiên là nữ thần. Có thể tin được điều đó, bởi trong buổi hồng hoang, sự phân công lao động sớm nhất là phân công lao động nam - nữ. Nam thì săn bắn/bắt, công việc này bấp bênh, hôm được hôm không, thiếu tính chất thường xuyên để đảm bảo cuộc sống. Còn nữ giới với hái lượm rau củ trong rừng, đó là lương thực cơ bản để nuôi sống gia đình. Mặc nhiên vai trò của nữ trở nên cực kỳ quan trọng, do đó đã dẫn đến một hiện tượng khi nhân dạng hóa thần linh thì vị thần đó tất yếu mang dạng nữ. Khởi đầu, người Việt trông cậy vào của cải được thu lượm từ rừng nên người ta tôn trọng thần rừng, hội các điều kiện lại thì vị thần nhân dạng đầu tiên có thể nghĩ được là bà chúa rừng với nhiều chức năng khác nhau - Trước hết là thần của cải - Trong quá trình tồn tại, người ta hội dần vào bà nhiều chức năng, đầu tiên là bà “mẹ Thiêng liêng" với quyền năng vô bờ bến; một bà “mẹ Thế gian”, bởi người ta coi từ bà mà muôn loài nảy sinh và phát triển. Đồng thời bà là một thần linh đứng đầu bách thần nên bà còn mang tư cách là một đấng “vô cùng” - người Việt đã dần hội tất cả những gì linh thiêng liên quan vào chính bà Đông Cuông - một bà mẹ vũ trụ khởi nguyên của người Việt.

Ghé thăm đảo Cồn Cỏ với vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình
Tin tức khác17/07/2024

Ghé thăm đảo Cồn Cỏ với vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình

Đảo Cồn Cỏ được mệnh danh là thiên đường hoang sơ của Quảng Trị. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng, thu hút rất nhiều du khách đổ về.